Tư liệu
Giới Thiệu Đạo Phật - Giáo Pháp, Lịch Sử Và Cách Thực Hành
Peter Harvey Mỹ Thanh (Dịch) Nhà Xuất Bản Hải Phòng
10/10/2011 04:11 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

 

Chương 10. Lịch sử sau nầy và sự truyền bá Phật giáo

 

 

Phật giáo ở Ấn Độ và Trung tâm châu Á

Dưới đế quốc Gupta thuộc Ấn giáo (320-540), vị vua nầy trị vì phần lớn ở miền bắc Ấn, và Ấn giáo được truyền bá rất mạnh. Tuy nhiên, Phật giáo nói chung tiếp tục hưng thịnh với những vị lãnh tụ đỡ đầu cả hai tôn giáo. Vào khoảng thế kỷ 450 trước Công nguyên, người Hung trắng nguồn gốc ở Trung tâm châu Á, tàn phá những tu viện ở Afghanistan, bắc Pakistan, và những vùng miền Tây Ấn. Vào thế kỷ thứ bảy, một sự phục hồi chậm chạp có mặt ở vùng tây bắc, và Phật giáo còn vững mạnh ở miền Nam Pakistan. Tuy nhiên, trong vùng miền Tây và Nam Ấn Độ, Phật giáo nhường chỗ cho Ấn Độ giáo (Hinduism) và đạo Jain. Bắt đầu năm 750 trước Công nguyên, dưới triều đại Pāla nắm quyền hành ở vùng đông bắc, đã đỡ đầu Phật giáo và ủng hộ thành lập năm tu viện đại học, tu viện đại học lớn quốc tế nổi tiếng là Nālandā.

Vào thế kỷ thứ mười một, quyền hành của Pāla yếu dần, và được tiếp nối vào năm 1118 với triều đại Sen thuộc Ấn giáo. Từ năm 986 trước Công nguyên người Thổ Nhĩ Kỳ (Turks) Hồi giáo (Muslim) bắt đầu tấn công miền Tây Bắc Ấn Độ từ phía Afghanistan, cướp bóc miền Tây Ấn vào đầu thế kỷ thứ mười một. Việc bắt buộc phải cải đạo thành Hồi giáo bắt đầu, và tất cả những hình ảnh Phật giáo bị đập phá, vì người Hồi giáo không thích “sự sùng bái thần tượng”. 

Vào năm 1192, người Thổ thành lập luật lệ cho toàn cõi miền Bắc Ấn từ Delhi. Vùng Đông Bắc thành trì của Phật giáo cũng sụp đổ, với sự phá hủy đại học Nālandā vào năm 1198. Trong vùng Đông Bắc, miền Đông và Kashmir, Phật giáo vẫn còn phảng phất tồn tại với sự bảo trợ của hoàng gia cho đến những hai thế kỷ sau nữa. Ở Kashmir, người Hồi giáo nghiền nát Phật giáo vào thế kỷ thứ mười lăm. Những người tỵ nạn Phật giáo chạy trốn vào miền Nam Ấn (nơi mà những vị vua Ấn giáo chống đối quyền hành Hồi giáo), Đông Nam châu Á, Nepal và Tây Tạng. 

Trường Phật giáo Nam tông (Theravāda) hưng thịnh ở miền Nam cho đến thế kỷ thứ mười bảy, trước khi rút về Ceylon sau khi chiến tranh xảy ra. Nhưng bắt đầu vào thế kỷ thứ mười sáu, người Miến Điện (Burma) lần nữa giới thiệu Phật giáo ở ven vùng đông bắc tiểu lục địa Ấn Độ.

Trong một vùng miền bắc của Tây Tạng, được biết đến như là Trung tâm châu Á, có một con đường giao thông buôn bán với các nước ngoại quốc là Con Đường Tơ Lụa (Silk Road), vì tơ lụa được xuất cảng và chuyên chở từ Trung Hoa sang Tây Bắc Ấn Độ, và luôn cả những nước ở vùng Địa Trung Hải. Trong số những người thương gia Ấn Độ, có rất nhiều người Phật tử thường đi cùng với các tu sĩ lang thang, và chính họ đã giúp cho sự bành trướng Phật giáo ở Trung Tâm châu Á. 

Vào thế kỷ thứ hai trước Thiên Chúa, Phật giáo là một món quà ở khu vực nầy, và vào thế kỷ thứ nhất sau Công nguyên, Phật giáo - Nhất Thiết Hữu Bộ (Sarvāstivāda) và Đại thừa (Mahāyāna) đều hưng thịnh trong nhiều thành phố và tiểu bang của khu vực nầy. Trung Tâm châu Á vẫn còn theo Phật giáo cho đến thế kỷ thứ mười và mười một, lúc mà người Thổ Nhĩ Kỳ mang đến những thay đổi, và chuyển thành Hồi giáo.

Những yếu tố nào góp phần trong việc thối hóa và chuyển nhượng thực sự của Phật giáo trong vùng tiểu lục địa Ấn Độ (ngoại trừ vùng Hy Mã Lạp Sơn và Ceylon)? Sự pha loãng và khác biệt của Phật giáo tương đương với sự xuất hiện mạnh mẽ của Ấn Độ giáo (Hinduism). Các nhà văn Đại thừa phê bình rất nhiều về Ấn giáo, nhưng bề mặt giống nhau giữa Ấn giáo và những sự sùng bái của Đại thừa (Mahāyāna) và Mật tông (Tantrism) làm cho những người cư sĩ nhận thấy hai tôn giáo nầy rất giống nhau. Ấn Độ giáo (Hinduism) cũng vay mượn vài điều nơi Phật giáo. 

Những người một đạo với vị Trời Viṣṇu bắt đầu cau mày về việc tế lễ các súc vật và họ bắt đầu ăn chay, trong khi một số người Śaivita (những người tôn thờ thần Śiva) xem sự phân biệt về giai cấp không còn thích hợp trong sự thực tập tôn giáo. Vị thầy thần học nổi tiếng Śankara (788-820) phát triển ra một chế độ tu viện song song với Tăng đoàn (Sangha), và cũng sử dụng nhận thức của Phật giáo về “hai cấp bậc chân lý”, đã được người tiền nhiệm Gauḍapāda (thế kỷ thứ bảy) vay mượn từ trước. Ấn Độ giáo không thể nào làm lơ với Đức Phật; vì vậy vào khoảng thế kỷ thứ sáu, Ấn giáo nhìn nhận Đức Phật là sự hiện thân thứ chín của thần Viṣṇu.

Thái độ thù địch của Ấn giáo cũng dự phần. Sự hiện thân của Đức Phật được xem là một cách để đánh lừa những yêu ma phủ nhận người có uy quyền theo kinh Veda, vì như vậy chúng sẽ bị dẫn dắt vào địa ngục. Śankara diễn tả Đức Phật như một kẻ thù của dân chúng, và những ngược đãi rời rạc nhắm thẳng vào những Phật tử bắt đầu từ thế kỷ thứ 6. Đây cũng là một bằng chứng về việc xã hội xa lánh những người Phật tử, có lẽ vì người Phật tử không thích thú gì với hệ thống giai cấp đã ảnh hưởng sâu đậm trong xã hội đặc biệt là vào khoảng năm 600 trước Công nguyên. Trong khi Phật giáo tìm cách ảnh hưởng xã hội từ những trung tâm tu viện, Ấn giáo đan mình vào cấu trúc của xã hội bằng hệ thống giai cấp, với những thầy tế lễ Bà-la-môn có quyền uy hơn những người khác. Không giống như Phật giáo hoàn cầu, Ấn giáo trở nên tôn giáo “toàn quốc” ở Ấn Độ.

