Khả năng hỗ trợ tu tập của kênh truyền hình An Viên
12/12/2011 14:19 (GMT+7)
Chức năng giáo dục đạo đức và chức năng thư giãn của kênh truyền hình đạo đức ảnh hưởng Phật giáo An Viên đã được chúng ta bàn đến trong những bài viết trước đây. Tuy nhiên, khán giả truyền hình là Tăng ni Phật tử cũng đặt nhiều sự quan tâm vào khía cạnh, liệu khi không phải là một kênh hoàn toàn thuần túy Phật giáo (tức không phải là một kênh tôn giáo 100% mà chỉ là một kênh truyền hình đạo đức ảnh hưởng Phật giáo), thì kênh An Viên liệu có thể giữ được vai trò là một kênh có nội dung hỗ trợ tu tập theo các pháp môn Phật giáo đối với khán giả là Tăng ni Phật tử?
Lịch sử Chùa Vân Sơn - Núi Một Côn Đảo
11/12/2011 23:12 (GMT+7)
 Chùa Núi Một hay còn gọi là Vân Sơn Tự được xây dựng vào năm 1964 tại vị trí trước đó người Pháp đã sử dụng làm đồi vọng cảnh, xây thương điếm. Mục đích XD Chùa Núi Một khi đó là để mỵ dân và che mắt dư luận báo chí quốc tế. Do mục đích đó mà Chùa được đầu tư XD khá sơ sài cả về kiến trúc lẫn nội dung thờ tự và nay đang dần xuống cấp.Chùa Núi Một nhìn về hướng đông, tổng thể Chùa gồm có Chùa chính và pho tượng Quan Âm Nam Hải bằng đá đứng trên tòa sen trong tư thế bắt ấn hường ra biển, cách Chùa 50m có ngôi miếu nhỏ thờ Sơn thần. Chùa chính được Xây dựng theo hình chữ tam gồm chính điện, mhành lang và hậu điện. Kết cấu Chùa chính bằng bê tông cốt thép, trần bê tông, mái lợp ngói ống, nền lát gạch bông, tường quét vôi, cửa sổ hình chữ vạn….. Trải qua thời gian, cùng với những sự kiện lịch sử sau sắc của Côn Đảo, Chùa Núi Một đã trở thành một dấu tích có vai trò quan trọng trong hệ thống các chứng tích lichj sử cách mạng tịa Côn Đảo, bản thân Chùa Núi Một được xây dựng trên một vị trí đẹp mà từ đó có thể chime ngưỡng nhiều phogn cảnhđẹp của Công Đảo và là một điểm trong cụm di tích danh thắng Núi Một – Đền Bà Phi Yến. Với xu hướng du lịch nghỉ dưỡng kết hợp với du lịch tâm linh, du lịch văn hóa như hiện nay, thì việc trùng tu nâng cấp Chàu Núi Một xứng tầm trogn sự gắn kết chặt chẽ với khu danh thắng Núi Một cùng các điều kiện tự nhiên và xa hội ở Côn Đảo sẽ trở thành một động lực để thúc đẩy dịch vụ du lịch, phát triển kinh tế Côn Đảo  Với thực trạng của di tích và ý nghĩa quan trọng của nó, Chùa Núi Một thực sự cần phải được đầu tư trùng tu, nâng cấp cho khang trang, to đẹp hơn để phù hợp với vị trí địa điểm đẹp, xứng đáng với ý nghĩ mới là nơi cầu an lành cho miền đất hải đảo tiền tiêu, cầu siêu độ cho ngàn vạn anh hùng liệt sỹ và nhân dân đã ky sinh tại nơi này để thể hiện sự tri ân của thế hệ hôm nay và trở thành điểm đến trong hành trình về nguồn của du khách đóng góp vào việc khai thác tiềm năng, thúc đẩy phát triển du lịch cho Côn Đảo Việc trùng tu nâng cấp tổng thể khu vực Chùa Núi Một nhằm đưa quần thể di tích này thành một công trình kiến trúc văn hóa tâm lich, mang đạm bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam. Thể hiện được tinh thần dân tộc Việt, kiên định vững vàng, bất khuất vượt qua mọi thử thách, song gió. Đồng thời Công trình được tổ chức hài hòa với với cảnh quan mội trường xung quanh, kết nối chặt chẽ với hệ thống các di tích lịch sử cách mạng ở Côn Đảo. Sau khi trùng tu là nơi tôn nghiêm để du khách và nhân dân địa phương gửi gắm những tâm nguyện an lành và hướng thiện. Hình ảnh về Chùa Vân Sơn:

