Tư liệu
Bản nhận xét khóa luận tốt nghiệp về các ngôi chùa
29/12/2008 16:00 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HÙNG VƯƠNG
KHOA DU LỊCH
______________________

BẢN NHẬN XÉT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CỬ NHÂN DU LỊCH KHÓA 2003 - 2007


http://vinhnghiemvn.com/pictures/cuutro/khoaluan08.jpg

Thạc sĩ VÕ VĂN TƯỜNG

Giảng viên hướng dẫn : Thạc sĩ VÕ VĂN TƯỜNG
Sinh viên : NGUYỄN THỊ MỸ NGỌC
Mã số sinh viên : 090300036
Chuyên ngành : Hướng dẫn Du lịch
Đề tài : Những ngôi chùa di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật cấp thành phố – điểm đến mới của du khách tại thành phố Hồ Chí Minh.

1. Sơ bộ về quá trình nghiên cứu đề tài khoa học này của sinh viên.

Tinh thần và thái độ.

Chọn đề tài Những ngôi chùa di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật cấp thành phố – điểm đến mới của du khách tại thành phố Hồ Chí Minh, sinh viên Nguyễn Thị Mỹ Ngọc đã chọn một đề tài vừa mới vừa khó.

Đề tài mới. Khi giới thiệu những ngôi chùa nổi tiếng ở thành phố Hồ Chí Minh để đưa vào tuyến du lịch ‘City tour’, thông thường các sinh viên thường chọn những ngôi chùa Giác Lâm, Giác Viên, Phước Hải, Phụng Sơn ... là những di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia. Trong khóa luận của mình, sinh viên Mỹ Ngọc lại chọn ba ngôi chùa Ấn Quang, Xá Lợi, Thiên Phước là những ngôi chùa di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật cấp thành phố, đã được Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh công nhận vào năm 2005. Xác định thành phố Hồ Chí Minh là nơi có nhiều tiềm năng để phát triển loại hình du lịch hành hương, chọn những ngôi chùa di tích mới được công nhận của thành phố để khảo sát và đưa vào tuyến du lịch, làm phong phú chương trình tham quan tại thành phố hiện nay, sinh viên Mỹ Ngọc đã chọn một đề tài mới, có ý nghĩa.

Đề tài khó. Sinh viên Mỹ Ngọc học ngành Hướng dẫn du lịch. Nhưng để giới thiệu những ngôi chùa di tích nói trên, phải cần có kiến thức về các lãnh vực khác như lịch sử, kiến trúc, nghệ thuật, tôn giáo ...

Quá trình tìm hiểu, khảo sát, chụp ảnh, định vị tọa độ, phỏng vấn và viết khóa luận trong bốn tháng qua đã chứng tỏ sinh viên Mỹ Ngọc có tinh thần làm việc nghiêm túc với lòng quyết tâm vượt khó thực sự.

2. Khả năng biết vận dụng kiến thức đã học vào việc tập dượt nghiên cứu khoa học của sinh viên.

Qua bốn năm đào tạo, Nhà trường đã trang bị khá đầy đủ kiến thức khoa học và kỹ năng tác nghiệp cho sinh viên qua nhiều môn học : Tôn giáo học, Cơ sở văn hóa Việt Nam, Văn hóa du lịch, Hệ thống Di tích lịch sử - văn hóa và danh thắng Việt Nam, Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch, Lịch sử văn hóa Việt Nam, Logic học, Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nghệ thuật nhiếp ảnh, Tin học … Sinh viên Mỹ Ngọc đã biết vận dụng tổng hợp những kiến thức đã học vào việc thực hiện khóa luận của mình. Cho nên, điều mà chúng tôi nói là đề tài khó, sinh viên Mỹ Ngọc đã vượt qua được tất cả để hoàn thành khóa luận.

Là một sinh viên học ngành Hướng dẫn, sinh viên Mỹ Ngọc ý thức phải thường xuyên tìm và xây dựng các điểm mới là những di tích, danh lam trên các tuyến du lịch hành hương để giới thiệu với khách du lịch tiềm năng văn hóa phong phú, đa dạng của nước nhà, đặc biệt là những danh lam Ấn Quang, Xá Lợi, Thiên Phước gắn với lịch sử và nghệ thuật ở thành phố Hồ Chí Minh, một trung tâm du lịch lớn, nơi sinh viên Mỹ Ngọc được đào tạo từ Khoa Du Lịch Trường Đại học Hùng Vương.

