Lục tổ Đại sư - Con người và huyền thoại
10/10/2011 04:10 (GMT+7)
Tập sách này được thực hiện với mục đích giới thiệu cùng độc giả đôi nét về Lục Tổ Đại sư, bao gồm những gì được ghi chép trong các tư liệu của người đi trước và kể cả một số huyền thoại được lưu truyền rộng rãi về ngài. Nhưng chúng tôi đã thực hiện việc này với một sự thận trọng cần thiết và có định hướng. Trong khi thu thập tư liệu để hình thành tập sách, chúng tôi cố gắng phân tách rõ những yếu tố nào có thể tạm gọi là “sử liệu” bởi tính xác thực tương đối của chúng, và những yếu tố nào có thể xem là truyền thuyết, huyền thoại bởi đã được phát sinh từ trí tưởng tượng của người đời.
Pháp giáo nhà Phật
10/10/2011 04:09 (GMT+7)
Đời biết bao là biến chuyển! Bao cuộc tranh tài đua trí, mà trong đó lắm khi luân lý và đạo nghĩa phải bị lu mờ! Nhưng rốt cuộc, kẻ thắng người bại, chung quy cũng chỉ là đám cỏ rêu xanh mà thôi! Nếu trong cuộc đời sắc dục với bao nhiêu cạm bẫy, mồi giăng nhưng không làm cho người ta lụy vào, có những kẻ thiếu niên không sa vào bể ái sóng tình, trong lửa tham dục, hẳn đó phải là nhờ ảnh hưởng của nghiệp lành được tích lũy từ đời trước vậy.

Triết lý nhà Phật
11/09/2011 05:56 (GMT+7)
Những ai đã từng suy nghĩ về đạo lý, nhưng tâm trí vẫn còn có điều ngờ vực, sẽ thấy được nơi đây có những điểm tương hợp suy nghĩ của mình. Những ai đã từng nghiêng về chủ nghĩa thần quyền, cho rằng mọi sự thành bại đều không phải tự nơi mình, mà do bởi nơi trời, nơi Phật, sẽ thấy rõ ra rằng nhân quả, nghiệp báo, thật sự là tự mình gây ra và nhận lãnh lấy, dù đó là khổ đau hay an lạc. Cho đến thông hiểu đạo lý, giác ngộ, giải thoát cũng đều do nơi chính mình. Nếu tự thân không có sự nỗ lực, thì không một vị Phật, Thánh nào có thể cứu độ cho mình được.
Ðạo Phật Qua Nhận Thức Mới
01/09/2011 15:25 (GMT+7)
Lâu nay, trên mặt báo chí, thỉnh thoảng thấy xuất hiện vài ba bài viết về đạo Phật. Có bài nói đúng mà cũng có bài chứa nhiều sai lạc, dễ làm lầm độc giả. Không phải chỉ đọc một vài quyển kinh sách mà gọi là đủ điều kiện để viết về đạo Phật. Tuy nhiên, nếu đã tự nhận là tu theo đạo Phật, mỗi Phật tử không thể không nên biết qua đại cương Phật học. Ðể giúp ích về phương diện này, và cũng để cho mọi người khỏi hiểu sai lạc vì những bài báo nói trên, thầy Thạc Ðức, giáo sư tại Phật Học Ðường Việt Nam, đã viết một loạt mười bài về đạo Phật trên báo Dân Chủ.

