Thơ
Thơ văn tưởng niệm
21/11/2008 14:02 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

Tuyên bố lý do, diễn văn khai mạc, sám vô thường...

TUYÊN BỐ LÝ DO

Kính bạch Chư Tôn đức Giáo phẩm và đại chúng tăng ni.

Kính thưa quý quan khách và Phật tử

Năm 1945, là năm CMT8 thành công, nườc nhà giành được độc lập, nhưng cũng là năm lịch sử ghi dấu đau thương của dân tộc Việt- Hơn 2 triệu đồng bào bị chết vì đói.

Ất Dậu niên Một chín bốn lăm
Ất Dậu niên hai không không năm
Hai triệu sinh linh trời sầu đất thảm
Nỗi khổ qua rồi, buồn nhớ khôn nguôi.

Sáu mươi năm đã trôi qua, chiến tranh đã kết thúc, đất nước hòa bình tròn 30 năm. Nhân dân từng bước an hưởng thái bình, ngày thêm êm ấm… Trong thực tế, như một quy luật thiền môn- tại các cơ sở Tự, viện, Tịnh xá, Tịnh thất, Niệm phật đường tại TP HCM cũng như trên toàn quốc… hàng ngày đều luôn có những công phu mõ sớm, chuông chiều hòa với lời kinh tiếng kệ cầu nguyện cho hết thảy chư vong linh quá vãng, những chiến sĩ đã hi sinh và cả những người chết vì bom rơi đạn lạc, đói rét cơ hàn… được siêu sinh tịnh độ. Nhưng về đại lễ cầu siêu thể hiện tính tập thể quả là chưa có ngày nào dành riêng hướng đến chư linh 2 triệu đồng bào chết thảm trong nạn đói 1945, nạn đói khủng khiếp nhất lịch sử Việt Nam, nạn đói đã cướp đi 15% dân số ở 32 tỉnh thành Việt Nam thời đó, thảm thương hơn có nơi cả làng chỉ còn một đôi người…

Hôm nay 26-8-2005, tức nhằm ngày 22 tháng 7 năm Ất Dậu- tròn đúng một chu kì 60 năm, Thành hội Phật giáo TP.HCM tổ chức đại lễ cầu siêu cho 2 triệu sinh linh chết trong nạn đói 1945. Hơn 1000 ngôi chùa tọa lạc ở Thành phố Hồ Chính minh cũng đồng thắp lên những nén hương dâng cảm đầy nghĩa tình thiêng liêng, nhất tâm cầu nguyện cho những linh hồn đau đớn chơi vơi được nhẹ nhàng siêu tịnh độ.

Nam mô A Di Đà Phật

Nam mô Cầu Siêu độ Bồ Tát Ma ha Tát.


DIỄN VĂN KHAI MẠC

Kính thưa chư liệt vị,

Hôm nay, 26/08/2005 tức 22 tháng 7 năm Ất dậu PL.2549, nhân mùa Vu Lan báo hiếu, mùa tưởng nhớ các vong nhân, Thành hội Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh tổ chức đại lễ cầu siêu cho đồng bào đã chết trong nạn đói năm Ất Dậu (1945). Trước hết, chúng tôi xin được thay mặt Ban Trị sự gửi đến chư liệt vị tấm lòng nhiệt thành tri ân vì sự hiện diện vô cùng quý báu của chư liệt vị đã làm tăng thêm đạo tình và sự trang trọng của Ðại lễ này.

