Tin tức từ các báo về Đại lễ cầu siêu nạn đói Ất Dậu
21/11/2008 14:02 (GMT+7) Kích cỡ chữ: 
Bản tổng hợp các tin tức từ các báo điện tử về Đại lễ cầu siêu nạn đói Ất Dậu tổ chức tại chùa Vĩnh Nghiêm...
Đại lễ cầu siêu hơn 2 triệu người chết đói năm Ất Dậu 1945 |
23:30', 24/8/ 2005 (GMT+7) |
Nhân mùa
Vu Lan báo hiếu Phật lịch 2.549 (dương lịch 2005), nhằm thể hiện tinh
thần báo tứ trọng ân của người con Phật, ngày 26–8, tại chùa Vĩnh
Nghiêm, Thành hội Phật giáo TPHCM sẽ tổ chức Đại lễ cầu siêu cho hơn 2
triệu đồng bào đã chết trong nạn đói năm Ất Dậu 1945. Đây là lễ cầu
siêu lần đầu tiên được tổ chức với quy mô tập trung do Thành hội Phật
giáo TPHCM làm chủ lễ.

Lễ Vu lan tại chùa Vĩnh Nghiêm
Ngoài hơn
3.000 tăng ni, Phật tử đại diện cho hơn 1.000 ngôi chùa, tự viện trong
thành phố, còn có các chư tôn giáo phẩm đại diện Hội đồng Chứng minh,
Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam sẽ tham gia các
nghi thức tại lễ cầu siêu tưởng nhớ đến những sinh linh Việt đã bỏ mạng
trong nạn đói khủng khiếp cách nay đúng 60 năm.
Cụ Võ An Ninh,
nhân chứng và là tác giả của những bức ảnh về thảm nạn năm 1945 sẽ tham
dự lễ cầu siêu và trưng bày 9 trong số 10 bức ảnh ấn tượng khủng khiếp
nhất về nạn đói cách nay 60 năm. Toàn bộ những bức ảnh này do Công ty
EPSON tài trợ kinh phí để phóng to cỡ 1,5 x 2 mét, cùng với bức trướng
trích đăng Văn tế lương dân chết đói của GS Vũ Khiêu.
Ngoài các
nội dung chính của lễ cầu siêu, chiều cùng ngày cũng tại chùa Vĩnh
Nghiêm sẽ diễn ra nghi thức cúng chẩn tế. Đây là nghi thức thể hiện tấm
lòng và cầu mong siêu sanh tịnh độ của những người đang sống đối với
các sinh linh bị chết thảm trong đói rét, cùng quẫn. Toàn bộ số tiền
đóng góp của Phật tử tại Đại lễ cầu siêu sẽ được ban tổ chức đóng góp
cho Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam để xây dựng các công trình
tưởng niệm, bia di tích nạn đói tại tỉnh Thái Bình và Thanh Hóa – hai
địa phương có số nạn nhân chết lớn nhất trong nạn đói lịch sử năm Ất
Dậu 1945.
P.H.N.
|
(http://www.sggp.org.vn/xahoi/nam2005/thang8/65185/)
***
Đại lễ cầu siêu cho 2 triệu người chết trong nạn đói năm Ất Dậu 1945 |
22:19', 26/8/ 2005 (GMT+7) |
Nỗi đau
nào rồi cũng qua đi nhưng trách nhiệm nhắc nhớ lại cho muôn đời sau
luôn lấy đây làm bài học sống động qua ý nghĩa của một lễ cầu siêu thì
thật đáng quý. Bài học 60 năm trước khiến chúng ta không bao giờ quên
bổn phận làm người, làm dân. Ngưỡng cầu Tam Bảo gia hộ cho tất cả những
ai đã được sinh ra, đã mất đi hay sẽ được sinh ra được mãi mãi an vui
hạnh phúc.
60 năm sau
thảm họa của nạn đói lịch sử năm Ất Dậu 1945 được tái hiện trong không
gian mùa Vu lan báo hiếu năm Ất Dậu 2005 tại TPHCM với những nghi thức
thật cảm động nhớ về sinh linh của hơn 2 triệu người con Việt đã chết.

Lễ cầu siêu cho nạn nhân nạn đói năm 1945 tại chùa Vĩnh Nghiêm. Ảnh: HOÀNG ANH THƯ
Dù
muộn, dù chút ít quên lãng trong suốt 60 năm qua, song một đại lễ cầu
siêu tập trung lớn nhất từ trước tới nay như tinh thần báo tứ trọng ân
của người con Phật được tổ chức trang trọng tại chính điện Tổ đình Vĩnh
Nghiêm sáng 26-8 với sự tham dự của hàng ngàn tăng ni, phật tử và quan
khách khắp mọi miền đất nước, đã nói lên một phần nào tấm lòng thành
nhớ về những sinh linh bị chết thảm trong đói rét, cùng khổ 60 năm
trước.
Có mặt tại buổi lễ từ rất sớm, cụ Võ An Ninh, nhân chứng
sống, tác giả của những tấm ảnh nói về thảm nạn năm xưa bị vây kín bởi
cánh phóng viên báo chí và phật tử gần xa. Không nói được gì nhiều, cụ
chỉ bật khóc lên sau mỗi câu nói: “Đau thương lắm, thảm thương lắm!”.