Sinh viên Mỹ Ngọc đã nhìn thấy vấn đề đó và đã mạnh dạn chọn đề tài Những ngôi chùa di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật cấp thành phố – điểm đến mới của du khách tại thành phố Hồ Chí Minh để viết khóa luận tốt nghiệp. Không chỉ đơn thuần là tìm những điểm du lịch mới, sinh viên Mỹ Ngọc còn thuyết phục, vận động các ngôi chùa xây dựng điểm du lịch mới, sẵn sàng tiếp đón du khách đến tham quan, chiêm bái.

3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu, cách diễn đạt, trình bày trong khóa luận

Khóa luận tốt nghiệp đề tài Những ngôi chùa di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật cấp thành phố – điểm đến mới của du khách tại thành phố Hồ Chí Minh của sinh viên Nguyễn Thị Mỹ Ngọc có 142 trang đánh máy vi tính trên giấy A4, đóng bìa cứng. Nội dung gồm phần dẫn nhập, 5 chương nội dung, kết luận, tài liệu tham khảo và 2 phụ lục.

Dẫn nhập có 03 trang, sinh viên Mỹ Ngọc trình bày : lý do chọn đề tài, lịch sử nghiên cứu vấn đề, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, các phương pháp nghiên cứu.

Chương I có 17 trang, sinh viên Mỹ Ngọc giới thiệu khái quát về Phật giáo và ngôi chùa ở thành phố Hồ Chí Minh.

Chương II có 12 trang, sinh viên Mỹ Ngọc giới thiệu về chùa Ấn Quang qua các đề mục : Lịch sử thành lập và phát triển, kiến trúc và cách bài trí tượng thờ, sinh hoạt, giá trị di tích.

Chương III có 09 trang, sinh viên Mỹ Ngọc giới thiệu về chùa Xá Lợi qua các đề mục : Lịch sử thành lập và phát triển, kiến trúc và cách bài trí tượng thờ, sinh hoạt, giá trị di tích.

Chương IV có 19 trang, sinh viên Mỹ Ngọc giới thiệu về chùa Thiên phước qua các đề mục : Lịch sử thành lập và phát triển, kiến trúc và cách bài trí tượng thờ, sinh hoạt, giá trị di tích.

Chương V có 21 trang, sinh viên Mỹ Ngọc giới thiệu về tiềm năng của ba ngôi chùa di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật nói trên đối với hoạt động du lịch hành hương tại thành phố Hồ Chí Minh. Sinh viên Mỹ Ngọc đã chủ động đề xuất 2 chương trình du lịch hành hương đến các ngôi chùa nổi tiếng ở thành phố, trong đó có 3 ngôi chùa Aán Quang, Xá Lợi và Thiên Phước.

Kết luận có 02 trang.

Sinh viên Mỹ Ngọc đã sử dụng 11 tài liệu tham khảo gồm các sách, tạp chí, đĩa CD Rom ; 3 website Phật giáo, các hồ sơ di tích chùa Ấn Quang, Xá Lợi và Thiên Phước.

Trong khóa luận có 2 phụ lục. Phụ lục 1 có 25 trang với 110 tấm ảnh màu giới thiệu 3 ngôi chùa Ấn Quang, Xá Lợi, Thiên Phước và các hoạt động tác nghiệp của tác giả khóa luận : phỏng vấn, chụp ảnh, bấm tọa độ ... Phụ luc 2 có 25 trang giới thiệu 7 vị Hòa thượng, Cư sĩ có công lớn trong việc xây dựng, phát triển nhiều ngôi chùa tại thành phố Hồ Chí Minh.

Sinh viên Mỹ Ngọc đã sử dụng các phương pháp tham khảo tài liệu, phương pháp quan sát gắn kết với phương pháp phỏng vấn để thực hiện khóa luận. Từ ngày 06-7 đến ngày 06-9-2007, sinh viên Mỹ Ngọc đã đi khảo sát 12 lần ở 6 ngôi chùa di tích cấp thành phố, khảo sát kỹ 3 ngôi chùa tác giả chọn để viết khóa luận.