Sự xâm lăng của Hồi giáo là cú đánh tệ nhất, tuy nhiên, đối với Phật giáo có rất ít người bảo vệ thuộc về hoàng tộc và không giống Ấn giáo có giai cấp chiến sĩ Kṣatriya, Phật giáo thiếu hẳn tinh thần chiến sĩ. Sự sống sót của Tăng đoàn (Sangha) rất quan trọng cho sự hưng thịnh của Phật giáo, vì Tăng đoàn (Sangha) dễ bị nhận diện và như vậy là một trụ sở rất dễ bị tấn công. Những cuộc xâm lăng tàn phá nông nghiệp và như vậy những người cư sĩ không thể nào dư dả để giúp đỡ ủng hộ các vị tu sĩ. Vì vậy phần lớn Tăng đoàn chết dần ở những vùng nầy, và không thể làm cho hồi sinh được, nếu không có những tu sĩ còn sống để làm lễ thọ giới cho những vị tu sĩ mới. Giữa những người Hồi giáo khác lạ với chiêu bài “Thánh chiến” để truyền bá niềm tin, và những người Ấn giáo gần gũi với nền văn hóa Ấn Độ, với kích thước bám chặt vào xã hội, những người Phật tử bị ép bật ra khỏi xã hội nầy. Những người cư sĩ Phật tử chỉ còn lại một dạng Phật giáo dân gian, và dần dần bị hòa nhập vào với Ấn giáo, hoặc cải đạo trở thành Hồi giáo. Vì thế Phật giáo chết dần ở chính mảnh đất sinh ra nó trừ những vùng lân cận, vì Phật giáo từ lâu đã phát triển xa hơn mảnh đất Ấn Độ rồi.

Tích Lan (Sri Lanka)

Lịch sử của Ceylon và Phật giáo được ghi vào sử biên niên với những tác phẩm như Đảo sử (Dīpavaṃsa), Đại sử (Mahāvaṃsa), và Tiểu sử (Cūlavaṃsa). Những tu sĩ truyền giáo thời Mahinda vào khoảng năm 250 trước Thiên chúa đã đem Bộ Kinh Pali (Pali Canon) vào trong trí nhớ cùng với những bài bình luận trên đà phát triển. Những kinh nầy được tiếp tục truyền miệng cho đến vào khoảng năm 80 trước Thiên Chúa, khi sự xâm lăng và nạn đói xảy ra, vài phần của Bộ kinh bị thất truyền vì những tu sĩ bị chết. Vì vậy, một cuộc hội thảo đã có mặt để chép lại những bài kinh bằng tiếng Pali, và những lời bình trong ngôn ngữ bản xứ là Sinhala, một ngôn ngữ địa phương của Ấn-Âu (Indo-Aryan). Mahinda thành lập một Tăng đoàn (Sangha) với người bản xứ ở Tích Lan, và chị hoặc em của Mahinda, nữ tu sĩ Sanghamittā, đem một nhánh của cây Bồ đề chánh trồng ở thành phố Anurādhapura. Bà cũng đem một số xá lợi của Đức Phật được tôn thờ trong tháp đầu tiên của các tháp (Dagoba, Skt. Stūpa) được thành lập trên đảo.

Bắt đầu từ đó, Phật giáo trở nên tôn giáo chánh. Tăng đoàn giảng dạy và khuyên nhủ các vua chúa, và theo lịch sử của đảo, đã nhiều lần ảnh hưởng đến việc quyết định của các nhà lãnh đạo. Người Sinhala từ lâu đã cảm thấy rằng cuộc sống văn minh thì không thể nào thiếu được sự có mặt của các tu sĩ trong xã hội. Người dân Sinhala đòi hỏi các vị vua chúa của họ phải là người Phật tử, và bắt đầu từ thế kỷ thứ mười đã xem những vị vua như là những vị Bồ Tát. Nói chung, những vị vua thành tâm là những người hoạt động rất tích cực cho phúc lợi của xã hội: những công tác như đào kinh rạch, giúp đỡ về thuốc men và chăm sóc thú vật, xây nhà cho những người bệnh tật. Việc giáo dục được cổ võ qua sự ủng hộ các tăng sĩ, vì tăng sĩ trở thành người thầy của nhân dân.

Vào thế kỷ thứ năm, một vị tu sĩ Buddhaghosa đến Tích Lan, vì ngài nghe rằng có những lời bình luận rộng rãi về những kinh điển ở đây. Ngài được phép chuyển dịch những lời bình luận nầy sang tiếng Pali, diễn giải chúng và thêm vào vài ý tưởng của chính ngài. Để chứng minh là mình thích hợp cho nhiệm vụ nầy, ngài Buddhaghosa trước hết sáng tác Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga), hoặc “Con Đường Thanh Lọc”, một cái nhìn tổng quát ưu việt về thiền định và học thuyết mà sau nầy trở thành một tác phẩm diễn đạt cổ điển của Phật giáo Nam tông.

Tích Lan và những miền đất Phật giáo Nam tông sản xuất ra một nền văn chương Pali trù phú: sử biên niên, những bài bình luận và phụ bình luận, với những tác phẩm về sự thành tâm, học thuyết và Thắng Pháp (Abhidhamma). Lời ghi chú đặc biệt về A-tỳ-đạt-ma Giáo Nghĩa Cương Yếu (Abhidhammattha-sangaha- thế kỷ thứ mười một) của ngài Anuruddha, một bản trích yếu có hệ thống về Thắng Pháp (Abhidhamma)

Ba tu viện hội đoàn huynh đệ được thành lập, và tất cả đều sử dụng Bộ Pali như là kinh điển. Tu viện lâu đời nhất nằm ở trung tâm là Mahā-Vihāra, “Tu Viện Vĩ Đại” do Mahinda thành lập. Sau đó, vào khoảng năm 98 trước Thiên Chúa, vua Vaṭṭagāmaṇi dâng tặng tu viện Abhayagiri cho một vị tu sĩ mà vua thương mến. Vì tu viện nầy không được dâng tặng chung cho cộng đồng, vị tu sĩ nầy bị loại ra khỏi tu viện hội đoàn huynh đệ Mahā-Vihāra, đưa dẫn đến sự chia rẽ bè phái.

Sau nầy, hội đoàn huynh đệ Jetavana được thành hình, vua Mahāsena (năm 274-301 trước Công nguyên), lại dâng tặng tu viện cho một vị tu sĩ đặc biệt. Những tu sĩ của hội đoàn tu viện Abhayagiri dễ lãnh hội về những ý tưởng Đại thừa hơn là những tu sĩ bảo thủ của Mahā-Vihāra, trong khi tu sĩ của Jevatana thì lưỡng lự. Vua Mahāsena ủng hộ Đại thừa và phá hủy Tu Viện Vĩ Đại, nhưng người nối ngôi ông xây dựng lại tu viện nầy. Hội đoàn huynh đệ Mahā-Vihāra sau nầy được củng cố lại nhờ vào công trình của ngài Buddhaghosa, tuy nhiên vào thế kỷ thứ tám và thứ chín, có một lúc ảnh hưởng của Đại thừa mà Mật thừa rất mạnh. 

Bắt đầu vào cuối thế kỷ thứ mười, Phật giáo và kỷ luật tăng đoàn suy thoái dần vì những sự xâm lăng của dân Tamil và những cuộc nội chiến. Vào thế kỷ thứ mười một, việc thọ giới cho các tu sĩ được nhập cảng lại từ Miến Điện (Burma), nhưng hàng ngũ ni sư thì bị mất hẳn. 