Đứng bên
góc sân tổ đình lặng lẽ nhìn những tấm ảnh khủng khiếp về nạn đói cách
nay 60 năm được phóng to do cụ Võ An Ninh chụp và được Ban tổ chức mang
đến trưng bày, bà Nguyễn Thị Sân – một phật tử người Hà Nội - cứ sụt
sùi lau nước mắt, xúc động kể: Tình cờ đọc báo thấy hôm nay chùa Vĩnh
Nghiêm tổ chức lễ cầu siêu, tôi nhờ người nhà chở đến để ghi tên những
người thân của mình đã chết 60 năm trước. Ở Hà Nội năm nào vào ngày này
gia đình tôi cũng cúng cho 2 người thân của mình và hàng triệu sinh
linh khác đã chết – để cầu mong cho họ sớm được siêu thoát, sớm được
trở lại kiếp người trong cuộc sống đủ đầy, no ấm hơn.
Có mặt tại
Đại lễ cầu siêu còn có rất nhiều người như thế. Dù là người có đạo hay
không có đạo, nhưng ai đến dự lễ cũng đều được Ban tổ chức phát hai tờ
điếu văn tưởng niệm đồng bào tử nạn năm Ất Dậu 1945 và kinh Sám vô
thường – và ai nấy đều nhẩm đọc theo: “…Bao tang thương dằn vặt quốc
hồn, thảm nạn đói đau lòng dân tộc, những mảnh đời thoi thóp hoàng hôn,
khóc chồng, khóc mẹ, khóc con, rồi mình cũng chút linh hồn bên nhau.
Đường ngang phố hẹp sông cầu, xác người chồng chất thương đau dòng
đời…”.
Lê Đức Duy, sinh viên Trường Đại học Khoa học tự nhiên
nói: “Hình ảnh nạn đói năm 1945 chúng em chỉ được học qua những trang
sách lịch sử, chứ nào được hồi tưởng lại rõ nét qua những lời kinh như
tại đại lễ này. Cầu mong cho các sinh linh sớm được siêu thoát”.
Nhớ về năm
Ất Dậu 60 năm trước là nhớ về nỗi đau thương và cả vinh quang của dân
tộc mà mỗi người con Việt dù sinh ra ở thời kỳ nào cũng không được phép
quên. Lời kinh cầu nguyện trong Đại lễ cầu siêu hôm nay cũng không
ngoài ý nghĩa nhắc nhớ cho đời sau như thế. “Để cảm nỗi đau và hiểu
được niềm tự hào của dân tộc ta. Truyền và giữ lấy ý nghĩa này là trách
nhiệm của mỗi người đang sống hôm nay” – anh công nhân Đặng Công Nghị
nhà ở quận 12 nói với chúng tôi sau khi nhẩm đọc hết bài kinh Sám vô
thường tại Đại lễ cầu siêu.
Trước khi
gióng 3 hồi chuông triệu linh mời gọi hàng triệu sinh linh trở về với
dân tộc trong đại lễ ngày hôm nay, trong phát biểu của mình Thượng tọa
Thích Thiện Tánh, Phó Ban Thường trực Ban Trị sự Thành hội Phật giáo
TPHCM, đã nói: “Năm Ất Dậu 1945 đã để lại một dấu ấn trong trang sử
Việt Nam. Vẻ vang bậc nhất mà đau thương cũng bậc nhất. Vẻ vang vì nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, chấm dứt thời kỳ phong kiến thực dân,
nhưng trước đó nạn đói ác nghiệt đã cướp đi hơn 2 triệu sinh linh, một
nỗi quặn đau của cả dân tộc Việt Nam con cháu Lạc Hồng”. Nhớ về nỗi đau
của dân tộc ngày hôm qua để vun bồi cho đời sống hôm nay được tốt đẹp
mãi. Đó là ý nguyện của mỗi người con Việt luôn cầu mong hòa bình và
phát triển ngày hôm nay sẽ xua đi và không để cho nỗi đau xưa lập lại
một lần nữa.
Ý nghĩa
này đã được thể hiện khá rõ trong phát biểu của Hòa thượng Thích Trí
Quảng, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo VN,
Trưởng ban Trị sự Thành hội Phật giáo TP Hồ Chí Minh, tại Đại lễ cầu
siêu: “Tưởng niệm, cầu siêu cho các vong linh nạn nhân năm Ất Dậu 60
năm trước, chúng ta không quên nghĩ đến những nạn nhân hiện nay tại
nhiều nơi trên thế giới đang còn chịu đói khổ, đau thương tang tóc vì
bạo lực, khủng bố, chiến tranh… Chúng ta mong sao các vong linh ấy được
siêu thoát. Cầu mong cho những ai đang là nạn nhân được giảm thiểu nỗi
đau…”.
