Tư liệu
Sống trong đời sống cần lắm một tấm lòng
02/01/2009 15:16 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

http://www.phatgiao.vn/images/news/cuchi0803.jpg

Đó là một câu bất hủ trong một bài hát của Trịnh Công Sơn. Câu đó đượm vẻ triết lý, đấy tình người. Là người Việt Nam có tâm hồn ai cũng phải công nhận Trịnh Công Sơn là tài năng lớn của âm nhạc Việt Nam thế kỷ XX. Di sản âm nhạc TCS là vô giá, là niềm tự hào của người Việt Nam.

Trịnh Công Sơn có tên trong từ điển Bách khoa Pháp “Encyclopédie de tous les pays du monde” (Coll.Les Millions), Trịnh Công Sơn cũng có tên ở trong Wikipedia và cả trong từ điển Encyclopedia Britannica. Jean Claude Pomonti viết cả một trang lớn trên báo “Le Monde” của Pháp nói về Trịnh Công Sơn. Trong một lá thư của nữ nghệ sĩ Nhật Michiko viết gửi TCS có câu: “Bây giờ là mùa đông ở Tokyo nhưng anh đừng ngại vì những bài hát của anh đã được em sưởi ấm trong đôi cánh tay, không ngại tuyết trắng làm giá băng đâu “.

Trịnh Công Sơn quan niệm mình chỉ là tên hát rong đi qua miền đất nầy để hát lên những linh cảm của mình về một giấc mơ đời hư ảo, như nhà Phật nói đời là lẽ vô thường. Nhận xét về Trịnh Cong Sơn, nhạc sĩ Văn Cao viết: “Trong âm nhạc của Sơn ta không thấy dấu vết của âm nhạc cổ điển theo cấu trúc bác học phương Tây. Sơn viết hồn nhiên như thể cảm xúc nhạc thơ tự nó trào ra. Nói như nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát, người bạn già của tôi: “Trịnh Công Sơn viết dễ như lấy chữ từ trong túi ra”. Cái quyến rũ của nhạc Trịnh Công Sơn có lẽ chính ở chỗ đó, không định tạo ra một trường phái nào, một triết học nào, mà vẫn thấm vào lòng người như suối tưới”. “Với những lời hay ý đẹp và độc đáo đến bất ngờ hợp phôi cùng một cấu trúc đặc biệt  như một hình thức của dân ca hầu như không thay đổi .Trịnh Công Sơn đã chinh phục được hàng triệu con tim  không chỉ ở trong nước, mà ở cả ngoài biên giới nữa. Âm nhạc Trịnh Công Sơn là âm nhạc vì con người nên ở lại mãi với hồn người, không biên giới, "cao hơn mọi thành kiến trên đời".

Không những thế, đã có cả trăm bài hát của TCS đã được dịch ra nhiều thứ tiếng như: Nhật, Anh, Pháp,Thái … Có cả trăm ca sĩ hát đi hát lại cả nghìn lần những bài hát do TCS sáng tác. Sáng tác đầu tiên của TCS là bài “Ướt Mi” năm 1959. Sống ở trên đời khoảng 40 năm,TCS đã để lại di sản 600 ca khúc mà ta có thể chia làm ba loại: Trữ tình; Phản chiến; Nói về than phận con người như các bài: Diễm Xưa, Nắng Thủy Tinh, Tuổi Đá Buồn, Đại Bác Ru Đêm, Hát Trên Những Xác Người v.v..

Ca khúc"Huyền thoại mẹ" là một trong những bài hát hay nhất về cuộc chiến đấu, hy sinh của dân tộc ta vì hoà bình và thống nhất đất nước.

Và quả thật, như một thứ "dân ca mới", "nhạc Trịnh" đã được hát ở khắp nơi, hát không nhàm chán, hát hồn nhiên như hơi thở.

Thương thay cho số người vô minh. Đó chỉ là một thiểu số rất ít người Việt di tản ở miền nam California lấy biểu tình chống Cộng làm nghề sinh nhai. Nhất là vào tháng Tư,  thời điểm để họ làm ăn. Vì những ngày cuối tháng Tư là mà họ gọi là “ngày mất  nước”. Thật ra, không ai xua đuổi, tự họ trốn chạy, bỏ nước ra đi. Đất nước Việt Nam vẫn còn đó. Đâu có bị ngoại bang xâm chiếm. Những ngày cuối tháng Tư là ngày thống nhất đất nước .Là ngày vui mừng của toàn dân Việt Nam. Cớ sao lại gọi là ngày mất nước?

Và ngày đầu tháng Tư là ngày các bạn bè của Sơn họp mặt kỷ niệm TCS, là ngày những ca sĩ thích nhạc Trịnh diễn xuất những bài hát của TCS … Vây mà cũng có một số người biểu tình chống Trịnh Công Sơn. Họ quy cho Sơn vì đặt những bài hát phản chiến làm họ mất tinh thần chiến đấu, nên miền Nam mới rơi vào tay CS. Họ thù Sơn và phải biểu tình chống Sơn.

Nhưng bây giờ ở Mỹ không như trước, tình hinh đã đổi khác; Việt Cộng đầy dẫy ra. Bọn người chống Cộng hết ăn nên làm ra như thuở nào? Chúng  chụp mũ nhau nên nhìn thấy đâu đâu cũng có Việt Cộng. Chống Việt Cộng không xong, Chúng quay ra chống nhau bằng thích, điển hình là gần đấy chúng chống Trần Thái Văn, Andy Quách … là những đại diện do chúng bầu ra. Và.hiện tại chúng đang chống báo Người Việt, tờ nhât báo chống Cộng lớn nhất tại Mỹ. Trong khi đó, cả trăm nghìn người Việt yêu nước thầm lặng đã về thăm quê hương. Hàng năm lượng Kiều-hối lên tới cà tỉ đô-la. Có nhiều Việt  kiều ở khắp thế giới  đã về nước đầu tư. Kinh tế Việt Nam đang khởi sắc và Âm nhạc Việt Nam đang đi lên với chiều  hướng tốt và có  rất nhiều ca sĩ  đã hát nhạc Trịnh vì quả thật, nhạc của Trịnh Công Sơn như một thứ "dân ca mới" đã được hát ở khắp nơi, khắp chốn, hát không nhàm chán, hát hồn nhiên như hơi thở.

Âm nhạc Trịnh Công Sơn là âm nhạc vì con người nên ở lại mãi với hồn người, không biên giới, cao hơn mọi thành kiến trên đời.

Với tinh thần đại đoàn kết dân tộc; với quan niệm từ bi của đức Phật, chúng tôi tha thiết gởi đến người anh em chống Cộng lời ca của Trịnh Công Sơn: “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng” .

California, ngày 05 tháng 04 năm 2008.
Hoài Việt

» Ảnh đẹp
» Liên kết website
Search
» Từ điển Online
Từ cần tra:
Tra theo từ điển:
» Âm lịch