Giáo Lý Nhà Phật
01/09/2011 15:23 (GMT+7)
Từ ngàn xưa, nhân-loại đã ý thức nỗi thống khổ của cuộc đời, con người sanh ra chẳng được bao lâu lại phải già phải chết và suốt quá trình sinh-hoạt để duy-trì kiếp sống, lại phải đương đầu với biết bao tai-họa bất thường. Một nhà Hiền triết Ấn-Ðộ nói rằng: Trong đời sống trăm năm, chẳng mấy ai hưởng được một ngày vui trọn vẹn.
Chìa khóa sống lạc quan
01/09/2011 15:23 (GMT+7)
Trong cuộc sống, những sự việc xảy ra hàng ngày đều có thể ảnh hưởng đến thái độ sống của chúng ta. Những lúc cuộc sống gặp thuận lợi, may mắn hoặc ít nhất là trong những hoàn cảnh bình thường, ổn định, chúng ta có thể dễ dàng duy trì được thái độ sống lạc quan. Thế nhưng, khi cuộc sống chẳng may gặp phải những âu lo bất trắc, khi phải đối mặt với những thất bại triền miên, những mặt trái phũ phàng của cuộc đời hoặc khi bản thân tưởng như phải lâm vào hoàn cảnh khốn cùng bế tắc, mấy ai trong chúng ta còn duy trì được thái độ sống lạc quan?

Tìm hiểu Thành thật luận
11/08/2011 04:33 (GMT+7)
Theo sử liệu của Thượng tọa bộ hoặc Dị bộ tôn luân luận và Phật giáo sử của Taranātha thuộc Bắc phương thì đã hình thành khoảng 18 đến 20 bộ phái Phật giáo khác nhau, trong đó, Thành thật luận thuộc về Kinh lượng bộ (Sautrāntika).1
Truyền thuyết về Bồ Tát Quán Thế Âm
11/08/2011 04:33 (GMT+7)
Bồ Tát Quán Thế Âm là một trong những hình tượng gần gũi nhất với hầu hết tín đồ Phật giáo, dù ở bất cứ nơi đâu, dù thuộc tầng lớp nào. Ngài là biểu tượng của lòng đại bi, nền tảng của mọi công hạnh tu tập, mà cũng là chỗ nương cậy mong cầu cứu khổ của tất cả chúng sinh. Vì thế, các bậc hành giả khi tu tập đều quy hướng về Ngài như một tấm gương sáng để noi theo, mà tất cả chúng sinh đang khổ đau cũng quy hướng về Ngài để được chở che, dắt dẫn. Cho nên, chúng ta cũng không lấy gì làm lạ khi từ kẻ quê mùa cho đến hàng trí giả, ai ai cũng thường cung kính niệm tưởng đến Ngài.

Ý Tình Thân
04/08/2011 11:16 (GMT+7)
Ta từ đâu đến, sinh ra đời để làm gì và chết sẽ đi về đâu? Một người bình dân như tôi sẽ trả lời: "Ta từ bụng mẹ chui ra, sinh ra đời để sống như bao nhiêu người khác và chết thì trở về với cát bụi. Thế là hết cuộc đời!" Mới nghe thấy xuôi tai nhưng thực tế không phải đơn giản như vậy.  Sinh ra đời để sống như bao nhiêu người là sao? Là ăn, ngủ, đi làm kiếm tiền nuôi gia đình, lớn tuổi về hưu, già bệnh rồi chết! Ăn ngủ cho sướng cái thân, đi làm kiếm tiền cũng để nuôi thân và nuôi những người thân. Nhìn kỹ một chút thì bản tính tự nhiên của con người là đi tìm sung sướng hạnh phúc, không ai dại gì đi tìm khổ đau.
Kinh Như Lai Viên Giác Trực Chỉ Đề Cương
28/07/2011 06:21 (GMT+7)
Bộ kinh nầy tiền bối cổ kim từ các thời đại Tống, Minh xa xưa ở Trung Quốc và qua bao thế hệ lịch sử ở Việt nam ta đều tiếp nhận danh xưng của bộ kinh nầy qua nhan đề ĐẠI PHƯƠNG QUẢNG VIÊN GIÁC TU ĐA LIỄU NGHĨA KINH. Với nhan đề đó, nói lên tánh chất trọng đại trong trọng đại ở nội dung và giáo nghĩa thậm thâm vi diệu của kinh. Thực lý mà nói, văn tự có tuyệt xảo thế nào cũng không chở hết được ý. Người xưa nói: Ý tại ngôn ngoại. Phật thì nói: "Nhất thiết tu đa la giáo như tiêu nguyệt chỉ". Văn tự, giáo lý của tất cả kinh tạng ví như ngón tay chỉ trăng. Và lại theo lời Phật dạy cho Bồ Tát Hiền Thiện Thủ thì kinh nầy có thể gọi bằng những năm danh tự khác nhau. Mà danh tự nào, ý nghĩa cũng hun hút chiều sâu như vực thẳm.

