Tư liệu
Lạm phát danh từ Hán Việt
02/01/2009 15:16 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

http://www.phatgiao.vn/images/news/avo1.jpg

Ngôn ngữ Việt Nam rất giàu.

Phải nhìn nhận rằng ngôn ngữ Việt Nam rất phong phú. Nhiều người nước ngoài  đã ngợi khen danh từ Việt Nam dồi dào, có nhiều nghĩa bóng gió, sâu sắc. Còn tiếng nói  thì người Việt Nam nói líu lo như thể chim hót. Nghĩa là nói có vần, có điệu : sắc,  huyền, hỏi, ngã, nặng . Nói như hát, như một bản nhạc. Thế mà người Việt chính gốc ở thế kỷ 21 lại sử dụng tiếng Việt với nhiều danh từ mâu thuẫn, sai lạc, không đúng nghĩa. Không những vậy, chúng ta còn dùng nhiều danh từ Hán-Việt; trong đó, có nhiều danh từ dùng sai lầm.

Lịch sử gốc của Dân Tộc Việt Nam đời Hồng-Bàng đã không còn.

Gần đây, nhiều tờ báo trong nước có đăng bài viết của thiền sư Lê Mạnh Thát với tựa đề: “Những phát hiện lịch sử chấn động” và sau đó là những bài viết phản bác của giáo sư Phan Huy Lê và một vài người khác.

Sở dĩ có việc xẩy ra như vậy là do chúng ta không có sách vở lịch sử ghi chép để lại. Vấn đề nầy hầu như học sinh Trung học đều biết rõ nguyên nhân của nó. Sở dĩ gây ra sự mất mát là do quan quân người Tầu khi xưa khi sang cai trị nước ta, họ có chủ trương đồng hóa dân tộcViệt Nam bẳng cách tóm thâu tất cả các sách vở ghi chép, nhất là về lịch sử của nước ta  rổi chia loại. Loại nào quan trọng thì mang tất cả về Tầu. Loại nào không quan trọng thì đốt sạch tại chỗ. Thâm độc hơn, họ còn cấm dân ta tàng trử cũng như giấu diếm các sách vở của ta bất cứ thể loại nào. Nếu ai trái lệnh thì bị xử tử hình, và nặng hơn nữa thì tru di tam tộc.

Vỉ lẽ đó, nên sách vở ghi chép sử liệu của Dân Tộc Việt Nam đã không còn. Một khi muốn nghiên cứu về sử cũ thời phải đọc sách của Tầu. Vì bị ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa lâu ngày nên chúng ta thường quen dùng danh từ Hán-Việt, thay vì danh từ Việt.

Dùng danh từ Hán-Việt không đúng cách ?

.Không những vậy, chúng ta còn dùng nhiều danh từ Hán-Việt. Trong đó, có nhiều danh từ dùng sai lầm. Ví dụ như Đế-Thiên – Đế-Thích  của người Khmer chẳng hạn. Dùng từ Đế Thiên, Đế Thích không hợp nghĩa của tiếng Khmer. Thật ra, phải gọi là Angkor Wat – Angkor Thom mới đúng. Angkor là tiếng Sanskrit đồng nghĩa với Nagara và Nokor. Tiếng Việt có thể gọi là đô thị, tỉnh hay thủ đô. Wat là Chùa, người Khmer gọi là Vượt; ngưởi Thái và người Lào gọi là Vắt.Thôm là lớn. Tóm lại, Angkor Wat là : Đô thị Chùa và AngkorThom là: Đô thị Lớn.

Cả những tên thủ đô và thành phố lớn của các nước cũmg vậy, chúng ta dọch từ chữ Hán ra. Ví dụ như: Ba-Lê, Luân-Đôn, Hoa-Thịnh-Đốn, Cựu-Kim-Sơn, Vọng-Các, Ngưỡng-Quảng ... Gọi bằng cách nầy học sinh phải nhớ đến hai lần thay vì một lần.

Không những lạm phát về danh từ Hán-Việt. Người mình còn bắt chước người Tàu nhiều thứ như đốt giấy vàng, giấy bạc. Đã tốn tiền mà còn xả rác đầy đường. Cái gì ta cũng bắt chước,  người Tầu thưởng dùng “họ”để chỉ một người nào đó. Ví dụ: Mao chủ tịch. Nhưng nếu gọi cho đúng cách, người Việt phải gọi hay viết là chủ tịch Mao v.v…

Thảo luận nhưng thiếu nguồn gốc lịch sử không mang lại kết quả ?