PHẠM HOÀI NAM |
(http://www.sggp.org.vn/chinhtri/nam2005/thang8/65377/) ***
7 giờ 30 ngày 26-8, tại chùa Vĩnh Nghiêm |
Cử hành đại lễ cầu siêu cho 2 triệu người chết trong nạn đói năm Ất Dậu 1945 |
6:58', 26/8/ 2005 (GMT+7) |
60 năm trước, nạn đói khủng khiếp
đã cướp đi sinh mạng của hơn 2 triệu người ở đồng bằng Bắc bộ. Nhiều
thôn xóm không còn ai sống sót. Những cô hồn tội nghiệp này hôm nay có
dịp nhận tình thương của đồng loại. Từ chùa Vĩnh Nghiêm và hơn 1.000
ngôi chùa, tự viện ở TPHCM, những nén nhang được thắp lên và lan tỏa
“hương khói đừng quên nấm mộ nào”.

Nạn đói ở Thái Bình năm 1945. Ảnh: VÕ AN NINH
60 năm sau, đất nước đang sống
những ngày thịnh vượng nhất, nhưng nỗi đau 2 triệu người chết đói vẫn
nhức nhối không thể nào quên. Nhà sử học Dương Trung Quốc kể lại: Trong
ký ức của rất nhiều người, nạn đói là những kỷ niệm tựa khắc vào da
thịt không thể phai mờ.
Giới sử học cách nay đã hơn một
thập kỷ được sự hỗ trợ và khích lệ không phải ai khác lại chính là
những đồng nghiệp Nhật Bản đã vào cuộc trong một công trình điều tra
nghiên cứu khá công phu để định lượng được bước đầu quy mô nạn đói và
những nguyên nhân gây ra thảm họa này…
Tôi vẫn nhớ một đồng nghiệp Nhật
Bản khi tiếp cận những dấu tích hoang phế của tấm bia dựng trong khu
nghĩa trang Hợp Thiện cũ, họ lặn lội sang tận đất nước ta để đi tìm
những chứng tích về một tội ác mà cha anh họ phải chịu trách nhiệm. Tôi
hỏi bạn: “Vì sao bạn quan tâm?”. Câu trả lời: “Để không bao giờ lặp lại
nữa”…
60 năm sau, người ta vẫn nói: Đừng vô cảm với quá khứ! Hãy
chọn một ngày tưởng niệm cho các nạn nhân xấu số. Và hôm nay, 26-8, mỗi
người thắp một nén nhang thương nhớ họ: “Sống gửi thác về” để lòng mình
ấm lại…
BÍCH AN |
(http://www.sggp.org.vn/thoisu/nam2005/thang8/65302/) ***
Các nhà sư bày tỏ quan tâm tới vận hội đất nước |
16:53' 29/08/2005 (GMT+7) |
(VietNamNet) - Vận mệnh dân tộc được các tăng ni, Phật tử - những người vừa đứng ra lập Đại lễ cầu siêu cho hơn hai triệu đồng bào là nạn nhân nạn đói Ất Dậu 1945 để đau cùng nỗi đau đất nước - quan tâm đặc biệt.
Trong thời
điểm VN đứng trước nhiều cơ hội và thách thức này, Đại đức Thích Thanh
Phong, trụ trì chùa Vĩnh Nghiêm, và Đại đức Thích Giác Hiệp, TS Phật
học, giảng sư Học viện Phật giáo VN - hai trong số những thành viên ban
tổ chức Đại lễ cầu siêu - đã thổ lộ tâm tư cùng VietNamNet.
Tiếp thu tri thức tiên tiến - vận hội lớn của VN
Mục
đích của Đại lễ cầu siêu được hòa thượng Thích Trí Quảng, trưởng ban
hoằng pháp TW, trưởng ban tổ chức Đại lễ, công bố rằng: để "ôn cố tri
tân", ôn cái đau của ngày hôm trước để thấy trách nhiệm dựng xây của
hôm nay.

Đại đức Thích Giác Hiệp: "Mấu chốt cho sự phát triển trong tình hình hiện nay là tri thức".
Để thực hiện trách nhiệm dựng xây ấy, phải nắm bắt được vận hội. Yêu cầu đó là niềm thao thức của cả thế hệ làm chủ nước VN mới. Đại đức Thích Giác Hiệp thổ lộ: "Mấu
chốt phát triển trong tình hình hiện nay là tri thức. Việc nâng cao tri
thức tại VN đang đứng trước vận hội lớn. Theo đà hội nhập, nhiều quốc
gia tiên tiến hỗ trợ đào tạo trí thức VN, có nhiều xuất học bổng cho
sinh viên VN du học.
Trước
đây, muốn học tiếng Anh để du học thì chỉ có thể đến lớp học ban đêm
bình thường. Giờ đây có nhiều lớp do chính người bản xứ dạy. Ngày càng
nhiều người đạt được học bổng toàn phần. Tôi nghĩ việc tiếp thu khoa
học - kỹ thuật, trình độ quản lý từ những nước tiên tiến là cơ hội lớn
nhất".
Đại
đức Thích Giác Hiệp từng nằm trong số những tăng ni trẻ được tuyển đi
du học tại Ấn Độ. Sau 7 năm đèn sách (1997 - 2004), ông bảo vệ thành
công luận án tiến sỹ Phật học và trở về làm giảng sư Học viện Phật giáo
VN. Giác Hiệp đưa ra dự đoán: "Trong tương lai, việc các trường
quốc tế đào tạo ngay tại VN có thể sẽ trở thành phổ biến. Như thế, chi
phí sẽ nhẹ hơn, mà hiệu quả vẫn đảm bảo. Đó cũng là một cơ hội".