Truyện tích Vu Lan Phật Giáo
23/07/2011 13:31 (GMT+7)
Trong đạo Phật, hiếu hạnh được xem là đứng đầu trong tất cả các đức hạnh. Điều này đã được đức Phật chỉ dạy trong rất nhiều kinh điển. Vâng theo lời Phật dạy, ngay từ thời Phật còn tại thế đã có tôn giả Mục-kiền-liên được tôn xưng là bậc Đại hiếu. Từ đó đến nay, trải qua hơn 2.500 năm, cũng đã có không ít những gương hiếu hạnh trong hàng Phật tử. Và mỗi năm cứ đến mùa Vu Lan tháng bảy thì những người con Phật lại nhắc nhở cho nhau truyền thống này.
Hạnh phúc và con đường tu học
21/07/2011 23:05 (GMT+7)
Con đường tu học là một con đường hạnh phúc. Một buổi sáng mai, mặt trời hồng sẽ thật ấm trong một ngày thu trên cao, dọi xuống con đường nhỏ ta đi, được lót bằng những tờ lá chín cây muôn màu thật đẹp.Có người nghĩ rằng tu là tại tâm, ở lòng mình, Tam bảo cũng ở trong tâm ta mà thôi. Và vì vậy mà họ thấy không cần thiết phải đi chùa hoặc tham dự những khóa tu học. Nhưng tâm ta là gì, nằm ở đâu Thầy nhỉ? Những gì mà chúng ta cho là tâm đó, có thật là chân tâm của mình không?

Lời kinh xưa buổi sáng này
21/07/2011 23:04 (GMT+7)
Không biết trời núi Kim Sơn bên ấy dạo này ra sao? Buổi sáng mây trời chắc vẫn còn về che phủ rừng thông cao. Tôi về bên này được mấy hôm lại cứ nhớ về bên ấy. Mà cuộc đời bao giờ cũng vậy, hết nghĩ bên này rồi lại nhớ bên kia. Trời bên này đã thật sự vào thu rồi đó! Buổi chiều, con đường về nhà hai bên rừng có ngàn lá đổi sang màu trái chín, đẹp kỳ diệu. Vào ngày mưa có những chiếc lá ướt vàng, tím, đỏ... phủ ngập lối đi. Trời bên này vào thu lạnh lắm, nhưng không biết đã lạnh bằng bên ấy chưa!
Đông Phương huyền bí
16/07/2011 16:02 (GMT+7)
Trong những tác phẩm nói về đời sống ở Ấn Độ, thường có một khía cạnh mơ hồ mà tôi xin cố gắng giải thích để quí vị độc giả được am tường. Những du khách xưa và nay đi du lịch bên Ấn Độ trở về đều có tường thuật những chuyện lạ lùng về các nhà đạo sĩ (yogi) hay thuật sĩ (fakir) của xứ ấy. Những câu chuyện mà chúng ta vẫn nghe quen tai về hạng người bí mật, thường được gọi là đạo sĩ hay thuật sĩ đó, có chứa đựng một phần nào sự thật chăng? Và có bao nhiêu sự thật ẩn giấu sau những truyền thuyết cho rằng có một nền minh triết cổ truyền của Ấn Độ có thể đem đến cho hành giả sự phát triển quyền năng đến một mức độ phi thường?

Các tin đã đăng:
 Về trang trước     Về đầu trang      Trang 1 2 3 4 [5] 6  
» Ảnh đẹp
» Liên kết website
Search
» Từ điển Online
Từ cần tra:
Tra theo từ điển:
» Âm lịch