Toàn cảnh lễ khánh thành chùa Vân Sơn (Núi Một) Côn Đảo
11/12/2011 23:11 (GMT+7)
Vào lúc 17 giờ, ngày 3 tháng 12 năm 2011, Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam,  Ban trị sự Phật giáo tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, trọng thể tổ chức lễ khánh thành chùa Vân Sơn (Núi Một) tại huyện Côn Đảo. Đến chứng minh và tham dự có HT. Thích Thanh Sam – Phó Pháp chủ Hội Đồng chứng minh Giáo Hội Phật giáo Việt Nam (HĐCM GHPGVN); HT. Thích Đức Nghiệp – Phó Thư ký HĐCM GHPGVN; HT. Thích Thiện Nhơn  - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội đồng trị sự (HĐTS) GPGVN; Chư tôn giáo phẩm HĐCM, HĐTS GHPGVN, Chư tôn đức Tăng – Ni Ban trị sự các tỉnh, thành hội Phật giáo trong cả nước và hàng trăm Tăng Ni, Phật tử cùng các nhà tài trợ tham dự. Được biết, Vân Sơn tự hay chùa Núi Một, do danh Tăng Tổ đình Vĩnh Nghiêm – Tp. Hồ Chí Minh sáng lập năm 1964 để đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng tâm linh cho dân chúng địa phương, cũng như có nơi nương tựa cho anh linh những người đã khuất, của bao anh linh chiến sĩ cách mạng, tù nhân và đồng bào hy sinh vì chính nghĩa và tử nạn vì thiên tai hoạn nạn, nhất là của bao nhiêu người đã ngã xuống cho sự độc lập tự do của Tổ quốc và hoà bình thống nhất đất nước Việt Nam thân yêu, trên đảo Côn Sơn xa vắng, muôn trùng non nước. Như chúng ta biết, ngay tại huyện đảo thân yêu này, đã có hàng vạn người yêu nước và các chiến sĩ cách mạng bị giam cầm, tra tấn một cách dã mãn và rất nhiều người đã vĩnh viễn nằm xuống cho Tổ quốc hôm nay được trường tồn, dân tộc độc lập. Trước sự đau khổ tột cùng về thể xác và tâm hồn của những người tù chính trị, với lòng từ bi chan hòa cùng pháp giới, đồng cảm với những nỗi đau nhân thế, Chư Tôn đức Phật giáo Việt Nam bấy giờ đã xây dựng ngôi chùa Vân Sơn trên Núi Một, với một hy vọng duy nhất là thông qua tiếng chuông, lời kinh tiếng kệ sẽ an ủi phần nào về mặt tinh thần cho các anh em tù chính trị cũng như cầu siêu độ cho những hương linh các chiến sĩ cách mạng đã anh dũng hy sinh trong lúc bị giam cầm tra tấn. Côn Sơn được xem là cái nôi cách mạng, là bàn thờ Tổ quốc Việt Nam, nơi mọi người phải hướng về kính trọng và tỏ lòng tri ân, báo ân theo quan niệm của Đạo Phật, cũng như Dân tộc Việt Nam. Từ sự tỏ lòng kính trọng, trân quý, tri ân, báo ân, nhằm làm cầu nối giữa quá khứ, hiện tại và tương lai để giáo dục thế hệ hôm nay và mai sau, nhất là phát huy truyền thống văn hóa, uống nước nhớ nguồn của dân tộc Việt Nam, Phật giáo Việt Nam Theo dòng thời gian, chùa Vân Sơn – Núi Một đã bị hư hỏng hoàn toàn, trước nhu cầu tín ngưỡng tâm linh của các cư dân huyện Đảo, nhất là để ấm lòng những anh linh anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì tổ quốc, cũng như có nơi nương tựa cho anh linh những người đã khuất, được sự cho phép của Bộ Văn hóa, Thể thao, Du lịch và Sở Văn hóa, Thể thao, Du lịch, Ủy ban Nhân dân tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu và huyện Côn Đảo, sự phát tâm tài trợ của Báo Công an Nhân dân, Quỹ Thiện Tâm, Công ty Cổ phần Vincom, Viện Khoa học Công nghệ Viễn Thông… sau gần một năm thi công trùng tu, tôn tạo chùa Vân Sơn – Núi Một đã hoàn thành viên mãn, trang nghiêm, tố hảo, xứng đáng là cơ sở Tự viện của Giáo hội Phật giáo Việt Nam tại địa phương. Đây cũng chính là một trong những công trình văn hóa tâm linh chào mừng 30 năm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam, khẳng định Giáo hội Phật giáo Việt Nam luôn đồng hành cùng dân tộc trong quá trình dựng nước, giữ nước và xây dựng đất nước. HT. Thích Thiện Nhơn phát biểu khai mạc, hòa thượng nói: “Việc trùng tu chùa Vân Sơn – Núi Một là việc làm cần thiết và có ý nghĩa lớn đối với việc xây dựng cho Côn Đảo phát triển thành khu kinh tế du lịch văn hóa tâm linh theo quan điểm phát triển chung của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đến năm 2020, với quy hoạch bảo tồn Di tích Lịch sử Văn hóa Cách mạng, nhà Trường giáo dục đạo đức muôn đời cho con cháu các thế hệ mai sau. Đối với Giáo hội Phật giáo Việt Nam, đây cũng là một đơn vị cơ sở Phật giáo tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam ngày càng phát triển trang nghiêm, ổn định trong lòng dân tộc, làm tốt Đạo đẹp Đời. Như Cổ Đức đã nói: Sớm trống tối chuông cảnh người đợi trong bể ái Lời kinh tiếng kệ giục người thức tỉnh sau cơn mê Sau gần một năm thi công trùng tu, tôn tạo chùa Vân Sơn – Núi Một đã được hoàn thành tốt đẹp. Từ nay, ngôi chùa Vân Sơn – Núi Một sẽ được tiếp tục tồn tại và phát triển trang nghiêm, mang một ý nghĩa giáo dục đạo đức to lớn đối với con người và xã hội hôm nay và mai sau trên huyện đảo Cách mạng, Văn hóa, Lịch sử muôn đời của dân tộc Việt Nam, trong đó có Giáo hội Phật giáo Việt Nam của thời đại Hồ Chí Minh lịch sử tên vàng ngàn sao lấp lánh, cầu cho Thế giới Ta bà, vườn hoa xã hội nở hoa bốn mùa; đồng thời đã góp phần xây dựng nền văn hóa tâm linh và lịch sử cách mạng cho tất cả du khách thập phương và đồng bào trên đảo Côn Sơn này.
“Xả stress” nơi cửa thiền
11/12/2011 08:39 (GMT+7)
Cuộc sống bộn bề, gấp gáp của thời hội nhập khiến cho con người thường gặp phải những lo toan, nghĩ suy, toan tính nên dễ dẫn đến “stress”.

