Phật giáo & Thời đại
Khoa học không thể lý giải trước sự sống sau khi chết của một vị thiền sư người Nga
28/09/2011 08:32 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

Thiền sư Hambo Lama Itigelov, Tăng thống thứ mười hai của Phật tử Nga, từng lãnh đạo Tăng đoàn thời kỳ 1911-1917, đã được truy tặng Huân chương Mông Cổ "Ochir quý giá" hạng I. Huân chương được gắn lên ngực áo Thiền sư Hambo Lama từ tay  Thủ tướng Mông Cổ Batbold Suhbaataryn, người đã viếng thăm Tu viện Ivolginsky ở Buryatia trong chuyến thăm Nga.

Thiền sư Itigelov (ảnh dưới) được trao tặng giải  thưởng Mông Cổ này năm 1912, bởi những đóng góp của ông vào nền độc lập Mông Cổ. Ông đã hành động như một nhân vật trung gian trong các cuộc đàm phán giữa các thủ lĩnh mới của Mông Cổ và Sa hoàng Nga Nikolai II. Kết quả các cuộc đàm phán này là việc ký kết hiệp ước Nga-Mông Cổ, theo đó Nga công nhận nền độc lập của nhà nước mới.

Năm 1927, Tăng thống Phật tử Nga Hambo Lama Itigelov đã nhập thiền định cuối cùng của mình. Trước đó, ông đã đàm đạo với các môn đệ và cho biết, ông sẽ rời khỏi tục giới này và đề nghị sau 75 năm, khai quật ông để khẳng định rằng ông vẫn tiếp tục sống.

Năm 2002, theo đúng yêu cầu của thiền sư, quan tài của ông đã được khai quật từ phần mộ và mở ra trong sự chứng kiến của các vị lãnh đạo Phật giáo Nga, giới chuyên viên y tế, khoa học và Phật học. Ông Boris Bazarov, giám đốc Viện nghiên cứu Mông Cổ, Tây Tạng và Phật giáo thuộc Viện hàn lâm khoa học Nga là người


cũng chứng kiến sự kiện đã chia sẻ ấn tượng.

“Tất cả chúng tôi ai cũng ngỡ ngàng khi trông thấy Thiền sư Lama Itigelov, ngồi trong "tư thế hoa sen" mà ông đã nhập thiền 75 năm trước. Thi thể của ông được bảo quản hoàn hảo”.

Độ tuổi sinh lý của Thiền sư Lama Itigelov là gần 160 năm. Ngày nay, nhục thân của vị Lama này được bảo quản tại Tu viện Ivolginsk, trong một quan tài bằng thủy tinh không có sự theo dõi về nhiệt độ hoặc độ ẩm. Tuy nhiên, thi thể ông vẫn không hề có dấu hiệu phân rã. Các chuyên gia từ các nước khác nhau đã khẳng định điều này.

Theo Giám đốc Học Viện Hambo Lama Itigelov, người đồng thời là cháu gái của Thiền sư, bình thường thi thể ông có nhiệt độ từ 18-23 độ C. Vào một số thời điểm thân nhiệt có thể tăng lên đến 34 độ. Trong các buổi hành lễ trang trọng tại tu viện, mồ hôi từng xuất hiện trên gương mặt Thiền sư Itigelov. Phật tử tin rằng Đức Dalai Hambo còn sống. Chỉ có điều tâm trí của ông đang ở một cõi khác song hành, còn nhục thân của ông với chúng ta. Ông Boris Bazarov đã chia sẻ suy nghĩ về điều này:

“Chắc chắn, khí hậu khô và hòm gỗ tuyết tùng mà Thiền sư được chôn cất đã góp phần vào việc bảo quản thi thể ông. Nhưng nhiều khả năng, còn có những  động thái khác nữa, thậm chí rất mạnh, đã được thực hiện tác động giữ gìn thi thể. Thiền sư Itigelov là một chuyên gia lớn của y học Tây Tạng. Ông biết rõ về sự khởi đầu và chấm sứt sự sống của con người. Ví dụ, trong quá trình thiền định, người ta thường uống rất nhiều nước mặn. Không những thế trong thời gian dài. Tuy nhiên, hiện tượng Thiền sư Itigelov có thể hiểu được nếu các đại diện giới Phật tử cho phép khám nghiệm thi thể ông. Nhưng họ không đồng ý, còn các nhà khoa học cũng không nài nỉ điều này. Đây là vấn đề tín ngưỡng. Không thể lường trước những gì có thể xảy ra nếu khám nghiệm tử thi”.

Khoa học ngày nay bất lực trong việc giải thích diễn biến của cơ thể vị tăng thống thứ mười hai của Phật tử Nga. Các nhà khoa học gọi trạng thái hiện tại của ông là “hiện tượng Itigelov". Nhiều người coi đây nó là một phép lạ. Còn các nhà sư Buryatya thì nhắc tới cụm từ "Thân thể vô tận quí giá". Phật tử khắp nước Nga và thế giới vẫn tới Tu viện Ivolginsky để hành hương và bày tỏ sự kính trọng trước Thiền sư Itigelov.

Theo Tiếng nói nước Nga

» Ảnh đẹp
» Liên kết website
Search
» Từ điển Online
Từ cần tra:
Tra theo từ điển:
» Âm lịch