Từ điển phật học
Ý nghĩa của hai chữ “nhất thời” trên kinh

01/07/2014 14:53 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

Khi vừa mở kinh văn là gặp ngay hai chữ này: “Nhất thời”.

Khi vừa mở kinh văn là gặp ngay hai chữ này: “Nhất thời”


“Nhất thời” chỉ thời gian, không hề viết ngày tháng năm mà chỉ viết “nhất thời”. “Nhất thời” rất có đạo vị. Nếu có thể bước vào nhất thời, người khác nói quá khứ, hiện tại, vị lai, chúng ta thảy đều tường tận, người đời thường gọi “thần thông quảng đại”. 


Vì sao biết được quá khứ, vị lai? Vì họ sống ngay trong nhất thời. Chúng ta không biết quá khứ, vị lai vì chúng ta sống ở ba thời. Ba thời này là gì? Việc quá khứ thì quên mất, việc vị lai thì không biết tí gì, hiện tại cũng mơ mơ hồ hồ, không rõ ràng. 


Học Phật phải qua nhất thời, chúng ta phải hiểu thông suốt. Tuy chưa làm được, nhưng chân tướng của sự và lý không thể không biết. Nên biết “nhất” chính là như như bất động. Phật pháp đã nói “pháp môn bất nhị”, bất nhị chính là nhất, có nhị thì không nhất. Nhất là thật, nhị là giả. “Nhất chân pháp giới” trong kinh Hoa Nghiêm đó là thật, nếu nhị thì đã biến thành mười pháp giới mất rồi. “Nhất” là giác, “nhất” chính là như, nhị thì không như, nhị là đã mê, nhà Phật gọi “ba tâm hai ý”.

Kinh PH_QC - 2 - Sach

Ảnh minh họa – nguồn: Tổ In Ấn


“Ba tâm hai ý” là đem một biến thành ba, một tâm biến thành ba tâm. Một tâm là chân tâm, chân như, biến thành ba tâm: tâm ý thức, A Lại Da thức là tâm, Mạt Na là ý. Các thức vốn dĩ là một tâm, hiện tại biến thành tám thức. Tám thức cũng gọi là ba tâm. 


Vì sao có hai ý? Tác dụng của hai ý rất lớn. Trong tám thức, tám cái tâm thì hai ý tác dụng rất lớn, hai ý ý căn chính là Mạt Na. Mạt Na là chấp trước kiên cố. Căn thứ sáu là ý thức, ý thức là phân biệt. Hiện tại chúng ta khởi tâm động niệm, phân biệt, chấp trước chính do thứ này làm chủ đạo. Đó là mê. Vậy làm thế nào mới có thể hồi phục lại “nhất”?


Thiền tông minh tâm kiến tánh, đề cao “nhất”. Trong tông môn thường nói “thức đắc nhất, vạn sự tất”. Vào được cảnh giới “nhất” rồi, bất cứ việc gì cũng xong. Những việc trong sáu cõi không còn, việc trong mười pháp giới cũng không còn. Chỉ cần chứng được “nhất” liền đến được pháp giới nhất chân. Khi vào được pháp giới nhất chân.


Xin thưa rằng thời gian chính là “nhất thời”.



Hòa Thượng Tịnh Không
Trích “Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh giảng giải lần 10 – Tập 2″


» Ảnh đẹp
» Liên kết website
Search
» Từ điển Online
Từ cần tra:
Tra theo từ điển:
» Âm lịch