Vua Parakkama Bahu Đệ Nhất (1153-86) chận đứng sự suy thoái nầy và thanh lọc Tăng đoàn (Sangha), cùng lúc thống nhất Tăng đoàn dựa trên căn bản của hội đoàn huynh đệ Mahā-Vihāra. Vào khoảng thời gian nầy, Phật giáo Nam tông bước vào thời đại hoàng kim ở Tích Lan (Sri Lanka) và Đông Nam châu Á, bao gồm những sự thực tập chọn lọc của Đại thừa/ Mật thừa (Mahāyāna/ Mantrayāna) và những nguyện vọng thuộc về cơ cấu tổ chức giảng dạy của Kinh điển (Sūtras), Kinh Luật Nam tông (Theravādin Vinaya) và Phân Biệt Bộ Thắng Pháp (Vibhajjavādin Abhidhamma).

Đúng lúc, Tích Lan trở thành mục đích có giá của quyền hành thực dân Tây phương. Hội Thiên Chúa giáo Bồ Đào Nha (1505-1658), và Hội Thiên Chúa giáo Calvin Hòa Lan (1658-1796) nắm quyền ở những vùng đất thấp ven biển. Vào cuối thế kỷ thứ mười sáu, sự bắt bớ của vua Śaivita làm suy thoái hàng ngũ thọ giới của tăng sĩ (trừ những người mới tu) và hàng ngũ tăng sĩ lại một lần nữa bị mất đi. Chỉ vào năm 1753, hàng ngũ tăng sĩ được phục hồi một cách thành công từ Thái Lan. 

Người Anh cuối cùng đã thắng triều đại Kandy ở vùng cao nguyên vào năm 1815, và nắm hết quyền hành ở đảo nầy. Trong khi người Bồ Đào Nha bắt bớ Phật giáo, mỗi một quyền hành thực dân cố gắng rao truyền một thứ Thiên Chúa giáo của chính họ cho dân bán đảo.

Đông Nam Á châu ngoài Việt Nam

Một cộng đồng nhỏ Phật giáo có lẽ đã hiện hữu trong số nhóm người Mon ở miền Nam Miến Điện/ trung tâm Thái Lan từ lúc thời vua Asoka. Dẫu sao đi nữa, truyền thống của Tích Lan có lẽ được giới thiệu với nhóm người Mon vào những thế kỷ đầu sau Công nguyên. 

Ở miền Bắc Miến Điện, nhóm Nhất Thiết Hữu Bộ (Sarvastivādins) và Đại thừa (Mahāyāna) Phật giáo cùng với Ấn giáo có mặt từ đầu thế kỷ thứ ba sau Công nguyên, với Mật tông Phật giáo xuất hiện vào khoảng thế kỷ thứ chín. Một thay đổi xuất hiện khi vua Anawratā (1040-77) ở miền Bắc thống nhất đất nước và nguyện trung thành với Phật giáo của người Mon; vì vua cảm kích sự bình dị của những học thuyết nầy. Bắt đầu từ lúc đó, Phật giáo Nam tông trở thành tôn giáo chánh của người dân Miến Điện, tuy nhiên những yếu tố Mật thừa vẫn còn phảng phất, và những vị trời của tôn giáo thiên nhiên trước Phật giáo cũng còn chỗ đứng trong vũ trụ học Phật giáo. Vua Anawratā thành lập liên hệ với Tích Lan, và vào khoảng thế kỷ thứ mười lăm, một hàng ngũ tăng đoàn Phật giáo Nam tông được thành lập như là một hàng ngũ tăng đoàn chính thống. 

Những thương gia đem Bà-la-môn giáo đến cho người Khmer của Cam Bốt vào thế kỷ thứ nhất sau Công nguyên, cùng với những dạng Phật giáo miền Bắc bằng tiếng Sanskrit vào thế kỷ thứ hai. Bắt đầu thế kỷ thứ sáu, một sự hỗn hợp giữa Ấn giáo thờ thần Siva (Hindu Śaivism) và Đại thừa (Mahāyāna) là một tôn giáo của những vùng đô thị, tuy nhiên cũng có vài sự bắt bớ Phật giáo vào thế kỷ thứ bảy. Từ năm 802 cho đến năm 1432, có một triều đại Khmer hùng cường với vị vua được xem là hiện thân của Thần Śiva và vị Đại Bồ Tát. Mật tông cũng có ảnh hưởng của nó. Bắt đầu thế kỷ thứ mười hai, những nhà truyền giáo người Mon đã thành công với những giai cấp thấp và dân chúng vùng nông thôn, người dân thích Phật giáo Nam tông hơn là tôn giáo rắc rối của hoàng triều. Vào thế kỷ thứ mười bốn, hoàng gia chuyển qua Phật giáo Nam tông, và truyền thống nầy trở nên vững mạnh cho chung cả nước.

Một sự hỗn hợp giữa Đại thừa và tôn giáo thờ thần Śiva (Saivism) có mặt từ thế kỷ thứ mười trong những vùng hiện đại ở Thái Lan. Vào thế kỷ thứ mười ba, người Mông Cổ đánh đuổi người Tai từ Trung Quốc chạy vào đến vùng nầy và họ đánh đuổi những lãnh tụ Khmer. Những cuộc truyền giáo của Phật giáo Nam tông được gửi đến từ Miến Điện từ thế kỷ thứ mười một, và được tín nhiệm bởi những lãnh tụ người Tai đã từng theo Phật giáo Đại thừa Trung Hoa. Sau đó Phật giáo Nam tông trở thành tôn giáo chánh truyền thống. Như Miến Điện, Thái Lan có những liên hệ với Phật giáo ở Tích Lan qua nhiều thế kỷ. Người Tai cũng sinh sống ở Lào. 

Đầu thế kỷ thứ mười bốn, một người vợ Cam Bốt của một lãnh tụ đã giúp cải đạo hết hoàng triều và dân chúng theo Phật giáo Nam tông, vì vậy Phật giáo trở thành tôn giáo chính thống vào năm 1350. Vào thế kỷ thứ mười lăm, Phật giáo Nam tông cũng truyền sang đến người Đai, một nhánh của người Tai mà bây giờ là Trung Quốc.

Phật giáo được giới thiệu vào bán đảo Mã Lai từ thế kỷ thứ tư, với một quốc gia Phật giáo hiện hữu ở miền bắc vào thế kỷ thứ năm. Bắt đầu từ lúc nầy, đạo thờ thần Siva (Śaivism) và Phật giáo Đại thừa có ảnh hưởng lớn ở bán đảo và những đảo như Java và Sumatra ở Nam Dương. Vào thế kỷ thứ bảy, nhóm Nhất Thiết Hữu Bộ (Sarvāstivādins) cũng có mặt ở Sumatra, và Mật tông Phật giáo trở nên phổ biến trong vùng vào thế kỷ thứ tám. Vào năm 800, một tháp (Stūpa) vĩ đại, hiện giờ vẫn còn là di tích lớn nhất ở bán cầu phía nam, được dựng lên ở Borobauḍur, Java. Bắt đầu thế kỷ thứ mười một, tôn giáo có ảnh hưởng lớn của vùng gia tăng là sự hỗn hợp giữa một dạng Mật tông Phật giáo và đạo Siva. Vào thế kỷ thứ mười bốn, những thương gia mang vào đạo Hồi, và vào thế kỷ thứ mười lăm, Hồi giáo lan nhanh và trở thành tôn giáo thống trị. Thuyết hổ lốn của Ấn giáo và Phật giáo vẫn còn tồn tại ở một đảo nhỏ ở Bali, tuy nhiên, Phật giáo vẫn được tìm thấy nơi cộng đồng người Trung Hoa trong vùng.