Còn Đại đức Thích Thanh Phong nói thêm: "Đất
nước ta hiện nay tương đối ổn định về an ninh, quốc phòng được đảm bảo,
kinh tế đang trên đà phát triển. Đó là nền tảng tốt nhất cho các bước
phát triển tiếp theo. Cách đây 60 năm, chúng ta chỉ mong sao giành được
chính quyền".
Lời
văn tế hơn hai triệu đồng bào là nạn nhân nạn đói năm Ất Dậu 1945 của
thượng tọa Thích Lệ Trang trong Đại lễ cầu siêu khiến nhiều người ngậm
ngùi, nhưng có chút bằng lòng khi tự đặt so sánh cảnh tang thương ấy
với cuộc sống hôm nay.

Đại đức Thích Thanh Phong: "Đầu tư phát triển khoa học - kỹ thuật, kinh tế là đương nhiên, nhưng cũng phải quan tâm mặt đạo đức tâm linh".
Tuy nhiên, nghĩ về 60 năm sau, Giác Hiệp nói: "Nếu
chúng ta đi đúng hướng thì chỉ trong vòng 10 - 15 năm sau nước ta đã
rất khởi sắc rồi, thậm chí không thua kém các nước trong khu vực. Với
tốc độ phát triển chóng mặt của thế giới hiện nay, 60 là quá dài, cần
tính những chặng đường ngắn hơn".
Giác
Hiệp còn kể, khi ông trở về sau những năm du học, thực sự ngỡ ngàng bởi
hệ thống kết nối internet với đường dẫn siêu tốc, cáp ti vi... được sử
dụng rộng rãi. Trước khi ông đi, những thứ đó chưa có. Như thế đủ thấy
VN đang bứt phá mạnh, nhưng để không "thua chị, kém em" là một bài toán
nan giải.
Theo
Giác Hiệp, thách thức lớn nhất hiện nay là phải làm sao nâng đội ngũ
trí thức lên ngang tầm nhiệm vụ. VN hiện nay khó khăn nhiều mặt và mang
tính dây truyền: kinh tế, cơ sở hạ tầng, giáo dục..., nhưng mắt xích
cho khâu đột phá chính là đội ngũ trí thức. "Vậy, chúng ta
phải đào tạo nhân lực từ đầu một cách bài bản. Ví dụ, phải bắt buộc học
tiếng Anh trong toàn bộ hệ thống tiểu học".
Đại đức Thích Thanh Phong bổ sung: "Đầu tư phát triển khoa học - kỹ thuật, kinh tế là đương nhiên, nhưng cũng phải quan tâm mặt đạo đức tâm linh.
Đây chính là bản sắc, là truyền thống nhân bản của dân tộc. Đạo đức tâm
linh hiểu theo một cách là tính hướng thiện. Đó là rường mối của xã
hội. Khi không có đạo đức, con người trở thành mãnh thú và luật pháp
trở nên vô nghĩa".
Cần môi trường phát huy khả năng cho trí thức!

Đại
đức Thích Quảng Tâm, chùa Long Thạnh, thị trấn Thủ Thừa (Thủ Thừa -
Long An) tổ chức dạy vi tính miễn phí cho trẻ em. Nhà chùa không thể
đứng ngoài vận mệnh chung!
Đó
là phép tính dài hơi cần thiết. Nhưng cụ thể 5 năm nữa, những người
thuộc nhà chùa - nơi tự đặt sứ mệnh của mình gắn với thăng trầm của dân
tộc - nghĩ làm sao để VN thoát khỏi tình trạng nước nghèo, kém phát
triển?
Đại đức Thích Giác Hiệp đánh
giá, VN đã có tương đối đủ nhân lực để phục vụ cho mục đích gần trên,
vì đội ngũ trí thức Việt kiều, đội ngũ sinh viên du học đông đảo luôn
hướng về quê hương.
"Vấn đề là sử dụng họ như thế nào" - Giác Hiệp băn khoăn - "Nhiều
người cứ lo chúng ta không trả lương cao bằng các nước tiên tiến thì sẽ
không thu hút được nhân lực. Nhưng lương chỉ là một phần thôi, miễn sao
không bất hợp lý. Quan trọng là tạo một môi trường để họ phát huy khả năng tốt nhất,
sử dụng họ đúng chỗ, tránh tình trạng hiện nay một số cơ quan sử dụng
người được gửi đi đào tạo tại nước ngoài vào những việc quá giản đơn.
Từ đó họ sẽ say mê với công việc. Hơn nữa phải tìm cách giáo dục lòng
yêu nước cho họ".

Đại lễ cầu siêu 2 triệu nạn nhân chết đói năm Ất Dậu 1945.