Chúng tôi được biết Hội Nghiên Cứu Lịch Sử Việt Nam sẽ mở ra nhiều cuộc họp sau nầy để các nhà nghiên cứu sử và các nhà sử học có dịp thảo luận và trình bày quan điểm của mình, nhất là lịch sử Việt Nam thời Kinh Dương Vương, Hồng Bàng v.v… Chúng tôi e rằng cuộc thảo luận về Lịch Sử nầy sẽ xẩy ra tranh cãi mà không đi đến đâu ? .Cũng cần biết thêm là chúng ta thiếu tài liệu gốc để nghiên cứu nên sẽ gặp khó khăn khi muốn giải quyết một vấn đề.

Chúng tôi vẫn biết rằng vì bị ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa lâu năm nên chúng ta thường quen dùng danh từ Hán-Việt, nhất là về kinh sách Phật giáo, cách trang phục của tăng ni v.v.…

Luôn tiện viết ra đây hôm nay, chúng tôi có hai ý kiến nêu lên:

1)- Huyền thoại trăm trứng nở ra trăm con.Vua Sùng Lãm, con của Kinh-Dương-Vương lấy con gái của Đế-Lai là Âu-Cơ, sinh ra trăm con trai (tục truyền sinh trăm trứng), là tổ của Bách-Việt. Một hôm vua bảo Âu-Cơ rằng: “Ta là giống Rồng, nàng là giống tiên, thủy hỏa khắc nhau, chung hợp thật khó”. Bèn từ biệt nhau, chia 50 con theo mẹ về núi, 50 con theo cha về miền Nam (có bản chép là về Nam-Hải), phong con trưởng là Hùng-Vương nối ngôi. [Theo Đại-Việt Sử Ký Toàn Thư]. Cũng vì tin theo huyển thoại nầy mà về sau nước ta có việc Trịnh Nguyễn phân tranh kéo dài đến 200 năm. Và đến năm 1954 nước Việt-Nam lại bị chia cắt ra hai miền; miền Bắc và miền Nam đến 30 chục năm. Huyền thoại mà đẹp đẽ, hạnh phúc, không chia lìa, xây dựng như huyền thoại Thánh Gióng đánh giặc Ân thì ta nên giữ. Còn huyền thoại đổ vỡ, vợ chồng, con cái phải chia lìa, mất đoàn kết như vua Sùng Lãm với bà bà Âu-Cơ thì phải đặt câu hỏi: “Ta có nên giữ lại không“? Với lại Sử thần Ngô Sĩ Liên viết: “Xét sách Thông Giám ngoại kỷ nói: Đế-Lai là con Đế-Nghi, cứ theo sự ghi chép ấy thì Kinh Dương Vương là em ruột Đế-Nghi, thế mà kết  hôn với nhau, có lẽ đời ấy hoang sơ, lễ nhạc chưa đặt mà như thế chăng ?

2)-“Liệu chúng ta có cần sửa đổi danh từ Hán-Việt trong kinh sách Phật giáo và cách trang phục của tăng ni Việt Nam”?

Kinh Phật có dịch ra Việt ngữ, nhưng thật ra đã dùng từ Hán-Việt quá nhiều..Có Việt-ngử-hóa kinh sách Phật học thì mới thích ứng với thời đại, nhất là đối với tầng lớp trẻ Việt-Nam; như thế mới đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi của chúng sinh; kinh kệ sẽ đi thẳng vào đời sống hàng ngày của quần chúng. Và như vậy đạo Phật mới mong phát triển được dễ dàng, mau chóng.

Phật giáo Việt Nam nên thay đổi  cả cách trang phục vi chúng ta hoàn toàn bắt chước theo lối Tầu. Hai ông tăng Việt và Tầu đứng với nhau không dễ dầu phân biệt được ông nào là Việt, ông nào là Tầu  Nên chế biến áo theo kiểu áo dài Việt Nam để biểu trưng cái gì của xứ sở.

Tóm lại, hiện nay chúng ta vẫn còn dùng nhiều danh từ Hán-Việt mà lẽ ra chúng ta cần sửa đổi lại cho xứng với niềm tự hào rằng :
 
“Chúng ta có bốn nghìn năm văn hiến”..

Chúng tôi tha thiết kính mong các bậc trưởng thượng, và các vị trí thức có tinh thần Dân Tộc cho biết ý kiến.
 
California, ngày 05 tháng 04 năm 2008.
Hoài-Việt
P.O. Box 710091 San Diego, CA 92171-USA

» Ảnh đẹp
» Liên kết website
Search
» Từ điển Online
Từ cần tra:
Tra theo từ điển:
» Âm lịch