Những vùng đất Phật giáo Bắc tông

Nepal cũng có phần trong sự phát triển Phật giáo Ấn Độ miền Bắc và Ấn giáo, và vào khoảng thế kỷ thứ mười ba, Ấn giáo trở thành tôn giáo thống trị, được các lãnh tụ ưa chuộng. Vào thế kỷ thứ mười lăm, con số tu sĩ từ bỏ cuộc sống độc thân gia tăng và hình thành một giai cấp tu sĩ cha truyền con nối, và sự uyên bác bị thoái hóa. Phần lớn Phật giáo được tìm thấy nơi dân Newar của thung lũng Kathmandu. Từ năm 1786, khi người Gurkha chiến thắng đất nầy, họ đã chống lại những lãnh tụ có ý đồ Ấn giáo hóa toàn thể vùng nầy.

Phật giáo chưa đến Tây Tạng, trung tâm của Phật giáo Bắc tông, Phật giáo đến Tây Tạng tương đối trễ, vì đất nước Tây Tạng cô lập bởi núi non nhiều. Đạo bản xứ là đạo Bon, tập trung về sự thờ cúng các vị vua đã chết, sự nhập hồn, phép thuật, việc trừ tà đuổi quỷ và ma ca rồng, tuy nhiên, đạo Bon cũng tin về sự tái sinh như Phật giáo. 

Ảnh hưởng thật sự của Phật giáo ở Tây Tạng xảy ra dưới triều vua Srong-bstan-sgam-po (phát âm Songtsan Gampo); năm 616-50 trước Công nguyên), được cải đạo bởi hai người vợ đến từ Nepal và Trung Quốc. Một vị thủ tướng thăm viếng Ấn Độ để thỉnh kinh sách, và rồi phát minh ra bản dịch đầu tiên bằng Tạng ngữ. Sau khi vua băng hà, sự tiến triển của Phật giáo bị kiệt quệ, dù có vô số dân Tây Tạng đi học ở Nepal. Thế kỷ tiếp đó, những ảnh hưởng Phật giáo đến từ Ấn Độ, Trung Quốc và Trung Tâm châu Á, và vua Khri-srong-Ide-brstan (phát âm Trhisong Detsen; năm 755-97?) cố gắng thành lập tu viện đầu tiên trong nước. Tuy nhiên, truyền thống nói rằng dù với những cố gắng, vua vẫn bị nản chí vì những cuộc động đất và bệnh tật liên tiếp xảy ra, vì những thần linh của đạo Bon đối nghịch với Phật giáo. Những vấn đề tiếp tục xảy ra cho dù vị Thầy Đại thừa, là Sāntarakṣita, của đại học Nālandā, đã đến và đã làm lễ cầu an cho địa điểm nầy. Vị Thầy nầy sau đó đề nghị với vua rằng Mật tông Phật giáo (Tantric Buddhism) là thích hợp nhất đối với dân Tây Tạng, vì dân Tây Tạng yêu thích phép thuật, và đề nghị mời Ngài Padmasambhava, một tu sĩ Mahā-siddha. Khi Ngài Padmasambhava đến, Ngài đã thành công trong việc trừ tà đuổi quỷ ra khỏi địa điểm nầy vào năm 775, và làm cho bao người đổi đạo. Ngài cũng nói đã đổi đạo cho vô số thần linh bản xứ, và những vị nầy trở thành những vị bảo vệ Phật giáo, và Phật giáo trở nên quốc giáo được nhìn nhận vào năm 779. Phật giáo bắt rễ là một hỗn hợp của tu viện Đại thừa được Ngài Sāntarakṣita giới thiệu, và Mật tông huyền bí lễ nghi do Ngài Padmasambhava giới thiệu: một hỗn hợp mà nay trở thành tính cách đặc thù của Tây Tạng. Những bản dịch được hoàn thành một cách hăng hái, và trong thời gian vào khoảng năm 100 trước Công nguyên, vô số dân Tây Tạng đi học ở Ấn Độ và nhiều vị Thầy Ấn Độ đã thăm viếng Tây Tạng. Trường phái rNying-ma (ph.a. Nyingma) do Ngài Padmasambhava sáng lập, trường (pa) của những người “môn đồ Cũ (Tan-Tra)”{Adherents of the Old (Tantras)}. Trường phái nầy nhấn mạnh về Mật giáo và phép thuật, ảnh hưởng của đạo Bon, mà vào thế kỷ thứ mười một đã bị Phật giáo ảnh hưởng khá nhiều. Sự thù ghét của đạo Bon đối với Phật giáo đưa đến việc vua gLang-dar-ma (ph.a. Langdarma; 838-42) bắt bớ Phật giáo. Tuy nhiên nhà vua bị một tu sĩ Phật giáo ám sát, sau đó là thời kỳ rối loạn chính trị, đã không thích hợp cho việc phát huy Phật giáo. Vào lúc nầy, quyền lực chính trị nằm trong tay các vị lãnh chúa địa phương, và vài tu viện lớn.

Vào thế kỷ thứ mười một, sự phục hưng của Phật giáo đưa đến sự thiết lập vững chắc của Phật giáo ở toàn đất Tây Tạng. Năm 1042, vị Thầy tu sĩ cao tuổi Atiśa được vị lãnh chúa địa phương mời đến từ Ấn Độ. Ngài Atiśa giúp việc thanh lọc Tăng đoàn (Sangha), nhấn mạnh việc sống độc thân, và cải tiến sự hiểu biết của Tây Tạng về những giáo điều của Phật giáo, dựa vào sự hỗn hợp của Trung Quán (Madhyamaka) và những giáo điều của Mật tông (Tantras). Sự cải cách của Ngài Atiśa đưa đến việc người học trò chánh của ông thành lập trường bKa’-gdams-pa (ph.a. Kadampa) hoặc “Trường Kỷ Luật” (Bound by Command School), và cũng ảnh hưởng luôn hai trường học mới trong thời gian đó. Trường đầu tiên là bKa’- gdams-pa (ph.a. Kagyu-pa), “Trường chuyển giao thì thầm” (Whispered Transmission School). Người sáng lập là Mar-pa (1012-96), một cư sĩ có gia đình đã từng học qua Mật chú với những vị thầy ở Ấn Độ, và đã chuyển dịch vô số bài văn. Vị nầy nhấn mạnh về hệ thống du già rắc rối và những lời dạy bí mật được thì thầm từ thầy đến trò. Người học trò chánh là một vị thánh, ẩn sĩ, nhà thơ Mi-la-ras-pa (ph.a. Milarepa; 1040-1123), Milarepa có một học trò là sGam-po-pa (ph.a. Gampopa) thành lập đầu tiên những tu viện bKa’brgyud-pa. Trường mới khác là Sa-skya-pa (ph.a. Sakya-pa) thành lập vào năm 1073 ở tu viện Saskya. Trường nổi tiếng vì sự uyên bác và vì rất gần với bKa’brgyud-pa về những vấn đề khác.