Nhìn
lại cuộc cách mạng tháng Tám, thời điểm cả dân tộc bứt đói nghèo, tang
tóc, giành chính quyền, Đại đức Thích Thanh Phong chiêm nghiệm: Toàn
dân tộc đoàn kết, hòa hợp lại thì mới đánh Pháp, đuổi Nhật
được. Khi đó, nước ta cùng kiệt như vậy, nhưng nhờ đoàn kết mà làm được
việc lớn. Bây giờ, thế và lực như thế này, nếu đồng lòng, nếu biết cảm
thông, thấu hiểu, nếu mỗi người đều coi mọi công việc của nước VN có
phần trách nhiệm của mình thì sẽ tạo thành một khối mạnh mẽ khủng
khiếp.
Thanh Phong tâm sự: "Tôi muốn nhắc lại rằng, trên tình thần ấy, tăng ni, Phật tử chúng tôi mong muốn chọn một ngày cố định trong mùa Vu lan để cầu nguyện hàng năm cho cả những nạn nhân chiến tranh, bất kể họ từng đứng về bên nào. Tình
thương, lòng từ bi thì không có sự phân biệt, tất cả hướng tới những
người xấu số, cầu nguyện cho họ dù họ thuộc thành phần gì, để hương hồn
được yên vui. Đó là lòng từ bi mở rộng với linh hồn nói chung, dựa trên
truyền thống của dân tộc Việt Nam: đoàn kết, bao dung".
|
(http://vietnamnet.vn/chinhtri/doinoi/2005/08/484304/)
***
Lễ cầu siêu cho 2 triệu nạn nhân nạn đói Ất Dậu |
05:36' 26/08/2005 (GMT+7) |
7h30
sáng nay (26/8), nhân mùa Vu Lan báo hiếu Phật lịch 2.549 (dương lịch
2005), tại chùa Vĩnh Nghiêm, Thành hội Phật giáo Thành phố Hồ Chí Minh
(TPHCM) sẽ tổ chức Đại lễ cầu siêu cho hơn 2 triệu đồng bào đã chết
trong nạn đói năm Ất Dậu 1945. Đây là lễ cầu siêu lần đầu tiên được tổ
chức với quy mô tập trung do Thành hội Phật giáo TPHCM làm chủ lễ.

Ngoài hơn
3.000 tăng ni, Phật tử đại diện cho hơn 1.000 ngôi chùa, tự viện trong
thành phố, còn có các chư tôn giáo phẩm đại diện Hội đồng Chứng minh,
Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam sẽ tham gia các
nghi thức tại lễ cầu siêu tưởng nhớ đến những nạn nhân đã chết trong
nạn đói khủng khiếp cách nay đúng 60 năm.
Nhân dịp này, cụ Võ An
Ninh, nhân chứng và là tác giả của những bức ảnh về nạn đói năm 1945 sẽ
tham dự lễ cầu siêu và trưng bày 9 trong số 10 bức ảnh khủng khiếp nhất
về nạn đói được phóng to cỡ 1,5 x 2 mét, cùng với bức trướng trích đăng
Văn tế lương dân chết đói của GS Vũ Khiêu.
Ngoài các nội dung
chính của lễ cầu siêu, chiều cùng ngày 26/8 cũng tại chùa Vĩnh Nghiêm
sẽ diễn ra nghi thức cúng chẩn tế. Đây là nghi thức thể hiện tấm lòng
và cầu mong siêu sanh tịnh độ của những người đang sống đối với các
sinh linh bị chết thảm trong đói rét, cùng quẫn. Toàn bộ số tiền đóng
góp của Phật tử tại Đại lễ cầu siêu sẽ được ban tổ chức đóng góp cho
Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam để xây dựng các công trình tưởng
niệm, bia di tích nạn đói tại tỉnh Thái Bình và Thanh Hóa – hai địa
phương có số nạn nhân chết lớn nhất trong nạn đói lịch sử năm Ất Dậu
1945.
(Theo VOV) |
http://vietnamnet.vn/tinnoibat/2005/08/483042/)
***
"Cần Đại lễ câu siêu cho mọi nạn nhân chiến tranh!" |
19:24' 28/08/2005 (GMT+7) |
(VietNamNet) - "Tăng
ni, Phật tử chúng tôi mong muốn chọn một ngày cố định trong mùa Vu lan
để cầu nguyện hàng năm cho các anh hùng liệt sỹ vị quốc vong thân,
những người tử nạn trong nạn đói năm Ất Dậu, kể cả những nạn nhân chiến
tranh...". Đó suy nghĩ của Đại đức Thích Thanh Phong, trụ trì chùa Vĩnh Nghiêm - nơi tổ chức Đại lễ cầu siêu vừa qua cho hơn hai triệu đồng bào đã chết trong nạn đói năm Ất Dậu 1945.
Xung quanh Đại lễ này, ngoài Đại đức Thích Thanh Phong, VietNamNet còn
có cuộc trao đổi với Hòa thượng Thích Trí Quảng, Trưởng Ban hoằng pháp
TW, Phó Chủ tịch Hội đồng trị sự TW Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trưởng
Ban trị sự Thành hội Phật giáo TP.HCM.
- Thưa ông, ông có thể đánh giá ý nghĩa của Đại lễ cầu siêu diễn ra ngày 26/8 vừa qua?

Hòa thượng Thích Trí Quảng: "Ôn lại cái khổ ngày trước do mất chủ quyền để nhắc nhở chúng ta hôm nay và con cháu mai sau giữ bằng được nền độc lập".
