Tin trong nước
Tháng 6/2014, GHPGVN tổ chức khánh thành 3 ngôi chùa ở Quần đảo Trường Sa
21/06/2014 00:10 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

Những ngôi chùa này không chỉ là địa điểm sinh hoạt tôn giáo - tín ngưỡng truyền thống của cư dân trên Quần đảo Trường Sa, mà còn là sự thể hiện cụ thể và sinh động đời sống văn hóa, tinh thần của người Việt nơi biển đảo từ xa xưa

Theo kế hoạch, trong tháng 6/2014, GHPGVN tổ chức khánh thành 3 ngôi chùa tại 3 đảo: Nam Yết, Sơn Ca, Phan Vinh trên Quần đảo Trường Sa.

Như vậy, hiện nay trên Quần đảo Trường Sa Việt Nam đã có 6 ngôi chùa là: chùa Song Tử Tây, Sinh Tồn, Trường Sa Lớn, Nam Yết, Sơn Ca, Phan Vinh.

Quần đảo Trường Sa thuộc huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa, nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 

Từ xa xưa, trên quần đảo này đã có những am, do ngư dân người Việt xây dựng, để cầu Trời, khấn Phật phù hộ, độ trì cho những chuyến đi biển được bình yên, bội thu hải sản, cuộc sống ấm no,... Trên nền tảng đó, các chùa Song Tử Tây, Sinh Tồn, Trường Sa Lớn đã được định hình, phát triển. 

Điểm chung của các chùa trên Quần đảo Trường Sa là đều hướng về thủ đô Hà Nội, được xây dựng theo phong cách truyền thống Việt, với số gian lẻ (thường là một gian, hai chái hoặc ba gian, hai chái), với hệ mái cong, có đầu đao, sử dụng nhiều loại gỗ quý, chịu được độ mặn của nước biển… Ngoài chức năng thờ Phật, trong khuôn viên các chùa ở Quần đảo Trường Sa đều có ban thờ anh hùng liệt sĩ - những người đã hi sinh anh dũng để bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc…

Những ngôi chùa này không chỉ là địa điểm sinh hoạt tôn giáo - tín ngưỡng truyền thống của cư dân trên Quần đảo Trường Sa, mà còn là sự thể hiện cụ thể và sinh động đời sống văn hóa, tinh thần của người Việt nơi biển đảo từ xa xưa, với cốt lõi là tinh thần yêu nước và ý thức trách nhiệm, quyết tâm bảo vệ, giữ vững chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Trích trong cuốn Chùa Việt Nam của tác giả Hà Văn Tấn - Nguyễn Văn Kự - Phạm Ngọc Long.

Nguồn:http://phatgiao.org.vn/

» Ảnh đẹp
» Liên kết website
Search
» Từ điển Online
Từ cần tra:
Tra theo từ điển:
» Âm lịch