Một điểm đặc biệt, một điểm mới nữa của khóa luận là sinh viên Mỹ Ngọc đã được chúng tôi giới thiệu tham dự lớp tập huấn thực hiện Bản đồ văn hóa điện tử Phật giáo Việt Nam do 3 giáo sư, tiến sĩ của trường Đại học Berkeley, Mỹ giảng dạy tại Học viện Phật giáo Việt Nam - TP. Hồ Chí Minh. Sinh viên Mỹ Ngọc đã tiến hành định vị tọa độ 3 ngôi chùa Ấn Quang, Xá Lợi, Thiên Phước và lập bản dự thảo 31 đề mục của 3 ngôi chùa trên để đưa lên Google Earth mà chúng ta mới chứng kiến trong phần bảo vệ khóa luận của sinh viên Mỹ Ngọc.

Trong khóa luận, sinh viên Mỹ Ngọc đã diễn đạt ý tưởng rõ ràng, dễ hiểu.

Khóa luận được trình bày công phu, rất đẹp. Chúng tôi đánh giá rất cao việc trình bày khóa luận là do sinh viên Mỹ Ngọc tự thực hiện từ việc đánh văn bản, chụp ảnh, xử lý các khâu kỹ thuật của trình bày, scan ảnh, cài nhạc, đưa 3 ngôi chùa lên Google Earth ... đến thực hiện đĩa bảo vệ chiều nay bằng chương trình power point.

Rất tiếc, khóa luận còn để sai một số lỗi chính tả (sinh viên đã có bản đính chính) và thiếu một phụ lục danh sách 14 ngôi chùa di tích cấp quốc gia và cấp thành phố ở thành phố Hồ Chí Minh.

4. Đánh giá và cho điểm

Khóa luận tốt nghiệp đề tài Những ngôi chùa di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật cấp thành phố – điểm đến mới của du khách tại thành phố Hồ Chí Minh của sinh viên Nguyễn Thị Mỹ Ngọc thực hiện là một khóa luận xuất sắc cả nội dung lẫn hình thức trình bày, có giá trị thực tiễn cao.

Chiều nay, trong phần trình bày tóm tắt nội dung khóa luận trước hội đồng chấm khóa luận tốt nghiệp, sinh viên Mỹ Ngọc đã giới thiệu khóa luận của mình một cách lưu loát, tự tin, sinh động.

Điểm cho : Xuất sắc : 10 điểm

TP. Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 10 năm 2007
Giảng viên hướng dẫn

ThS. Võ Văn Tường


***


TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HÙNG VƯƠNG
KHOA DU LỊCH
______________________

BẢN NHẬN XÉT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CỬ NHÂN DU LỊCH KHÓA 2003 - 2007


Giảng viên hướng dẫn : Thạc sĩ VÕ VĂN TƯỜNG
Sinh viên : PHẠM THỊ NGỌC DIỆP
Mã số sinh viên : 090301180
Chuyên ngành : Quản trị Du lịch
Đề tài : Chùa Phật Tích Tòng Lâm, chùa Bạch Liên, thiền viện Thường Chiếu, chùa Đại Tòng Lâm, ni viện Thiện Hòa, điểm tham quan mới trong tuyến du lịch TP. Hồ Chí Minh – Đồng Nai – Bà Rịa - Vũng Tàu.

1 Sơ bộ về quá trình nghiên cứu đề tài khoa học này của sinh viên.

Tinh thần và thái độ.

Du lịch Việt Nam đang trên đà phát triển, du khách đến với nước ta mỗi năm mỗi tăng. Báo Thanh Niên ngày 04-10-2007 cho biết : « Lượng khách quốc tế đến Việt Nam nếu năm 1998 mới đạt 1,52 triệu lượt người, thì năm 2006 đã đạt trên 3,56 triệu lượt người, 9 tháng đầu năm nay đã đạt trên 3,2 triệu, tăng khoảng 17% và khả năng cả năm 2007 đạt khoảng 4,3 triệu lượt người. »

Là người con của thành phố biển Vũng Tàu, lên thành phố Hồ Chí Minh học tập ngành Du lịch ở trường Đại học Hùng Vương, sinh viên Phạm Thị Ngọc Diệp đã hàng trăm lần xuôi ngược trên chiếc xe gắn máy đi về Vũng Tàu – Bà Rịa – Long Thành – TP. Hồ Chí Minh.