Người Mông Cổ đầy quyền lực đã phát họa chương trình làm chia rẽ Tây Tạng và năm 1244, vị lãnh tụ Mông Cổ cho đòi vị Lạt-ma (blama) trưởng Sa-skya đến triều đình. Để trao đổi sự khuất phục của Tây Tạng, vị Lạt-ma được chỉ định là quan nhiếp chính của toàn cõi Tây Tạng. Vị Lạt-ma nầy cũng phát huy Phật giáo (Sa-skya) đến Mông Cổ và những vùng bắc Trung Quốc dưới sự thống trị của triều đại Mông Cổ. Người thừa kế vị Lạt-ma là ‘Phags-pa (ph.a. Phakpa; 1235-80) là vị cố vấn cho Khubilai Khan, người trở thành vua Mông Cổ ở Trung Quốc. Những trường khác và các chiến sĩ của họ chống lại quyền lực của Sa-skya, và tiêu diệt trường nầy vào cuối năm 1336. Một dòng vua tiếp nối từ 1358 đến 1635.

Đến thế kỷ thứ mười bốn, bộ Kinh bằng Tạng ngữ được hoàn thành, dựa vào sự dịch thuật cẩn thận và nguyên văn. Phật giáo Tây Tạng là người nối dòng trực tiếp của Phật giáo Bắc Ấn sau nầy, bộ Kinh bằng Tạng ngữ được xem là hạng nhất, nếu có thiếu sót, đó là vì những người Hồi giáo đã hủy diệt các thư viện ở Ấn Độ.

Nhà cải cách, Tsong-kha-pa (1357-1410) thành lập trường chánh Phật giáo Tây Tạng, dựa vào căn bản trường bKa’brgyud-pa và những bài giảng được Ngài Atiśa sắp xếp theo cấp bậc, với (Phật giáo) Mật tông được thanh lọc tối đa. Ngài lập trường dGe-kys-pa (ph.a. Geluk-pa), hoặc “Trường Đạo Đức” (Virtuous School), nơi mà các tu sĩ được phân biệt với những tu sĩ khác bởi chiếc nón nghi lễ màu vàng. Ngài Tsong-kha-pa nhấn mạnh sự học tập của phái Trung Quán (Madhyamaka) và sự tuân hành kỷ luật của tu viện. Ngài bỏ bớt những thực tập có tính cách phù phép và dẹp bỏ sự thực tập du già giao hợp của các tu sĩ. Ba tu viện chánh dGe-lugs gần thành phố Lhasa, được xây theo kiểu các trường đại học tu viện ở Ấn Độ, và những tu viện nầy trở thành những trung tâm lớn cho việc học tập về Phật giáo (sự uyên bác), về lý luận và tranh cãi, vào khoảng thế kỷ thứ mười sáu, viện trưởng của trường dGe-lugs lần nữa giới thiệu Phật giáo cho người Mông Cổ, Altan Khan cho vị viện trưởng nầy một tước hiệu là Dalai, “Biển cả” (về trí tuệ), Lạt-ma (blama; ph.a. Lama). 

Vị nầy được xem là hiện thân của vị lãnh đạo trước đó của dGe-lugs. Hồi tưởng quá khứ, cháu của Tsong-kha-pa được xem là vị Dalai Lama đầu tiên hết. Mỗi một vị Dalai Lama được xem là sự xuất hiện lần nữa của Hóa thân (Tây Tạng– sprul-sku, ph.a. trulku) của Bồ Tát Avalokiteśvara, một trong 300 hoặc hơn những vị hóa thân được nhìn nhận ở Tây Tạng. Những vị hóa thân (sprul-skus) được nhìn nhận từ lúc còn nhỏ, dựa vào những lời tiên đoán của vị Lama trước đó, và khả năng chọn ra được những vật sở hữu lúc trước. Sự thực tập nầy trở thành căn bản cho hệ thống kế vị của người lãnh đạo tu viện, và đôi lúc quyền lực chính trị cũng có mặt tại đây.

Năm 1641 người Mông Cổ xâm lăng Tây Tạng và thành lập vị Dalai Lama thứ năm làm người lãnh đạo đất nước. Từ đó, trường dGe-lugs trở thành “một nhà thờ chính thức hóa”. Vài vị tu sĩ của bKa’brgyud-pa và Lama không hài lòng với việc nầy và dọn đến Skikkim và Bhutan, như vậy Phật giáo được lan truyền đến những nơi nầy. Ở Mông Cổ, Phật giáo trở nên vững chắc và rất phổ biến, làm những người khi trước ham thích chiến tranh nay trở nên hòa bình. Vào thế kỷ thứ mười tám, Phật giáo lan truyền đến những người du mục phương bắc mà nay là Buryat và Tuva Nga sô. Một nhánh người Mông Cổ cũng di dân về phía tây, đến Kalmyk Cộng hòa Sô viết bằng đường biển Caspian. Một cộng đồng của Nga là Baltic cũng tự cho mình là người thừa kế Phật giáo, từ gốc rễ Mông Cổ.

Trung Quốc

Khi tôn giáo của những người thương gia ngoại quốc đến từ Trung Tâm châu Á, Phật giáo được giới thiệu vào Trung Quốc vào khoảng năm 50 trước Công nguyên. Vào khoảng giữa thế kỷ sau, người Trung Hoa hâm mộ và đã chuyển dịch nhiều bài sang tiếng Trung Hoa: trước tiên, những sáng tác về Thiền định và Thắng Pháp (Abhidharma) của Śrāvakayāna và bộ Kinh Bát Nhã (Perfection of Wisdom Sūtras), các tác phẩm về cõi Tịnh độ của Đức Phật Amitābha (Di Đà) và Đức Phật Bhaisajya-guru (Dược Sư), và thượng giới của Bồ tát Maitreya (Di Lặc).

Không giống những đất nước mà Phật giáo đã truyền bá, Trung Quốc đã từng có một nền văn minh cổ xưa về văn chương, tuy nhiên Phật giáo vẫn có thể nối sự cách biệt văn hóa giữa Ấn Độ và thế giới Trung Quốc. Tư tưởng chiếm ưu thế trong xã hội lúc đó là Khổng giáo (Confucianism), một triết lý xã hội bắt nguồn từ Khổng Phu Tử (K’ung Fu-Tzu) ( Confucius; 551-497 trước Thiên Chúa). Khổng Tử nhấn mạnh sự quan trọng về liên hệ tốt trong gia đình, xã hội an hòa, đặc biệt là lòng hiếu thảo của con đối với cha mẹ, hoặc sự tôn kính đối với bậc sinh thành. Điều nầy đưa đến sự thờ cúng tổ tiên, một thực tập của người Trung Hoa đã có từ lâu đời. Con người được xem là một phần của ba sức mạnh: Đất, Người và Trời. Lý tưởng của Khổng Tử về một người học sinh nho nhã, là học các sách thánh hiền mà Ngài đã chọn lọc, và trau dồi cuộc sống nhân đạo và thích đáng, với những liên hệ xã hội hài hòa. Vào triều đại nhà Hán (206 trước Thiên chúa – năm 220 trước trận Công nguyên), những thư sinh nho nhã như thế điều hành việc giấy tờ ở triều đình Trung Hoa vĩ đại, thay thế nhà vua, người được xem là trung gian giữa những sức mạnh của Đất, Người và Trời, và xứng đáng để được tôn thờ.

