Nhân vật
Tổ đình Vĩnh Nghiêm tưởng niệm HT.Thích Thanh Kiểm
31/12/2019 09:21 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

VN - Sáng ngày 30-12 (5-12 Kỷ Hợi) tông phong tổ đình Vĩnh Nghiêm (Q.3, TP.HCM) đã trang nghiêm tổ chức lễ húy nhật HT.Thích Thanh Kiểm, nguyên Trưởng ban Kinh tế - Tài chánh T.Ư, viện chủ tổ đình Vĩnh Nghiêm.


1vn.jpg
Di ảnh HT.Thích Thanh Kiểm tại tổ đường


Chư tôn đức giáo phẩm HĐCM, HĐTS GHPGVN, BTS GHPGVN tỉnh, thành; đại diện các cơ quan, ban ngành T.Ư, TP.HCM, đã quang lâm tưởng niệm Giác linh Đại lão Hòa thượng.


Hòa thượng Thích Thanh Kiểm, thế danh Vũ Văn Khang, sinh ngày 23-12-1921 (25-11-Tân Dậu), tại làng Tiêu Bảng, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định.


Năm 15 tuổi, khi nhân duyên hội đủ, ngài phát tâm xuất gia với sư cụ chùa Linh Đường. Về sau xin cầu pháp y chỉ với HT.Thích Thanh Khoát, trụ trì chùa Bạch Chư (Phú Yên, tỉnh Vĩnh Phú).


Năm 18 tuổi, ngài được Bổn sư cho đăng đàn thụ giới Sa-di tại chốn Tổ Trung Hậu. Năm 22 tuổi, thọ giới Tỳ-kheo tại chốn Tổ Trung Hậu, tỉnh Vĩnh Phú.


Năm 1953 - 1954, ngài được cử làm Thư ký Giáo hội Tăng-già Bắc Việt. Năm 1954, trong chương trình đào tạo tăng tài cho Phật giáo, Tổng Hội Phật giáo Việt Nam, Hội An Nam Phật học và Giáo hội Tăng-già Bắc Việt đã cử ngài du học Nhật Bản.


Sau khi đậu bằng tiến sĩ Phật học tại Đại học đường Rissho, năm 1962 ngài  trở về quê hương phục vụ đạo pháp. Năm 1963, trong phong trào đấu tranh chống chế độ gia đình trị Ngô Đình Diệm, Hòa thượng đã cùng chư tôn đức, Phật tử đấu tranh tích cực cho đến khi thành công.


Tại Đại hội Thống nhất Phật giáo được tổ chức, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất ra đời. Ngài được cử làm Vụ trưởng Phiên dịch thuộc Tổng vụ Hoằng pháp.


Kể từ năm 1973, sau khi Hòa thượng Tâm Giác, Chánh đại diện Miền Vĩnh Nghiêm, trụ trì tổ đình Vĩnh Nghiêm viên tịch, ngài được Giáo hội và Miền cũng như môn phái Vĩnh Nghiêm suy cử làm Chánh đại diện kiêm trụ trì chốn tổ đình Vĩnh Nghiêm cho đến ngày viên tịch.


Với trình độ uyên thâm, ngài đã tham gia rất nhiều vào công tác giảng dạy, giáo dục đào tạo Tăng tài cho Phật giáo tại Viện Cao đẳng Phật học, Đại học Vạn Hạnh, Trường Cao cấp Phật học, Viện phó Học viện Phật giáo Việt Nam…


Qua giới đức trang nghiêm, thanh tịnh mô phạm chốn tòng lâm, nên từ những thập niên 60, Hòa thượng đã được thỉnh làm Giới sư, Thập sư, Chứng minh truyền giới trong nhiều Giới đàn ở An Giang,  Bà Rịa, Vũng Tàu,  Đồng Nai…


Hòa thượng còn lưu lại nhiều các tác phẩm văn hóa, giáo dục: Diễn thuyết tập; Nghiên cứu về tư tưởng bản giác của Phật giáo (Nhật Ngữ); Lược sử Phật giáo Trung Quốc; Lược sử Phật giáo Ấn Độ; Lược giảng kinh Pháp hoa; Khóa hư lục; Luận A Tỳ Đàm Câu Xá


Hòa thượng đã cùng sơn môn pháp phái nỗ lực trùng tu chốn tổ Trung Hậu, Vĩnh Phú được hoàn thành, trang nghiêm, xứng đáng là cơ sở Phật giáo tại địa phương và của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.


Với công đức hiến dâng trọn đời cho đạo pháp và chúng sinh cũng như xã hội, Hòa thượng đã được toàn thể chư Tăng và Phật tử trong, ngoài nước ngưỡng mộ quý mến.


Hòa thượng thuận lý vô thường, an nhiên thị tịch vào lúc 1 giờ 30 ngày 30-12-2000 nhằm ngày 5-12-Canh Thìn, Trụ thế 80 năm. Hạ lạp 58 năm.


80646445_494162321217773_7801673974240247808_o.jpg
Chư tôn đức tưởng niệm trước tháp HT.Thích Thanh Kiểm


81318817_494162074551131_7874238666476879872_o.jpg
Chư tôn đức tưởng niệm HT.Thích Thanh Kiểm


2vn.jpg
Tông phong Tổ đình Vĩnh Nghiêm tách bạch cúng dường


3vn.jpg

HT.Thích Như Tín, Thành viên HĐCM thay lời chư tôn đức Chứng minh thọ nhận cúng dường


4vn.jpg
Chư tôn đức giáo phẩm chứng minh lễ cúng dường


5vn.jpg
Nguyên ủy viên Bộ chính trị, nguyên Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam 

Trương Tấn Sang cùng Phu nhân thắp hương tưởng niệm HT.Thích Thanh Kiểm


Theo Báo Giác Ngộ

» Ảnh đẹp
» Liên kết website
Search
» Từ điển Online
Từ cần tra:
Tra theo từ điển:
» Âm lịch