Ý thức được việc phải tìm hiểu nhiều điểm du lịch mới có sự hấp dẫn du khách trên các tuyến hiện nay, sinh viên Ngọc Diệp đã chọn đề tài Chùa Phật Tích Tòng Lâm, chùa Bạch Liên, thiền viện Thường Chiếu, chùa Đại Tòng Lâm, ni viện Thiện Hòa, điểm tham quan mới trong tuyến du lịch TP. Hồ Chí Minh – Đồng Nai – Bà Rịa - Vũng Tàu.

Đề tài trên là một đề tài khó đối với một sinh viên học ngành Quản trị Du lịch như sinh viên Ngọc Diệp. Sinh viên Ngọc Diệp đã phải tự trang bị nhiều kiến thức về các môn học khác, đặc biệt là môn học Hệ thống các di tích lịch sử văn hóa và danh thắng Việt Nam mà sinh viên chưa được học.

Quá trình tìm hiểu, khảo sát, chụp ảnh, định vị tọa độ, phỏng vấn và viết khóa luận trong bốn tháng qua đã chứng tỏ sinh viên Ngọc Diệp có tinh thần làm việc nghiêm túc với lòng quyết tâm vượt khó thực sự.

Một điều chúng tôi cũng nói thêm ở đây là sinh viên Ngọc Diệp rất yêu đề tài này. Chúng tôi đã sắp xếp để sinh viên Ngọc Diệp đổi đề tài với sinh viên Kiều Loan. Là một sinh viên thích nghiên cứu khoa học, là một Phật tử, lại do rất yêu đề tài, sinh viên Ngọc Diệp đã thực hiện khóa luận một cách toàn tâm, toàn ý.

2. Khả năng biết vận dụng kiến thức đã học vào việc tập dượt nghiên cứu khoa học của sinh viên.

Qua bốn năm đào tạo, Nhà trường đã trang bị khá đầy đủ kiến thức khoa học và kỹ năng tác nghiệp cho sinh viên qua nhiều môn học : Tôn giáo học, Cơ sở văn hóa Việt Nam, Lịch sử văn hóa Việt Nam, Logic học, Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nghệ thuật nhiếp ảnh, Tin học … Sinh viên Ngọc Diệp đã biết vận dụng tổng hợp những kiến thức đã học và tự bổ sung thêm nhứng kiến thức của môn học Hệ thống các di tích lịch sử văn hóa và danh thắng Việt Nam vào việc thực hiện khóa luận của mình. Cho nên, dù chọn đề tài khó, sinh viên Ngọc Diệp đã vượt qua được tất cả để hoàn thành khóa luận.

Chọn đề tài Chùa Phật Tích Tòng Lâm, chùa Bạch Liên, thiền viện Thường Chiếu, chùa Đại Tòng Lâm, ni viện Thiện Hòa, điểm tham quan mới trong tuyến du lịch TP. Hồ Chí Minh – Đồng Nai – Bà Rịa - Vũng Tàu để viết khóa luận, sinh viên Ngọc Diệp đã chọn đưa những điểm du lịch mới trong tuyến du lịch quan trọng và hấp dẫn này, đặc biệt có hai ngôi chùa Bạch Liên và Đại Tòng Lâm vừa được công nhận Kỷ lục Guiness Việt Nam năm 2007, càng làm hấp dẫn du khách, mà trước hết là sự hấp dẫn của đề tài, tư duy mới của sinh viên Ngọc Diệp.

3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu, cách diễn đạt, trình bày trong khóa luận

Khóa luận tốt nghiệp đề tài Chùa Phật Tích Tòng Lâm, chùa Bạch Liên, thiền viện Thường Chiếu, chùa Đại Tòng Lâm, ni viện Thiện Hòa, điểm tham quan mới trong tuyến du lịch TP. Hồ Chí Minh – Đồng Nai – Bà Rịa - Vũng Tàu của sinh viên Ngọc Diệp có thể nói là một khóa luận đồ sộ với 260 trang đánh máy vi tính trên giấy A4, đóng bìa cứng. Nội dung gồm phần dẫn nhập, 5 chương nội dung, kết luận, tài liệu tham khảo và 10 phụ lục.

Dẫn nhập có 07 trang, sinh viên Ngọc Diệp trình bày : lý do chọn đề tài, lịch sử nghiên cứu vấn đề, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, các phương pháp nghiên cứu và một số khái niệm về Du lịch.

Chương I có 14 trang, sinh viên Ngọc Diệp giới thiệu khái quát về ngôi chùa ở Nam Bộ qua các đề mục : lịch sử, kiến trúc, tượng thờ, sinh hoạt ...