Một mạch tư tưởng khác của Trung Hoa là Lão giáo. Một hệ thống triết lý tôn giáo được sáng lập bởi một nhà hiền triết với phân nữa huyền thoại Lão Tử (Lao-tzu- Old Sage) có lẽ được sinh ra vào năm 604 trước Thiên Chúa. Quyển Đạo Đức Kinh (Tao Te Ching) là tác phẩm của Lão Tử, “Căn bản của con đường Đạo (Tao) và quyền năng của nó”. Quyển nầy thấy rằng Đạo thật là huyền bí và khó giải thích, như một sức mạnh đang tuôn chảy và phát sinh ra mọi vật trong vũ trụ. Vị hiền triết của Lão giáo là người cố gắng trở thành Đạo bằng cách xử sự một cách không gượng ép, tự nhiên và thanh thoát. Vì vậy, Lão giáo không thích những nghi thức do Khổng giáo đặc ra, cho dù Lão và Khổng cả hai đều yêu mến sự hài hòa. Vị hiền triết cần phải nhún nhường, từ bi, và tìm cách trở nên một với Đạo bằng sự suy ngẫm, thiền định. Bắt đầu vào thế kỷ thứ hai sau Công nguyên, một dạng Lão giáo được phát triển dựa vào sự thờ cúng các vị trời thần, và tìm kiếm sự trường sinh, hoặc sự bất tử nơi thể xác, bằng cách sử dụng thuật giả kim, dưỡng sinh và thiền định.

Trong sự chuyển giao Phật giáo đến Trung Quốc, một trong những vấn đề phải đối đầu là sự sinh hoạt trong tu viện. Việc sống độc thân được xem là có hại cho niềm tin của người Trung Hoa về việc nối dõi tông đường, cũng như việc không còn được thờ cúng tổ tiên gia tộc. Những tu sĩ “không thân quyến” cũng sống một đời sống mà không nương tựa vào gia đình, trung tâm đời sống của người Trung Hoa. Hơn nữa, người Trung Hoa đòi hỏi tất cả mọi người tham dự vào việc sản xuất, trừ các nho sinh, nhưng các tu sĩ thì sống nhờ vào sự cúng dường. Khi mà các tu viện trở nên giàu có, nhờ vào sự cúng dường đất đai và những hình tượng làm bằng vàng bạc, Phật giáo bị đả kích là làm kiệt quệ kinh tế của đất nước. Tăng đoàn (Sangha) bị nghi ngờ; vì đây là một nhóm tự chủ, cần được chỉnh đốn trước khi Tăng đoàn có thể phù hợp với kiến trúc độc tài của xã hội Trung Hoa. Một biểu trưng của sự tự chủ nầy là việc các tu sĩ không cúi mình chào và thờ kính vua, vì những tu sĩ không khi nào cúi mình trước những cư sĩ cho dù người đó là kẻ lớn tuổi.

Cho dù người Trung Hoa có yêu thích những gì mới lạ của ngoại quốc, những nhà trí thức chủ nghĩa dân tộc của Khổng giáo cũng phê bình tôn giáo đang lớn mạnh là chỉ thích hợp cho những người ngoại bang mọi rợ. Tư tưởng Phật giáo thấy sự khác biệt giai cấp không quan trọng, trong khi xã hội từ trên xuống dưới rất quan trọng trong Khổng giáo. Những nhận thức trừu tượng siêu hình về những thế giới khác trong tư tưởng Phật giáo cũng va chạm với chủ nghĩa thực dụng và trọng tâm về thế giới hiện tại của người Trung Hoa. Những người đạo Khổng chủ nghĩa dân tộc cho rằng không có bằng chứng gì cho việc tái sinh, không có gì sai quấy khi giết các súc vật, và định mệnh của cá nhân và đất nước tùy thuộc vào ý trời, không phải do nghiệp cá nhân.

Vì vậy, làm thế nào mà Phật giáo đã từ lâu trở nên một tôn giáo lớn trong mọi tầng lớp ở Trung Quốc, cùng với đạo Lão là tôn giáo thứ hai, và Khổng giáo là ảnh hưởng chính trong vấn đề đạo đức xã hội? Sự kiện chính là sự thối hóa và tan rã của triều đại Hán, đưa đến sự khủng hoảng của những giá trị do sự thất bại hiển nhiên của Khổng giáo. Trong trường hợp không nhất định nầy, Phật giáo bước đến điền vào chỗ trống và cắm rễ ở đây. Như vậy, điều nầy cũng có những cái tương đương với những nguồn gốc của Phật giáo Ấn Độ, lúc mà xã hội đổi thay, sự lo lắng và kiếm tìm những giá trị mới.

Phật giáo như Khổng giáo cũng có triết lý và đạo đức rất phát triển, cũng như đạo Lão. Phật giáo có định hướng phổ biến hơn Khổng giáo và một triết lý về con người có hệ thống hơn Lão giáo. Đặc biệt là nhận thức tất cả mọi người đều có Phật tánh, đều có khả năng ngang nhau để đạt đến sự thức tỉnh, điều nầy giới thiệu với Trung Quốc khái niệm về giá trị ngang nhau của tất cả mọi người. Sự giúp đỡ từ bi của các vị Phật và những vị Đại Bồ Tát đem lại hy vọng và an ủi trong lúc buồn phiền; thuyết nghiệp báo – tái sinh trở nên một nâng đỡ tốt cho đạo đức, và niềm tin “khác lạ” chứng minh rằng nó có thể thích ứng và khoan dung. Sự thích ứng được dễ dàng vì biết sử dụng đến những phương tiện thiện xảo. Tổ tiên cũng được lo lắng với việc hồi hướng “công đức” cho họ, vì thế tu sĩ Phật giáo thường được mời đến nhà để làm lễ cho người chết. Những vị thầy trụ trì quá cố được thờ cúng như những “tổ tiên” của tu viện, và một tu sĩ tập sự phải cư xử trong tư thế kính trọng, hiếu để đối với vị thầy giám hộ của mình. Hơn nữa, những trường Phật giáo phát triển luôn nhấn mạnh tầm quan trọng về thế giới thực dụng.

Tiếp theo triều đại nhà Hán, Trung Quốc bị chia ra phần phía Bắc thuộc quyền những người phi-Hán “man rợ” như rợ Hung, và phần phía Nam được cai trị bởi những chuỗi triều đại Trung Hoa suy yếu. Miền Bắc, những tu sĩ truyền giáo có tiếng là có thần thông nhờ vào thiền định, và những người ham thích phép thuật tìm đến những vị nầy để học thiền, xem như là một phương cách để tự bảo vệ trong thời gian chiến tranh. Những vị lãnh tụ tìm kiếm những tu sĩ có “thần thông” để làm cố vấn cho việc chính trị và quân đội, và những vị tu sĩ dần dần khai hóa các lãnh tụ, kiềm chế sự quá độ của họ, và làm cho họ cải đạo trở thành những người ủng hộ Phật giáo: một thí dụ điển hình về việc sử dụng những phương tiện thiện xảo. Dù không phải là một tôn giáo Trung Hoa, Phật giáo được các lãnh tụ uy quyền ưa chuộng, và trở nên một tôn giáo của dân chúng. Khía cạnh thiết thực của Phật giáo được nhấn mạnh, dưới dạng thành tâm, thiền định và những hành động tốt lành, với hơn 30.000 ngôi chùa được xây dựng ở miền bắc vào thế kỷ thứ sáu. Vô số sáng tác được chuyển dịch, đặc biệt nhất là văn phòng chuyển dịch lớn do một vị tu sĩ ở Trung tâm châu Á đảm trách, ngài Kumārajīva, từ năm 402 đến năm 413 trước Công nguyên. Những cấm chỉ ngắn của Lão và Khổng giáo không có hiệu lực ngăn chận sự lớn mạnh của Phật giáo.

