Kinh A Di Đà Thiển Thích
18/11/2012 07:56 (GMT+7)
Kinh này là từ kim khẩu của Phật giảng nói lý vi diệu, không cần phải thưa thỉnh. Các kinh điển khác thì phải có người thưa hỏi Phật mới nói ra. Chỉ riêng kinh A Di Đà này là không có ai thưa hỏi, Phật tự nói ra. Tại sao thế? Vì nghĩa lý kinh này rất huyền diệu, trí huệ của hàng Thanh văn không thể đạt đến được, tất cả hàng Bồ tát cũng không thể hiểu rõ, cho nên không có nhân duyên người thưa hỏi về pháp môn Tịnh độ.
Hướng Dẫn Hành Hương Về Xứ Phật
16/07/2012 00:42 (GMT+7)
Ý tưởng về một cuộc hành hương về xứ Phật là do chính Đức Phật nói ra. Trước khi Người nhập diệt Đại Bát-Niết-bàn, Phật đã khuyên những đệ tử kính đạo nên viếng thăm, chiêm bái bốn nơi để được tăng thêm sự truyền cảm về tâm linh của mình sau khi Người từ giã trần gian. Những nơi đó là Lumbini, nơi Đức Phật đản sinh; Bodhagaya (Bồ Đề Đạo Tràng), nơi Đức Phật chứng đạt Giác Ngộ Tối Thượng; Vườn Nai ở Sarnath, nơi Đức Phật khai giảng bài Thuyết Pháp đầu tiên – Kinh Chuyển Pháp Luân; và Kusinara (Câu Thi Na), nơi Người nhập diệt Đại Bát-Niết-bàn. Một Phật tử kính đạo nên thăm viếng những nơi này và tôn nghiêm với một lòng thành kính, chiêm nghiệm lại những sự kiện đặc biệt xảy ra trong cuộc đời của Đức Phật liên quan đến từng địa danh đó..

Giác Niệm Về Hơi Thở (Mindfulness with Breathing)
10/07/2012 05:03 (GMT+7)
"Để phát triển đời sống đến mức cao nhứt" có nghĩa là đạt tới một giai đoạn của đời sống được giải thoát khỏi mọi vấn đề (khó khăn) và mọi khổ sở (dukkha). Đời sống như thế đó đã vượt thoát khỏi những gì được xem như là "vấn đề (khó khăn)" và "khổ sở" (dukkha).
Kinh Bát Đại Nhân Giác Giảng Giải
10/07/2012 05:03 (GMT+7)
Kinh Bát Đại Nhân Giác là bộ Kinh ngắn gọn, song nội dung lại bao quát hầu như toàn bộ tư tưởng căn bản, chủ yếu của Phật giáo; lại thêm, văn Kinh trong sáng, gảy gọn, dễ đi vào lòng người, nên xưa nay rất được các bậc thiền đức coi trọng, truyền bá. Theo truyền thống Phật giáo Trung Quốc, các tăng ni sinh trong Tòng lâm và Phật Học Viện phải học thuộc lòng và đọc tụng Kinh này hàng ngày.

The History of Buddhism in Vietnam
15/06/2012 05:28 (GMT+7)
This work on Vietnamese Buddhism from its beginnings through the 20th century provides much evidence requiring Western Buddhologists to radically revise their heretofore accepted time-table for the arrival and development of Buddhism in Vietnam. It provides previously unknown data, detailed in nomenclature, time, and place, scrupulously gathered from archeological finds and ancient archival records by Vietnamese research-teams. Providing much historical analysis and cultural interpretation along the way, this work carries its project forward through the various royal dynasties and the French colonial period.
Thiền trong Tình Yêu và Công việc
10/06/2012 07:03 (GMT+7)
Phương thức sống thành công có nghĩa là, sự vận hành luôn luôn suôn sẻ trong lãnh vực của Tình yêu và Công việc (hay còn gọi là Tình yêu và Sự nghiệp), Sigmund Freud đã từng công bố như vậy.  Nhưng phần lớn những phương thức dạy Thiền đều bắt nguồn và tuân thủ theo những truyền thống và lề lối sinh hoạt của những tu viện.  Lối sinh hoạt này hoàn toàn khác biệt hẳn so với cuộc sống thế tục — thế giới của lãng mạn, đam mê, trữ tình, hôn nhân, gia đình, công ăn việc làm, và tương lai.  Có những thiền sinh phương Tây, đã từng tu tập sống theo nề nếp của tu viện trong một thời gian (theo khóa tu học hay ẩn cư ngắn hạn); thế nhưng phần nhiều trong những người này, sau khi trở về đời sống thế gian, họ vẫn để tâm lơ đãng trong những sự việc hàng ngày giống như trước kia, hay những người khác; chẵng hạn như là: khi giao tiếp, thay tả cho em bé, buôn bán nhà cửa, tìm một việc làm khá hơn.  Bởi vì sao? Vì bởi, những thiền viện nơi đã từng huấn luyện những thiền sinh như trên, luôn luôn muốn bảo tồn đường lối của tông phái mình một nét huyền bí và một sắc thái riêng biệt.