Chương II có 34 trang, sinh viên Ngọc Diệp giới thiệu về 3 ngôi chùa ở tỉnh Đồng Nai là chùa Phật Tích Tòng Lâm, chùa Bạch Liên và thiền viện Thường Chiếu qua các đề mục : sơ lược sự hình thành và phát triển, đặc trưng về kiến trúc và nghệ thuật trang trí, tượng thờ và cách tôn trí tượng thờ, sinh hoạt và lễ hội.

Chương III có 29 trang, sinh viên Ngọc Diệp giới thiệu về 2 ngôi chùa ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu là chùa Đại Tòng Lâm và ni viện Thiện Hòa qua các đề mục : sơ lược sự hình thành và phát triển, đặc trưng về kiến trúc và nghệ thuật trang trí, tượng thờ và cách tôn trí tượng thờ, sinh hoạt và lễ hội.

Chương IV có 06 trang, sinh viên Ngọc Diệp giới thiệu về những triển vọng và hạn chế trong phát triển du lịch tại 5 ngôi chùa nói trên.

Chương V có 07 trang, sinh viên Ngọc Diệp đã có những đề xuất phát triển du lịch và giới thiệu 3 chương trình du lịch mới trên tuyến du lịch TP. Hồ Chí Minh – Đồng Nai – Bà Rịa - Vũng Tàu.

Kết luận có 03 trang.

Việc sắp xếp các chương trong bài khóa luận có sự nhầm lẫn nhỏ, có lẽ do sinh viên nghe không rõ sự truyền đạt của chúng tôi. Ở chương II, III , nếu tách mỗi ngôi chùa là một chương thì số lượng trang mỗi chương đều hơn nhưng lại chia nhiều chương quá. Nên chia 4 chương, thì chương IV và chương V nên nhập thành thành chương IV, giới thiệu về những triển vọng và hạn chế và đề xuất phát triển du lịch tại 5 ngôi chùa nói trên.

Sinh viên Ngọc Diệp đã sử dụng 25 đề mục tài liệu tham khảo gồm 19 cuốn sách ; 70 trang tài liệu từ các website Phật giáo, Du lịch ; các đĩa CD Rom về ngôi chùa Việt Nam ; các bài viết trên báo Giác Ngộ cùng nhiều tài liệu , bản vẽ ... do các chùa cung cấp.

Đặc biệt, khóa luận của sinh viên Ngọc Diệp có đến 10 phụ lục chiếm 147 trang. Các phụ lục này đã làm tăng nhiều giá trị và minh chứng cách làm việc khoa học của sinh viên Ngọc Diệp.

Sinh viên Ngọc Diệp đã sử dụng các phương pháp tham khảo tài liệu, phương pháp quan sát gắn kết với phương pháp phỏng vấn để thực hiện khóa luận. Từ ngày 07-7 đến ngày 31-8-2007, sinh viên Ngọc Diệp đã đi khảo sát 8 lần ở 5 ngôi chùa trên tuyến du lịch TP. Hồ Chí Minh – Đồng Nai – Bà Rịa - Vũng Tàu với gần 2.000 km bằng xe gắn máy ; đã chụp hơn 1.000 tấm ảnh và chọn ra 205 tấm ảnh đưa vào phụ lục khóa luận ; đã phỏng vấn trực tiếp nhiều vị Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức lãnh đạo Phật giáo 2 tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu và trụ trì 5 ngôi chùa nói trên ; phỏng vấn kiến trúc sư Vi Minh Hùng cùng Ban Biên tập Trung tâm Sách Kỷ lục Việt Nam ...

Một điểm đặc biệt, một điểm mới nữa của khóa luận là sinh viên Ngọc Diệp đã tiến hành định vị tọa độ 5 ngôi chùa nói trên bằng máy GPS map 60CSx và lập bản dự thảo 32 đề mục của 5 ngôi chùa trên nhằm bước đầu thực tập thực hiện Bản đồ văn hóa điện tử Phật giáo Việt Nam để đưa lên Google Earth mà chúng ta mới chứng kiến trong phần bảo vệ khóa luận của sinh viên. Đây là một đề án lớn của Giáo hội Phật giáo Việt Nam do Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh thực hiện, có sự giúp đỡ của Cục Di sản Văn hóa – Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch và Trường Đại học Berkeley, Mỹ.