Kính thưa chư liệt vị

Lòng yêu nước, yêu người, yêu đồng bào, cái bi tâm vốn có trong mỗi chúng ta không thể không xao xuyến, rung động, đau đớn mỗi khi hồi tưởng lại cảnh đói rét cơ cực đến tận cùng, cảnh những thân người già trẻ lớn bé gục ngã, trút hơi thể cuối cùng vì không có chút thức ăn trong nhiều ngày của hơn 2 triệu đồng bào miền Bắc dưới thời thực dân phát xít. Còn gì đau đớn hơn, bất công hơn khi họ là những thành phần lao động, nông dân, tạo ra lúa gạo, tạo ra cái ăn cho nhân dân, để rồi phải nằm xuống vì đói lạnh? Còn gì đau đớn hơn, bất công hơn khi nỗi đau, cái chết này do không có lúa gạo để ăn trong khi phần lớn đất đai bị phát xít Nhật buộc phải trồng gai đay để làm bao công sự chống kháng chiến, chống Ðồng minh, trong khi phát xít Nhật buộc thực dân Pháp bắt dân ta nộp lúa gạo để nuôi quân xâm lược, trong khi miền nam của đất nước lúa gạo dư thừa đến độ phát xít Nhật dùng lúa thay than để chạy đầu máy xe lửa, trong khi con đường Bắc Nam bị máy bay Ðồng minh phá đứt nhiều đoạn, bị nga7n chạng không cho lưu thông, chuyển lương thực từ Nam ra Bắc để cức trợ?

Lòng từ khiến chúng ta khổ đau khi nhìn thấy người khác khổ đau, thúc dục ta tìm mọi cách để làm vơi đi hoặc chấm dứt nỗi khổ đau của người khác. Trong Từ Kinh và Kinh Tập có bài kệ nêu rõ lòng từ của người con Phật:

Như ngươì mẹ suốt đời chăm sóc đứa con
Đứa con độc nhất,
Ðối với mọi chúng sanh cũng thế,
Tâm mình phải quảng đại,
Lòng từ đối với toàn cõi thế gian.
Quảng đại khởi lên từ tâm mình
Bên trên, bên dưới, và xuyên suốt,
Không ngăn ngại,không vì thù hận và ác tâm.

Hai triêu nạn nhân của nạn đói năm Ất Dậu hẳn một số vẫn còn người thân là con cái, anh em ,bè bạn…hẳn những sinh linh ấy cũng mang hình hài mơí trong kiếp sống mới theo lý nhân quả luân hồi. Nhưng nỗi oan ức, đớn đau vẫn là dấu ấn của một thời kỳ đất nước chưa giành được độc lập, đang bị xâu xé vì tam độc tham sân si. Thấm nhuần giáo lý của Ðức Bổn Sư Thích-ca-mâu-ni, người con Phật không hận thù, báo thù những kẻ đã gây khổ cho đồng bào, mà chỉ thông cảm nỗi đau khổ của nạn nhân cùng với loài người tiến bộ đau đớn xót xa trước tai họa chiến tranh ,nhân ra sự bất công ngang ngươc, tàn ác của những kẻ xâm lược; từ đó trân quí, đồng tình, ủng hộ cuộc đấu tranh giành độc lập giải phóng dân tộc để rồi nỗ lực xây dựng đất nước Việt Nam hôm nay, đưa lên tầm cao mới của thời đai.

Tưởng niệm, cầu siêu cho các vong linh nạn nhân năm Ất Dậu 60 năm trước, chúng ta không quên nghĩ đến các nạn nhân hiện nay tại nhiều nơi trên thế giới, chịu đói khổ, đau thương tang tóc vì bạo lực, khủng bố, chiến tranh…chúng ta mong sao các vong linh ấy được siêu thoát, cầu mong cho những ai đang là nạn nhân được giảm thiểu khổ đau.

Một cách thiết thực, chúng ta cùng tham gia chiến dịch chống chiến tranh, chống bất công, chống đói nghèo, bệnh tật…trên khắp thế giới. Ðất nước ta đã độc lập thống nhất, đã và đang đạt được những thành quả to lớn về mọi mặt, nhưng nạn đói nghèo vẫn chưa được giải quyết ngay được. Phật giáo Việt Nam đã tham gia xóa đói, giảm nghèo, tham gia các công tác từ thiện xã hội và xây dựng đất nước. Chúng tôi nghĩ rằng Phật giáo Việt Nam sẽ còn đóng góp nhiều hơn nữa, sẽ cùng với nhà nước, các tổ chức xã hội xây dựng một đất nước giàu mạnh, hạnh phúc an lạc cho nhân dân.