Vô cảm xã hội và thái độ của người Phật tử
08/12/2011 12:10 (GMT+7)
 Đừng e ngại việc nhỏ hay việc to. Nhặt một cây đinh có khả năng phá hỏng ruột xe trên quốc lộ, gọi một cú điện thoại khi thấy ai đó cần cấp cứu trên đường, ra tay chở che và hỗ trợ trong những tình huống phù hợp ở đời thường… là những việc cần làm, thể hiện cho hạnh tu thiết thực của một người cư sĩ trong thời đại hôm nay...
Biết đủ thường vui
08/12/2011 12:06 (GMT+7)
Chớ nên thèm muốn cuộc sống tốt đẹp của người khác, vì có người còn khổ hơn mình. Không than phiền số phận bạc bẽo, bởi có người còn khốn khó hơn mình. Nhiều khi vì làm việc xấu ác nên trong tâm luôn bị sầu não dày vò, tật bệnh hành hạ. Người làm thiện tích đức, âm phúc được dồi dào, tất sẽ có trời đất phù hộ. Vì vậy, sống trên thế gian mà không gặp phải tật bệnh, tai ương thì phải nên biết đủ (tri túc). Sở dĩ có phiền não, sầu muộn chỉ vì tâm nghĩ không triệt để, nhìn nhận chưa thấu đáo. Do đó bản mệnh vốn trường thọ tự tại trở nên ngắn ngủi. Nay khuyên mọi người nên tri túc sẽ thường được an lạc. 

Nghe Phật dạy về sự Giàu có của một người Keo kiệt
08/12/2011 09:25 (GMT+7)
Nếu biết sử dụng những giây phút quý báu của kiếp người để học hỏi, tự trau dồi hầu giúp mình trở nên những con người xứng đáng hơn và cao cả hơn, thì những giây phút ấy sẽ trở thành một gia tài kếch xù, một nguồn tài nguyên bất tận và vô giá.
Thư giãn: Một trong những giá trị của kênh TH An Viên
05/12/2011 17:12 (GMT+7)
Đi làm về mệt mỏi, đủ chuyện mâu thuẫn căng thẳng nơi công sở, người ta lại đi vào một thế giới căng thẳng thứ hai trên truyền hình, tự kéo căng đầu óc của mình một lần nữa. Để có khi, người ta biến đổi để dễ nổi cáu, giận dữ và cả dễ sử dụng bạo lực hơn, mà chính người đó cũng không biết,vì căng thẳng xung đột đã đi sâu vào tiềm thức, lèn chặt và đậm đặc.