Trong khóa luận, sinh viên Ngọc Diệp đã diễn đạt ý tưởng rõ ràng, dễ hiểu.

Khóa luận được trình bày công phu, rất đẹp. Chúng tôi đánh giá rất cao việc trình bày khóa luận là do sinh viên Ngọc Diệp tự thực hiện từ việc đánh văn bản, chụp ảnh, xử lý các khâu kỹ thuật của trình bày, scan ảnh, đưa 5 ngôi chùa lên Google Earth ... đến thực hiện đĩa bảo vệ sáng nay bằng chương trình power point.

4. Đánh giá và cho điểm

Khóa luận tốt nghiệp đề tài Chùa Phật Tích Tòng Lâm, chùa Bạch Liên, thiền viện Thường Chiếu, chùa Đại Tòng Lâm, ni viện Thiện Hòa, điểm tham quan mới trong tuyến du lịch TP. Hồ Chí Minh – Đồng Nai – Bà Rịa - Vũng Tàu do sinh viên Phạm Thị Ngọc Diệp thực hiện là một khóa luận xuất sắc cả nội dung lẫn hình thức trình bày, có giá trị thực tiễn cao.

Sáng nay, trong phần trình bày tóm tắt nội dung khóa luận trước hội đồng chấm khóa luận tốt nghiệp, sinh viên Ngọc Diệp đã giới thiệu khóa luận của mình một cách tự tin, sinh động và lưu loát.

Điểm cho : Xuất sắc : 10 điểm

TP. Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 10 năm 2007
Giảng viên hướng dẫn

ThS. Võ Văn Tường

***

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HÙNG VƯƠNG
KHOA DU LỊCH
______________________

BẢN NHẬN XÉT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CỬ NHÂN DU LỊCH KHÓA 2003 - 2007



Giảng viên hướng dẫn : Thạc sĩ VÕ VĂN TƯỜNG
Sinh viên : PHẠM THỊ KIỀU LOAN
Mã số sinh viên : 090300698
Chuyên ngành : Hướng dẫn Du lịch
Đề tài : Những ngôi chùa có kỷ lục Phật giáo Việt Nam,
Điểm mới của du khách đến thành phố Hồ Ch í Minh.

1. Sơ bộ về quá trình nghiên cứu đề tài khoa học này của sinh viên.

Tinh thần và thái độ.

Sau hơn 3 năm hoạt động, Trung tâm Sách Kỷ lục Việt Nam – Công ty VietKings đã tìm kiếm và xác lập 425 kỷ lục Guiness Việt Nam, trong đó có 68 kỷ lục Phật giáo Việt Nam. Con số 68 này sẽ tăng lên 108 kỷ lục vào cuối năm nay, sẽ được công bố trong Đại hội Phật giáo toàn quốc tại thủ đô Hà Nội.

Du lịch Việt Nam đang trên đà phát triển, du khách đến với nước ta mỗi năm mỗi tăng. Lượng khách quốc tế đến Việt Nam 9 tháng đầu năm 2007 đã đạt trên 3,2 triệu, tăng khoảng 17% so với cùng kỳ năm 2006.

Là sinh viên chuyên ngành Hướng dẫn Du lịch, học tập tại Trường Đại học Hùng Vương TP. Hồ Chí Minh, ý thức được việc phải tìm hiểu nhiều điểm du lịch mới có sức hấp dẫn du khách đến thành phố Hồ Chí Minh ngày càng nhiều hơn, sinh viên Kiều Loan đã chọn đề tài Những ngôi chùa có kỷ lục Phật giáo Việt Nam, điểm mới của du khách đến thành phố Hồ Chí Minh.

Trong 68 kỷ lục Phật giáo Việt Nam, ở thành phố Hồ Chí Minh có 34 kỷ lục, chiếm 50% cả nước. Sinh viên Kiều Loan đã chọn 5/34 kỷ lục này tại thành phố Hồ Chí Minh, đó là các chùa : An Phú, Vạn Đức, Vĩnh Nghiêm, Xá Lợi và tịnh xá Trung Tâm.

Trong 5 ngôi chùa trên, có lẽ chỉ có chùa Vĩnh Nghiêm là địa chỉ quen thuộc của nhiều du khách, nhiều hãng lữ hành, nhưng kỷ lục ở đây lại gây bất ngờ cho du khách. Đó là ngôi tháp đá cao nhất Việt Nam.