Ở miền Nam, Phật giáo lúc đầu là đồng minh với Lão giáo; vì Phật giáo được xem như một dạng của Lão giáo mà Lão Tử đã dạy cho những người ngoại quốc ở phương Tây. Lão giáo xem Phật giáo là giải pháp cho vài vấn đề trong triết lý của Lão Tử và cho đến thế kỷ thứ mười bốn, những danh từ Phật giáo thường được thông dịch bằng những từ của Lão giáo. Ở miền Nam sự nhấn mạnh không phải về cách thực tập tôn giáo nhưng mà về những tranh luận học thức giữa những nhà quý tộc và những nhà văn, đặc biệt là về văn chương Bát Nhã (Perfection of Wisdom literature). Một khi Phật giáo bắt đầu hưng thịnh thì Lão giáo xem Phật giáo như là một kẻ đối nghịch, trong khi vẫn bị ảnh hưởng của Phật giáo bằng những Bộ Kinh (Canon) và những kiến trúc về giáo hội. Khi triều đại Sui (589-617) lần nữa thống nhất Trung Quốc, Phật giáo được cũng cố trong nền văn hóa Trung Hoa, và được xem là một sức mạnh cho sự thống nhất và cổ võ cho hòa bình.

Những trường Phật giáo Trung Hoa

Bắt đầu từ thế kỷ thứ năm, một số trường Phật giáo khác nhau xuất hiện, mỗi trường được biết đến như là một tông (tsung): một “bè phái” có nguồn gốc từ đời cha ông truyền lại. Mỗi một trường tinh chuyên về một nhận thức giảng dạy hoặc thực tập của Phật giáo và các tăng sĩ nam và nữ thường học và thực tập theo những điều nầy.

Một số trường nhập cảng từ Ấn Độ. Trường đầu tiên là San-lun, hoặc trường “Tam Luận”, là một dạng của phái Trung quán (Madhyamaka) ở Trung Quốc. Trường nầy do ngài Kumārajīva giới thiệu dựa vào ba bài văn chánh. Trường thứ hai là Fa-hsiang, hoặc “Pháp tánh”, một dạng của phái Du già (Yogācāra) do một nhà thông dịch - hành hương, ngài Hsuan-Tsang (Huyền Trang 596-664) giới thiệu.

Một dạng khác của phái Du già (Yogācāra) là She-lun được nhà thông dịch Paramārtha giới thiệu vào thế kỷ thứ sáu, bị mất hẳn. Paramārtha cũng giới thiệu Chu-she, một dạng của Nhất Thiết Hữu Bộ (Sarvastivāda) dựa trên bài học của A-tì-đạt-ma câu xá luận (Abhidharma-kośa). Kinh nầy được sắp xếp bởi ngài Huyền Trang. Những trường phái nầy sau một thời gian thì bị mất hẳn cá tính của nó, nhưng vì là những đề tài cho sự học tập, nó cũng ảnh hưởng đến những trường khác. Một nhập cảng sau cùng, đến vào thế kỷ thứ tám, là Chen-yen, trường “Thần chú” hoặc “Từ hiệu nghiệm”. Trong khi trường phái nầy chết hẳn ở Trung Quốc vào thế kỷ thứ chín lúc Phật giáo đang bị bắt bớ, dạng Mật tông nầy lại rất thành công ở Đại Hàn và Nhật Bản.

Hai trường quan trọng bắt nguồn từ Trung Quốc là những trường đã kích thích sự yêu mến hài hòa của người Trung Hoa, sản xuất ra một tổng hợp triết lý về sự giảng dạy của các bài văn khác nhau. Những tổng hợp nhấn mạnh rằng Đức Phật giảng dạy tùy theo phương tiện thiện xảo, và sắp xếp các kinh khác nhau của Thanh Văn Thừa (Śravakayāna) và Đại thừa (Mahāyāna), theo nhiều trình độ giảng dạy, và được đưa ra giảng theo những thời gian khác nhau trong thời gian Đức Phật còn tại thế.

Ở cấp bậc cao nhất, những trường xếp đặt những kinh được chọn lọc như là chân lý tối hậu.

Trường T’ien T’ai được đặt tên theo một ngọn núi “Thiên Thai”, nơi mà những tổng hành dinh có trụ sở. Trường được ngài Chih-i (539-97) thành lập và những bộ kinh được chọn là Kinh Pháp Hoa (Lotus Sūtra) và Kinh Đại Niết Bàn (Parinirvāṇa Sūtra) ở đỉnh cao nhất của sự giảng dạy, và nhấn mạnh đến sự học tập và thiền định. Nhấn mạnh về sự hiểu biết Phật tánh hiện hữu ở mọi vật, và thế gian không khác chi với tâm tuyệt đối, và như vậy, cũng không khác với sự rỗng không hoặc Niết Bàn. Trường Hua-yen thì đặt Kinh Hoa Nghiêm (Avataṃsaka Sūtra) trên hết (xem tr.118 ff).

Trường được vị thiền sư Tu-shun (557-640) thành lập, được người nối nghiệp là Fa-tsang (643-712) hệ thống hóa một cách triết lý, và trở nên một ảnh hưởng cho trường Ch’an. Cả hai trường được phối hợp và hưng thịnh vào triều đại nhà T’ang (618-907). Do ảnh hưởng bởi cách suy nghĩ của người Trung Hoa, những trường nầy nhấn mạnh đến một thực tại cuối cùng sắp xảy ra ở thế gian, giống như Lão giáo, và khó hiểu khi đi sâu vào cái như như của những hiện tượng thiên nhiên. Trong lúc tìm kiếm để bao gồm tất cả, trường T’ien T’ai và Hua-yen khuếch tán rất nhiều năng lượng về thời gian dài học tập với đủ loại thực hành. Những trường khác thì học về những bài văn được chọn sẵn, và tập trung năng lượng của họ cho những thực tập có giới hạn. Trường nhỏ nhất là Lu, hoặc “Luật” (Vinaya) được giới thiệu vào khoảng năm 650 trước Công nguyên.

Trường Thanh Văn thừa Pháp tạng bộ (Sravakayāna Dharmaguptaka) dựa nhiều vào sự học tập kỷ luật tu viện và đòi hỏi trình độ cao cho việc thọ giới và đời sống tăng đoàn. Về những điều nầy, trường phái nầy có ảnh hưởng đến sự thực tập của các trường khác, đặc biệt là trường Ch’an.

Hai trường khác chú trọng nhiều về sự thực tập và rất thành công là trường: Ch’ing-t’u và Ch’an.

Trường Tịnh Độ

Trường Ch’ing-t’u, hoặc “Tịnh Độ” trở nên một dạng Phật giáo phổ biến ở Trung Quốc, nhất là trong giới cư sĩ. Dựa trên ba bộ kinh chánh liên hệ đến Đức Phật Amitābha, và kinh Cực Lạc (Sukhāvāti-vyyūhopadesa) (chỉ dẫn về cõi Cực lạc), một tác phẩm của Vasubadhu, hệ thống hóa những tư tưởng của Kinh Vô Lượng Thọ (Larger Sukhāvāti-vyūha Sūtra). Bắt đầu vào thế kỷ thứ năm, Hui-Yuan thành lập một hội đoàn cho việc thiền định về cõi Tịnh độ của Đức Phật Amitābha, nhưng Tan-luan (476-542) là người đầu tiên đã sắp xếp trường một cách thích nghi, và được xem là sơ tổ của trường. Ông là một tín đồ Lão giáo, rất hiểu biết, và cảm thấy hứng khởi khi được một vị tăng sĩ truyền giáo cho ông thấy rằng sự bất tử chân thật là cuộc sống không thể đo lường ở cõi Cực Lạc (Sukhāvāti). Trong khi những bài viết của ông được rút ra từ những tư tưởng của Trung quán (Madhyamaka) và Du già (Yogācāra), ông nhấn mạnh niềm tin về năng lực lời nguyện của Đức Phật Amitābha, có thể cứu rỗi một người dù người đó đã làm ác. Lý tưởng của ông là thiết lập một niềm tin không gián đoạn, thanh tịnh và mạnh mẽ trong suốt cuộc sống. Đây là bảo đảm cho khả năng khi gần chết chỉ một lòng niệm Đức Phật Amitābha trong mười niệm với lòng thành chân thật: một đòi hỏi ít ao cho sự tái sinh ở cõi Cực Lạc. Thực tập chánh mà ông chủ trương là niệm Phật (Tr.h. nien-fo; Nh.b. nembutsu), một từ dịch ra của Buddhānusmṛti, “Hồi tưởng về Đức Phật” (Recollection of the Buddha). Ông giải thích rằng đây là “hồi tưởng” và “kêu gọi” Đức Phật Amitābha, làm được điều nầy bằng cách niệm bài kinh ngắn ngợi khen Đức Phật Amitābha được chuyển dịch sang tiếng Trung Hoa (xem tr.130 và 187).