Chùm ảnh: Những Khoảnh khắc Tang lễ HT. Thích Thanh Tứ
05/12/2011 16:43 (GMT+7)
Đã tròn 1 tuần kể từ ngày Trưởng lão Hòa thượng Thích Thanh Tứ viên tịch, để lại nhiều kính tiếc trong lòng Tăng Ni, Phật tử... Kính cung thỉnh chư Tôn đức, mời quý Phật tử cũng sống lại những giây phút xúc động của Tang lễ.
Các đoàn viếng giác linh HT. Thích Thanh Tứ
29/11/2011 19:38 (GMT+7)
9 giờ sáng ngày 28-11-2011, tại giảng đường Tùng lâm Quán Sứ (73 Phố Quán Sứ, Hà Nội), Nhà nước, các ban ngành TW và các tỉnh thành cùng hàng nghìn Phật tử trong và ngoài nước đã về đỉnh lễ giác linh Cố đại lão Hoà thượng Thích Thanh Tứ - Phó chủ tịch TT HĐ TS TW GHPGVN trong không khí trang nghiêm, kính tiếc.Đoàn đại biểu Ban Bí thư Trung ương Đảng do ông Ngô Văn Dụ, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương dẫn đầu; Đoàn đại biểu Văn phòng Chủ tịch nước do Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan dẫn đầu; Đoàn đại biểu Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam do ông Vũ Trọng Kim, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam dẫn đầu đã đến viếng Hòa thượng Thích Thanh Tứ và chia buồn cùng môn đồ pháp quyến, hiếu quyến. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh; Chủ tịch nước Trương Tấn Sang; nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh, Trần Đức Lương, Nguyễn Minh Triết; Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng; nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải; Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng; nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An; Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Huỳnh Đảm cùng nhiều vị lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các cán bộ lão thành cách mạng đã gửi vòng hoa đến viếng và chia buồn cùng môn đồ pháp quyến, hiếu quyến. Nhiều đoàn đại biểu các bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương, địa phương, Hội Phật giáo các tỉnh, thành phố trong cả nước và đông đảo tăng ni, phật tử đã đến viếng, gửi vòng hoa kính viếng. Hình ảnh các đoàn cung viếng giác linh cố Đại lão HT Thích Thanh Tứ  

Chùm ảnh: Lễ nhập kim quan HT. Thích Thanh Tứ
28/11/2011 10:19 (GMT+7)
7 giờ sáng nay, tại giảng đường Tùng lâm Quán Sứ (73 Phố Quán Sứ, Hà Nội), Ban Lễ tang đã tổ chức lễ nhập kim quan nhục thân Trưởng lão Hòa thượng Thích Thanh Tứ - Thành viên Hội đồng Chứng minh, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN trong không khí trang nghiêm, kính tiếc.
Chùm ảnh về Hòa thượng Thích Thanh Tứ
27/11/2011 21:13 (GMT+7)
BBT kính gửi Chư Tôn Đức cùng quý phật tử file ảnh gốc (trong file đính kèm phía dưới) và chùm ảnh về Trưởng lão Hòa thượng Thích Thanh Tứ - Thành viên Hội đồng Chứng minh, Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

32 bảo tượng Bồ tát Quán Thế Âm tại Việt Nam
25/11/2011 22:29 (GMT+7)
Nhân ngày vía Bồ tát Quán Thế Âm 19 tháng 9 năm Tân Mão (2011), kính thỉnh chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử gần xa cùng chúng tôi thanh tịnh thân tâm chiêm bái 32 Bảo tượng Bồ tát Quán Thế Âm đang được tôn thờ trong 32 ngôi chùa Việt Nam từ Bắc đến Nam.
Kênh truyền hình An Viên: Niềm hy vọng cho các bậc phụ huynh
25/11/2011 22:29 (GMT+7)
Như chúng ta đã biết qua các phương tiện truyền thông đại chúng, trong số các kênh trong hệ thống truyền hình AVG mới vừa lên sóng vào ngày 11/11/2011 vừa qua, có một kênh được giới thiệu là kênh An Viên, với nội dung chủ yếu là văn hóa phương Đông, đạo đức có ảnh hưởng của Phật giáo. Kênh An Viên có logo là một hoa sen trắng.

 Về trang trước     Về đầu trang      Trang 11 12 13 14 15 16 17 18 [19] 20  
» Ảnh đẹp
» Liên kết website
Search
» Từ điển Online
Từ cần tra:
Tra theo từ điển:
» Âm lịch