Kính thưa chư Tôn đức, quí vị Khách quí

Kính thưa chư liệt vị,

Bài học 60 năm trước khiến chúng ta không bao giờ quên bổn phận làm người, làm dân. Ngưỡng cầu Tam Bảo gia hộ cho tất cả những ai đã sinh ra, đã mất đi hay đã được sinh ra được mãi mãi an vui hạnh phúc. Nguyên cầu cho 2 triệu vong linh trong nạn đói Ất Dậu tại miền Bắc, dù đang ở cõi sống nào cũng đều được an vui, hạnh phúc.

Kính chúc chư liệt vị thân tâm thường lạc –Xin cảm ơn chư liệt vị .


Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

TM. Ban Trị sự THPG TP.HCM

Trưởng Ban Trị sự

Kiêm Trưởng Ban tổ chức Ðại lễ Cầu siêu

HT. Thích Trí Quảng


SÁM VÔ THƯỜNG

Nhớ lời Phật Tổ dạy rằng:
Đời người chớp nhoáng như lằng điển quang,
Thân người đã họp rồi tan,
Lao xao bọt nước mơ màng chiêm bao,
Nặng mang những nghiệp trần lao,
Loanh quanh ba cõi lao xao sáu đường,
Đã sanh trong cõi vô thường ,
Thì ai thoát khỏi con đường tử sanh,
Bầu trời lồng lộng cao xanh,
Xoay mưa trở nắng tan tành gió mây,
Mênh mông đất nước trời dầy,
Cồn dâu bể thẳm lưng đầy chiều mai,
Kể từ vô thỉ tới nay,
Đến đời mạt pháp là ngày nay đây,
Biết bao tan xác rã thây,
Biết bao những nắm mã lài mồ hoang,
Phật xưa trượng sáu mình vàng,
Mãn duyên còn phải Niết Bàn báo thân,
Tiên gia như Lý Đạo Quân,
Đến ngày võ hóa hình thần cũng tan,
Tam Hoàng Ngũ Đế Thánh nhân,
Nào ai giữ được xác thân đời đời,
Phật,Tiên,Hiền Thánh,vật,người,
Non sông biến đổi đất trời tiêu tan,
Than ôi!Cuộc thế ngở ngàn,
Não lòng chết khổ lở làng sống vui,
Nếu ba hơi tắt thở rồi,
Mưa tuông cỏ lợp đất vùi nắng phơi,

Than ôi! Giấc mộng cuộc đời,
Biết bao nhiêu khách đọa đày say vui,
Hỡi vong ơi!Cảm thương thay,
Rữa lòng cho sạch trần ai,
Rời câu dục lạc miếng mồi lợi danh,
Tránh xa cái cửa tử sanh,
Thoát nơi tham ái khỏi thành sân si,
Bước vào trong cửa Từ Bi,
Nương theo chân Phậtt trở về Liên bang,
Khỏi đường sống chết xoay lăn,
Khỏi đường thống khổ khỏi thân tội tình ,
Liên bang là nước hóa sinh,
Có ao tám đức có sen năm màu,
Có vườn ngọc có mành châu ,
Có thành thất bảo có lầu thất trân,
Sáu thời thiên nhạc rền vang,
Bảy vàng bảo thọ chín trùng liên hoa,
Đạo sư là Phật Di Đà,
Mình vàng rực rở chói lòa hào quang,
Hàng ngày thuyết pháp rền vang,
Tiếp người niệm Phật dứt đàng tử sanh.

NAM MÔ SIÊU LẠC ĐỘ BỒ TÁT MA HA TÁT

» Ảnh đẹp
» Liên kết website
Search
» Từ điển Online
Từ cần tra:
Tra theo từ điển:
» Âm lịch