- Hòa thượng Thích Trí Quảng: Mục
đích của Đại lễ cầu siêu này là hồi tưởng lại những khổ đau của đồng
bào trong thời kỳ chúng ta mất nước. Hôm nay chúng ta được độc lập,
thống nhất, an lạc, thì cần nhớ tới những người bất hạnh thời đó. Ôn
lại cái khổ của ngày hôm trước do mất chủ quyền để nhắc nhở chúng ta
hôm nay và con cháu chúng ta mai sau giữ bằng được nền độc lập đất nước
mình. Có chủ quyền mới có thể tránh thua thiệt, tránh rơi vào đại nạn
60 năm trước.
- Đại đức Thích Thanh Phong:
Tổ chức Đại lễ cầu siêu cho hơn hai triệu nạn nhân trong tấn thảm kịch
năm Ất Dậu cũng là để thấy trách nhiệm xây dựng cuộc sống hòa bình, ấm
no hôm nay, cũng như bồi tụ thêm tinh thần chia sẻ của mọi người trong
cùng một dân tộc. Từ việc sát cánh hướng đến một nỗi đau chung, nhìn
rộng ra sẽ là cả dân tộc chung vai chia sẻ những khó khăn của cuộc
sống. Sau buổi lễ, chùa Vĩnh Nghiêm tôi đã tổ chức phát 300 phần quà
cho đồng bào nghèo. Từ đó sẽ tiến tới tổ chức các chuyến đi giúp đỡ
đồng bào nghèo ở các địa phương.
- Tổ chức Đại lễ cầu
siêu cho hơn hai triệu đồng bào khuất trong nạn đói năm Ất Dậu 1945
chứng tỏ tăng ni, Phật tử rất quan tâm đến vận mệnh dân tộc?
- Hòa thượng Thích Trí Quảng:
Đương nhiên, người tu hành cũng là người của dân tộc, thì phải quan tâm
đến vận mệnh dân tộc mình. Cái gì có lợi cho dân tộc trong hiện tại và
mai sau thì làm. Đại lễ cầu siêu này một lần nữa chứng minh điều đó.

Đại đức Thích Thanh Phong: "Sự mất mát của dân tộc là sự mất mát của chúng tôi".
- Đại đức Thích Thanh Phong: Chúng
tôi luôn mong muốn song hành với dân tộc. Sự mất mát của dân tộc là sự
mất mát của chúng tôi. Dân tộc suy vi thì Phật giáo cũng suy vi. Dân
tộc hưng thịnh thì Phật giáo cũng hưng thịnh.
- Ý tưởng lập Đại lễ cầu siêu bắt đầu từ bao giờ?
- Hòa thượng Thích Trí Quảng: Trong
mùa Vu lan này, Phật giáo đã đi cầu siêu tại Trường Sơn, Điện Biên Phủ,
TP.HCM (bên đài liệt sỹ Nguyễn Văn Trỗi). Những buổi cầu siêu này cũng
nhân các ngày thương binh liệt sỹ và Quốc khánh. Từ đó mới có ý kiến đề
xuất làm Đại lễ cầu siêu cho hơn hai triệu đồng bào tử nạn năm Ất Dậu
tại tổ đình Vĩnh Nghiêm. Ý kiến này càng thuyết phục hơn khi năm Ất Dậu
1945 đã đi qua vừa tròn 60 năm, khép lại một chu kỳ Ất Dậu (2005 cũng
là năm Ất Dậu).
- Đại đức Thích Thanh Phong:
Ý tưởng đến gấp quá nên công tác quảng bá rộng rãi trên các phương tiện
thông tin đại chúng chưa được như ý. Tuy nhiên Đại lễ rất thành công,
diễn ra trong không khí trang nghiêm.
- Nói một cách chính
xác, đối tượng hướng tới của Đại lễ cầu siêu ngày 26/8 được chư tăng,
ni tuyên bố là những đồng bào đã chết vì oanh tạc và nạn đói. Trong
oanh tạc, chiến tranh, người ngã xuống có thể thuộc nhiều thành phần
khác nhau, thậm chí đối nghịch nhau...
- Đại đức Thích Thanh Phong: Tấm
lòng chúng tôi hướng về tất cả những người lâm nạn, không phân biệt đó
là ai, thuộc thành phần gì. Theo nghĩa hẹp đó là Đại lễ cầu siêu cho
những nạn nhân năm Ất Dậu, nhưng nhìn rộng ra thì đó là lòng từ bi mở
rộng với linh hồn nói chung, không phân biệt quá khứ, dựa trên tinh
thần truyền thống của dân tộc Việt Nam: đoàn kết, bao dung. Tình
thương, lòng từ bi thì không có sự phân biệt, tất cả hướng tới những
người xấu số, cầu nguyện cho họ dù họ thuộc thành phần gì, để hương hồn
được yên vui.

Đại lễ cầu siêu cho hơn hai triệu đồng bào đã chết trong nạn đói năm Ất Dậu 1945.
- Những Đại lễ cầu siêu như thế này sẽ tiếp tục được tổ chức trong tương lai?