Đây là một đề tài mới, chắc chắn là «không đụng hàng» với các anh chị sinh viên đi trước.

Quá trình tìm hiểu, khảo sát, chụp ảnh, định vị tọa độ, phỏng vấn và viết khóa luận trong bốn tháng qua đã chứng tỏ sinh viên Kiều Loan có tác phong khoa học ; có tinh thần làm việc nghiêm túc, cầu tiến, quyết tâm vượt mọi khó khăn để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.

2. Khả năng biết vận dụng kiến thức đã học vào việc tập dượt nghiên cứu khoa học của sinh viên.

Qua bốn năm đào tạo, Nhà trường đã trang bị khá đầy đủ kiến thức khoa học và kỹ năng tác nghiệp cho sinh viên qua nhiều môn học : Tôn giáo học, Cơ sở văn hóa Việt Nam, Văn hóa du lịch, Hệ thống Di tích lịch sử - văn hóa và danh thắng Việt Nam, Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch, Lịch sử văn hóa Việt Nam, Logic học, Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nghệ thuật nhiếp ảnh, Tin học … Sinh viên Kiều Loan đã biết vận dụng tổng hợp những kiến thức đã học vào việc thực hiện khóa luận của mình.

Chọn đề tài Những ngôi chùa có kỷ lục Phật giáo Việt Nam, điểm mới của du khách đến thành phố Hồ Chí Minh, sinh viên Kiều Loan đã cung cấp nhiều thông tin mới liên quan đến những kỷ lục Phật giáo đã được xác lập. Đâây là những công trình xây dựng, là những tác phẩm nghệ thuât độc đáo, tinh hoa của Phật giáo Việt Nam nói chung, Phật giáo TP. Hồ Chí Minh nói riêng.

3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu, cách diễn đạt, trình bày trong khóa luận

Khóa luận tốt nghiệp đề tài Những ngôi chùa có kỷ lục Phật giáo Việt Nam, điểm mới của du khách đến thành phố Hồ Chí Minh của sinh viên Phạm Thị Kiều Loan có 230 trang ruột đánh máy vi tính trên giấy A4, đóng bìa cứng. Nội dung gồm phần dẫn nhập, 7 chương nội dung, kết luận, tài liệu tham khảo và 6 phụ lục.

Dẫn nhập có 08 trang, sinh viên Kiều Loan trình bày : lý do chọn đề tài, lịch sử nghiên cứu vấn đề, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, các phương pháp nghiên cứu và giải thích một số khái niệm về Du lịch, Du lịch hành hương.

Chương I có 27 trang, sinh viên Kiều Loan giới thiệu khái quát về Phật giáo Việt Nam và kỷ lục Phật giáo Việt Nam.

Chương II có 09 trang, sinh viên Kiều Loan giới thiệu chùa An Phú, quận 8, ngôi chùa có 2 cây đèn cầy lớn và nặng nhất Việt Nam (cao 3,83m, nặng 2100 kg).

Chương III có 16 trang, sinh viên Kiều Loan giới thiệu chùa Vạn Đức, quận Thủ Đức, chùa có ngôi chánh điện cao nhất Việt Nam (cao 43,5m).

Chương IV có 09 trang, sinh viên Kiều Loan giới thiệu chùa Vĩnh Nghiêm, quận 3, chùa có ngôi tháp đá cao nhất Việt Nam (cao 14m, nặng hơn 180 tấn).

Chương V có 14 trang, sinh viên Kiều Loan giới thiệu chùa Xá Lợi, quận 3, chùa có tháp chuông cao nhất Việt Nam (7 tầng, cao 32m).

Chương VI có 10 trang, sinh viên Kiều Loan giới thiệu tịnh xá Trung Tâm, quận Bình Thạnh, tịnh xá có ngôi tháp Xá Lợi của hệ phái Khất sĩ cao nhất Việt Nam (9 tầng, cao 37m).

Chương VII có 28 trang, sinh viên Kiều Loan giới thiệu những triển vọng và hạn chế ở 5 ngôi chùa trên đối với hoạt động du lịch.

Kết luận có 04 trang.

Tài liệu tham khảo có 03 trang. Sinh viên Kiều Loan đã sử dụng 32 đề mục tài liệu tham khảo gồm 20 cuốn sách và các trang tài liệu từ các website Phật giáo, Du lịch ; các đĩa CD Rom về ngôi chùa Việt Nam từ thư viện chùa Xá Lợi, thư viện Trường ĐH Hùng Vương và thư viện Khoa học Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh ; các bài viết trên báo Giác Ngộ cùng nhiều tài liệu , bản vẽ ... do các chùa cung cấp.