Hạnh Phúc Trong Tầm Tay
09/06/2012 02:20 (GMT+7)
Hạnh phúc là phản ứng phóng thích những cảm giác bực dọc, những cảm giác khó chịu từ thân thể mình ra bên ngoài. Những trạng thái khó chịu có thể xuất hiện dưới hai cơ quan chính yếu của con người, thứ nhất là thân, thứ hai là tâm. Thân không thoải mái, dĩ nhiên con người có những phản ứng như: Nhăn nhó, co rút tay chân, hoặc tìm ai đó để tâm sự, chia sẻ.
Pháp bảo Đàn kinh
09/06/2012 02:17 (GMT+7)
Đại Sư tên Huệ Năng, cha họ Lư, tên húy là Hành Thao. Người mẹ họ Lý, sanh ra Sư nhằm giờ Tý, ngày mùng tám, tháng hai, năm Mậu Tuất, niên hiệu Trinh Quán thứ 12. Khi ấy, hào quang chiếu sáng lên không trung, mùi hương lạ tỏa lan đầy nhà. Đến tảng sáng, có hai vị tăng lạ mặt đến viếng, nói với người cha rằng: “Khuya nay ông vừa sanh quý tử, chúng tôi đến đây là để đặt tên cho cháu bé. Ông nên đặt trước là chữ Huệ (), sau là chữ Năng ().” Người cha hỏi: “Vì sao đặt tên là Huệ Năng?” Hai vị tăng đáp: “Huệ, nghĩa là đem Pháp mà bố thí cho chúng sanh; Năng, nghĩa là đủ sức làm nên Phật sự.”

Lịch sử Phật giáo Tây Tạng
09/06/2012 02:15 (GMT+7)
Ngày xưa khi còn là chú điệu, thỉnh thoảng đâu đó tôi có nghe người lớn nói về Tây Tạng, coi Tây Tạng như một nơi đầy những chuyện thần kỳ, huyền bí. Nào là ở Tây Tạng có “Phật  sống”, có những “cậu bé” vừa tròn ba, bốn tuổi đã tự biết và nói trúng những gì thuộc về kiếp trước của mình. Có những vị Lạt-ma tọa thiền trên tuyết hồi lâu tuyết tự tan, hoặc nói là dân Tây Tạng sống chung với các vị Thánh có phép thần thông, dân Tây Tạng ai ai cũng tu niệm và đọc tụng thần chú đạt đến hiển linh v.v..
Phật Giáo Và Khoa Học
05/06/2012 14:14 (GMT+7)
Có thể nói, cách đây mấy ngàn năm, mỗi nền văn hóa đều có một cách giải thích khác nhau về nguồn gốc con người và vũ trụ. Điểm chung của các quan niệm thuộc đa số các nền văn hóa khác nhau này là: có một vị Thần, hoặc dưới dạng người, hoặc dưới dạng sinh vật, đã tạo nên vũ trụ và con người. Sau đây tôi sẽ lược duyệt một số thần thoại, hay huyền thoại, hay truyền kỳ (myth) cũng như một số thuyết khoa học về nguồn gốc con người và vũ trụ.

Cẩm nang cho cuộc sống
05/06/2012 14:13 (GMT+7)
Tôi vô cùng xúc động trước lời khuyên ấy của Đức Đạt Lai Lạt Ma.  Và kể từ hôm ấy, không một ngày nào mà tôi lại không cố gắng mang lời khuyên của Ngài để tự nhắc nhở chính mình ít nhất là một lần.  Ngày nay, không cần cố gắng nữa thế nhưng lời khuyên ấy luôn văng vẳng trong tâm trí tôi. Tôi luôn giữ trong lòng một niềm tin và mong sao quyển sách nhỏ ghi chép lại những lời giảng của Đức Đạt Lai Lạt Ma này sẽ góp phần mang lại hạnh phúc cho tất cả chúng sinh.
Chánh Niệm Cơ Bản
02/06/2012 01:06 (GMT+7)
Đề tài trong quyển sách này là phương pháp tu tập Thiền Minh Sát Tuệ. Xin lập lại ở đây “Tu Tập”. Đây là một cẩm nang hướng dẫn tu Thiền Tuệ, là quyển sách chỉ dẫn từng bước công phu để đạt đến Tuệ giác. Điều này cũng có nghĩa là thực hành, là thực dụng. Đã có nhiều quyển sách bao hàm về Phật giáo, trên lãnh vực Triết học và lý thuyết về tu Thiền Phật giáo. Nếu vị nào có hứng thú về phạm trù này, chúng tôi khuyến khích bạn nên đọc những cuốn sách đó. Phần nhiều những quyển sách này được viết rất xuất sắc.

Định Nghiệp Trong Phật Giáo
02/06/2012 01:05 (GMT+7)
Còn định nghiệp là sao? Ðịnh nghiệp mới xem bề ngoài cũng có phần tương tự như định mệnh. Ðã tạo nhân gì phải gặt quả nấy, gieo gió gặt bão. Nhân tốt quả tốt, nhân xấu quả xấu. Không thể có nhân mà không quả, hay có quả mà không nhân. Ðó là một quy luật đương nhiên. Tuy nhiên luật nhân quả nơi con người không phải do bên ngoài sắp đặt mà chính do tự con người chủ động.
Tha Thứ Sớm Sẽ được Vui Vẻ Sớm
02/06/2012 01:05 (GMT+7)
Trong nhịp sống quay cuồng, tất bậc với công việc mưu sinh, chúng ta không tránh khỏi phiền muộn thù hận. Nguyên nhân chính của những muộn phiền thù hận này là do chúng ta không hiểu được lý nhân quả và nhân duyên của Phật giáo.

 Về trang trước     Về đầu trang      Trang 1 2 [3] 4 5 6 7 8 9 10  
» Ảnh đẹp
» Liên kết website
Search
» Từ điển Online
Từ cần tra:
Tra theo từ điển:
» Âm lịch