- Đại đức Thích Thanh Phong:
Tôi được biết Trung Quốc, Hàn Quốc đều có nạn đói tương tự, nhưng hậu
quả nhẹ hơn Việt Nam. Tuy nhiên, năm nào họ cũng làm lễ tưởng niệm rất
lớn, để nhìn vào quá khứ đau thương đó mà cố gắng. Nhật Bản thì có đại
lễ tưởng niệm đồng bào bị tử nạn do bom nguyên tử.
Tăng ni, Phật tử chúng
tôi mong muốn chọn một ngày cố định trong mùa Vu lan để cầu nguyện hàng
năm cho các anh hùng liệt sỹ vị quốc vong thân, những người tử nạn
trong nạn đói năm Ất Dậu, kể cả những nạn nhân chiến tranh, vì dù đứng
về phía bên nào thì họ cũng là người của dân tộc Việt Nam. Làm thế cũng
là để cảnh tỉnh những người gây chiến tranh có trách nhiệm với hậu quả
họ gây ra, nhắc nhở lương tri con người đừng bao giờ gây chiến tranh.
- Xin cảm ơn!
|
(http://vietnamnet.vn/chinhtri/doinoi/2005/08/483868/)
***
Lễ cầu siêu cho 2 triệu nạn nhân nạn đói Ất Dậu |
10:48' 26/08/2005 (GMT+7) |
(VietNamNet) -
7h30 sáng nay (26/8), tại chùa Vĩnh Nghiêm, Thành hội Phật giáo TP.HCM
tổ chức Đại lễ cầu siêu cho hơn 2 triệu đồng bào đã chết trong nạn đói
năm Ất Dậu 1945.
 |
l |
Đây là lễ cầu siêu lần đầu tiên được tổ chức với quy mô tập trung do Thành hội Phật giáo TPHCM làm chủ lễ.
Ngoài
hơn 3.000 tăng ni, Phật tử đại diện cho hơn 1.000 ngôi chùa, tự viện
trong thành phố, còn có các chư tôn giáo phẩm đại diện Hội đồng Chứng
minh, Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam tham gia
các nghi thức tại lễ cầu siêu tưởng nhớ đến những nạn nhân đã chết
trong nạn đói khủng khiếp cách nay đúng 60 năm.
Trong niềm xúc động tưởng nhớ
những đồng bào đã khuất, hòa thượng Thích Trí Quảng, Phó chủ tịch Giáo
hội Phật giáo Việt Nam, trưởng ban tổ chức cuộc lễ, nhắc lại nguyên
nhân dẫn đến nạn đói do ngoại xâm và diễn tả cảnh tang thương với những
thây người lạnh cóng bên đường năm xưa.
Lời văn tế do Thượng tọa Thích Lệ Trang, trưởng ban nghi lễ Thành hội Phật giáo TP.HCM, đọc khiến hàng nghìn người lặng đi: "Xác người chồng chất thương đau/ Dòng đời những thân gầy xác phơi". Sau đó Thượng tọa cùng các tăng ni, Phật tử đọc kinh cầu siêu cho hơn hai triệu linh hồn oan khiên đó.
Nhiều người đến dự đứng
hồi lâu trước những bức ảnh của cụ Võ An Ninh chụp xác người gầy gò nằm
co quắp được phóng to. Cụ Võ An Ninh, nhân chứng sống của những ngày
đau thương ấy, được mời lên kể về những gì cụ đã chứng kiến, đặc biệt
là trên chặng đường Thái Bình - Hà Nội, chặng có nhiều người chết đói
nhất.
Chiều nay,
cũng tại chùa Vĩnh Nghiêm sẽ diễn ra nghi thức cúng chẩn tế. Đây là
nghi thức thể hiện tấm lòng và cầu mong siêu sanh tịnh độ của những
người đang sống đối với các sinh linh bị chết thảm trong đói rét, cùng
quẫn.
Toàn bộ
số tiền đóng góp của Phật tử tại Đại lễ cầu siêu sẽ được ban tổ chức
đóng góp cho Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam để xây dựng các
công trình tưởng niệm, bia di tích nạn đói tại tỉnh Thái Bình và Thanh
Hóa - hai địa phương có số nạn nhân chết lớn nhất trong nạn đói lịch sử
năm Ất Dậu 1945.
|
http://vietnamnet.vn/chinhtri/doinoi/2005/08/483138/)
***
Cầu siêu cho 2 triệu người chết đói
Sáng nay, hơn 1.000 tăng ni, phật tử của hơn 1.000 ngôi
chùa tại TP HCM đã tập trung về chùa Vĩnh Nghiêm làm đại lễ cầu siêu
cho 2 triệu người Việt Nam đã chết vì nạn đói năm 1945. Đây là lễ cầu
siêu lần đầu tiên được tổ chức với quy mô tập trung do Thành hội Phật
giáo làm chủ lễ. Sau 3 hồi trống triệu chư vong linh, cả sân chùa trở
nên lặng ngắt trong phút mặc niệm các nạn nhân. Tiếp đó là các lễ niệm
hương cầu nguyện, đọc văn tế và sớ cầu siêu cô hồn đồng bào nạn đói
diễn ra với mong muốn các vong linh được siêu thoát.