Đặc biệt, khóa luận của sinh viên Kiều Loan có 6 phụ lục với 100 trang. Các phụ lục này đã làm tăng nhiều giá trị và minh chứng cách làm việc khoa học của sinh viên Kiều Loan.

Sinh viên Kiều Loan đã sử dụng các phương pháp tham khảo tài liệu, phương pháp quan sát gắn kết với phương pháp phỏng vấn để thực hiện khóa luận. Từ ngày 27-7 đến ngày 28-8-2007, sinh viên Kiều Loan đã đi khảo sát 15 lần ở 5 ngôi chùa nói trên ; đã chụp khá nhiều ảnh và chọn ra 114 tấm ảnh đưa vào phụ lục khóa luận ; đã phỏng vấn trực tiếp nhiều vị Hòa thượng, Thượng tọa lãnh đạo Phật giáo ở thành phố Hồ Chí Minh và trụ trì 5 ngôi chùa nói trên ; phỏng vấn Ban Biên tập Trung tâm Sách Kỷ lục Việt Nam và một số du khách, Phật tử.

Trong khóa luận có bản vẽ mô hình 5 ngôi chùa trên của kiến trúc sư Trần Nhật Thu và một số ảnh của chúng tôi.

Một điểm đặc biệt, một điểm mới nữa của khóa luận là sinh viên Kiều Loan đã được chúng tôi giới thiệu tham dự lớp tập huấn thực hiện Bản đồ văn hóa điện tử Phật giáo Việt Nam do 3 giáo sư, tiến sĩ của trường Đại học Berkeley, Mỹ giảng dạy tại Học viện Phật giáo Việt Nam - TP. Hồ Chí Minh. Sinh viên Kiều Loan đã tiến hành định vị tọa độ 5 ngôi chùa nói trên bằng máy GPS map 60CSx và lập bản dự thảo 30 đề mục của 5 ngôi chùa trên nhằm bước đầu thực tập thực hiện Bản đồ văn hóa điện tử Phật giáo Việt Nam để đưa lên Google Earth mà chúng ta mới chứng kiến trong phần bảo vệ khóa luận của sinh viên. Đây là một đề án lớn của Giáo hội Phật giáo Việt Nam do Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh thực hiện, có sự giúp đỡ của Cục Di sản Văn hóa – Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch và Trường Đại học Berkeley, Mỹ.

Trong khóa luận, sinh viên Kiều Loan đã diễn đạt ý tưởng rõ ràng, dễ hiểu.

Tuy nhiên, có một điểm hạn chế ở đây là sinh viên Kiều Loan chưa biết nhấn mạnh số đo kỷ lục, thậm chí chưa có sự so sánh về các số đo của các công trình kỷ lục, công trình phá kỷ lục ở trong nước và vài nước lân cận.
Khóa luận được trình bày công phu, rất đẹp. Chúng tôi đánh giá rất cao việc trình bày khóa luận là do sinh viên Kiều Loan tự thực hiện từ việc đánh văn bản, chụp ảnh, xử lý các khâu kỹ thuật của trình bày, scan ảnh, đưa 5 ngôi chùa lên Google Earth ... đến thực hiện đĩa bảo vệ chiều nay bằng chương trình power point.

4. Đánh giá và cho điểm

Khóa luận tốt nghiệp đề tài Những ngôi chùa có kỷ lục Phật giáo Việt Nam, điểm mới của du khách đến thành phố Hồ Chí Minh của sinh viên Phạm Thị Kiều Loan thực hiện là một khóa luận xuất sắc cả nội dung lẫn hình thức trình bày, có giá trị thực tiễn cao.

Chiều nay, trong phần trình bày tóm tắt nội dung khóa luận trước hội đồng chấm khóa luận tốt nghiệp, sinh viên Kiều Loan đã giới thiệu khóa luận của mình một cách tự tin, sinh động và lưu loát.

Điểm cho : Xuất sắc : 10 điểm


TP. Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 10 năm 2007
Giảng viên hướng dẫn

ThS. Võ Văn Tường

» Ảnh đẹp
» Liên kết website
Search
» Từ điển Online
Từ cần tra:
Tra theo từ điển:
» Âm lịch