Trong sân chùa trưng bày 9 bức ảnh vạch trần tội ác
của chiến tranh qua nạn đói cách nay 60 năm của cụ Võ An Ninh - nhân
chứng về thảm nạn năm 1945. Các bức ảnh được phóng to cỡ 1,5 x 2 m,
được đặt bên bức trướng trích đăng Văn tế lương dân chết đói của GS Vũ
Khiêu. Theo hòa thượng Thích Thanh Phong,
đại lễ cầu siêu được tổ chức nhân dịp mùa Vu Lan báo hiếu theo Phật
lịch 2.549 (dương lịch 2005), nhằm thể hiện tinh thần báo tứ trọng ân
của người con Phật.
Ngoài các nội dung chính của lễ cầu siêu, 17h chiều
nay, tại đây sẽ diễn ra nghi thức cúng chẩn tế. Đây là nghi thức thể
hiện tấm lòng và cầu mong siêu sanh tịnh độ của những người đang sống
đối với các sinh linh bị chết thảm trong đói rét, cùng quẫn. Nghi thức
này sẽ thu hút khoảng 5.000 phật tử tới tham gia. Cũng theo hòa thượng Thích Thanh Phong, toàn bộ
số tiền đóng góp của Phật tử tại Đại lễ cầu siêu sẽ được ban tổ chức
đóng góp cho Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam để xây dựng các
công trình tưởng niệm, bia di tích tại tỉnh Thái Bình và Thanh Hóa -
hai địa phương có số nạn nhân lớn nhất trong nạn đói lịch sử năm Ất Dậu
1945. Tuấn Dũng
http://vnexpress.net/Vietnam/Xa-hoi/2005/08/3B9E1804/ http://vnexpress.net/Vietnam/Xa-hoi/2005/08/3B9E1866/
***
Đại lễ cầu siêu cho hơn 2 triệu đồng bào chết trong nạn đói năm 1945
TT-(TP.HCM) - Hôm nay 26-8, vào lúc 7g30,
tại chùa Vĩnh Nghiêm, Thành hội Phật giáo TP.HCM tổ chức đại lễ cầu
siêu cho hơn 2 triệu đồng bào đã chết trong nạn đói năm Ất Dậu 1945.

Ảnh: T.T.D
Thượng tọa Thích Thiện Tánh, phó ban trị sự
Thành hội Phật giáo, cho biết đây là lễ cầu siêu lần đầu tiên được tổ
chức với nghi lễ trang trọng như dâng hương, gióng chuông triệu linh,
văn tưởng niệm, sám vô thường... “Nhân mùa Vu lan báo hiếu năm nay,
chúng ta tưởng niệm cầu siêu cho hơn 2 triệu vong linh 60 năm trước và
cũng không quên nghĩ đến những nạn nhân hiện nay tại nhiều nơi trên thế
giới đang chịu đói khổ, tang tóc vì bạo lực, chiến tranh” - thượng tọa
Thích Thiện Đức chia sẻ.
Sư Thích Thanh Phong - phụ trách tổ chức
đại lễ - cho biết sẽ có khoảng 7.000 tăng ni phật tử cả nước tham dự
cùng các quí hòa thượng tham gia cầu siêu. Chùa Vĩnh Nghiêm mở rộng cửa
cho mọi người đến tham gia đại lễ.
L.A.Đ. - Đ.H.
(http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=95340&ChannelID=3)
***
Đại lễ cầu siêu nạn nhân nạn đói năm 1945
TT (TP.HCM) - Sáng 26-8-2005, đại lễ cầu
siêu cho hơn 2 triệu đồng bào đã chết trong nạn đói năm Ất Dậu (1945)
đã được long trọng tổ chức tại chùa Vĩnh Nghiêm, TP.HCM với sự tham dự
của lãnh đạo UBND TP.HCM, các tôn đức giáo phẩm Giáo hội Phật giáo VN,
Thành hội Phật giáo TP và đông đảo tăng ni, phật tử TP.
Khai mạc đại lễ, trưởng ban trị sự Thành
hội Phật giáo TP - hòa thượng Thích Trí Quảng - phát biểu: tuy đất nước
đã đạt được những thành quả to lớn về mọi mặt nhưng nạn đói nghèo vẫn
chưa được giải quyết tận gốc.
Do đó Phật giáo VN sẽ đóng góp nhiều hơn
nữa, cùng Nhà nước, các tổ chức xã hội xây dựng một đất nước giàu mạnh,
hạnh phúc và an lạc cho nhân dân.

Thượng tọa Lê Trang (phó ban thường trực
Ban nghi lễ TP) đọc bài văn tế tưởng niệm đồng bào chết trong nạn đói
năm Ất Dậu 1945 - Ảnh: T.T.D
Sau đó, đại lễ tiếp tục tiến hành với các
nghi thức tưởng niệm đồng bào, tụng sám vô thường, tụng vãng sanh, hồi
hướng... để nguyện cầu cho hơn 2 triệu vong linh trong nạn đói Ất Dậu.
ĐỒNG HƯNG (http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=95439&ChannelID=3) http://www2.thanhnien.com.vn/Xahoi/2005/8/25/120164.tno
|