Tổ thứ hai, Tao-Ch’o (562-645) từ năm 549 trước Công nguyên, đã nhấn mạnh ý tưởng là thế gian đang ở trong thời “Mạt Pháp” (Tr.h. ma-fa; Nh.b. mappō). Đây bởi vì người Trung Hoa nghĩ rằng năm 549 tức 1.500 năm sau khi Đức Phật nhập diệt, như vậy đây là thời điểm bắt đầu sự suy thoái của Phật giáo và suy đồi đạo đức được tiên đoán theo Kinh Pháp Hoa (Lotus Sūtra). Trong tình trạng như vậy, phần đông con người không thể đi theo “con đường khó khăn của các vị thánh”, dựa vào phẩm hạnh của chính họ và thiền định, nhưng phải dựa vào “con đường dễ dàng” là kính ngưỡng Đức Phật Amitābha. “Tự lực” cần được thay thế bằng “Tha lực”.

Tổ thứ ba là Shan-tao (613-681) cho ra một dạng cổ điển của trường và hoạt động rất nhiều để phổ biến nó. Bắt đầu thế kỷ thứ chín, trường được truyền bá rộng rãi và không còn cần thiết những vị tổ đặc biệt để lãnh đạo.

Trường Thiền (Ch’an)

Trường tên Ch’an, hoặc trường “Thiền” (Nh.Zen) là một chuyển đổi chữ rút ngắn của từ dhyāna tiếng Sanskrit, nói về trạng thái thiền định sâu sắc (Pali Jhāna). Theo thời gian, Ch’an trở thành trường phổ biến nhất trong giới tu sĩ, nghệ sĩ và dân trí thức. Như Mật tông Phật giáo ở Ấn Độ, trường Thiền phát triển nhiều cách thức thực tập đầy năng lực. Trong kiểu tự nhiên và thuật ngữ, thiền bị ảnh hưởng Lão giáo. Nói thẳng ra, thực tế về những tư tưởng Phật giáo là để thích hợp với tâm tính của người Trung Hoa. Ch’an đã từng hiện hữu nơi Phật giáo Trung Hoa từ những buổi đầu, nhưng Ch’an sở trường về thiền. Người thành lập ra nó là một bậc kỳ tài mà phân nửa mang tính chất huyền thoại, đó là vị tăng sĩ Ấn Độ ngài Bodhidharma, có lẽ đã sống ở Trung Hoa vào năm 470 đến năm 520 trước Công nguyên, và là một Thiền sư xuất chúng, một nhà vô địch về Kinh Lăng Già (Lankāvatāra Sūtra). Một trong những truyền thuyết là Ngài ngồi quay mặt vào vách trong vòng chín năm, cho đến khi đôi chân rả rời! Đây minh họa về trạng thái thiền, nhấn mạnh về sự chuyên tâm như là một phương cách để đạt đến sự tỉnh thức. Một truyền thuyết khác là Ngài nói với Vua Wu rất sùng đạo, là vua “không có công đức gì hết” dù đã làm rất nhiều việc tốt. Câu nói chướng tai nầy có lẽ muốn nói là “các công đức” như mọi thứ khác, là rỗng không, không có sự hiện hữu cố hữu, và cái quan trọng không phải là làm những việc tốt mà là sự thấu hiểu sâu sắc về thực tại. Qua những việc làm tốt lành, sự thành tâm và việc học tập là một phần quan trọng trong trường Ch’an, và nó không nên biến thành trọng tâm của sự bám víu chỉ gây trở ngại cho việc tu tập. Vì thế, Ch’an có tính cách đánh đổ thần tượng, và có vài vị thầy đạt đạo đã đốt hình ảnh Phật và xé nát kinh sách như là một cách để cắt đứt sự bám víu. Điều nầy đôi lúc bị hiểu lầm bởi những học trò Tây phương trường Ch’an/ Zen. Khi một người học trò Tây phương sau vài ngày ở trong thiền viện Nhật Bản, nhận thấy những vị thầy già đốt hay nhổ vào những hình ảnh Phật, không cúi mình trước những tượng ảnh Phật, vị thầy chỉ nói “anh nhổ, tôi chào”.

Một câu nói cho là của ngài Bodhidharma là:

Sự truyền đạt đặc biệt không cần kinh sách

không dựa vào chữ hay câu;

Chỉ thẳng vào tư tưởng con người;

Thấy được bản chất tự nhiên bẩm sinh, một người trở thành Phật.

Điều nầy nói lên sự quan trọng thứ hai về việc học tập Ch’an, và ý tưởng là sự thấu hiểu sâu sắc xuất hiện bởi sự truyền trao từ tâm đến tâm, từ thầy đến trò. Thật ra, Ch’an được cho là bắt nguồn từ một việc xảy ra trong lúc Đức Phật còn tại thế, khi Đức Phật cầm một cành hoa và giơ lên cao. Mahākaśyapa mỉm cười và hiểu liền đây là một bài pháp yên lặng, và như vậy Ngài Mahākaśyapa nhận lấy “Pháp ấn” với sự truyền giao về bài giảng. “Bản chất tự nhiên bẩm sinh” trong tâm là Phật tánh. Có nhiều trình độ để thức tỉnh (Tr.h. Wu, Nh.Satori) và để đạt đến đây cần có sự thấu hiểu sâu sắc về nó. Sự thành công cao nhất là khi tiềm năng được thực hiện đầy đủ, và một người trở thành Phật, người biết một cách chân thật rằng tâm mình không bao giờ tách rời Phật tánh.

Những người khác và các bài giảng của họ không thể làm cho một người thấy được Phật tánh nơi họ. Điều nầy phải đến từ khả năng trực giác, khi mà người nầy chấm dứt sự tìm kiếm chân lý ngoài bản thân mình. Sau đó, vị thầy Ch’an chỉ có thể kích thích sự nhận thức rõ từ bên trong của người học trò.

Vào thế kỷ thứ tám, có một cuộc tranh luận trong những nhóm người thực tập Ch’an. Một trường ở miền Nam nhấn mạnh rằng, cho những người thông minh, sự thức tỉnh đến một cách đột ngột và góp phần vào sự hưng thịnh của trường ở miền bắc với nhận thức sự thức tỉnh xuất hiện ở nhiều giai đoạn, bằng tiến trình thanh lọc dần dần. Trường miền Nam xem Ngài Hui-neng (638-713) là “Tổ thứ sáu”, trong khi trường miền Bắc xem Ngài Shen-hsiu (600-706) là “Tổ”. Sự tranh cãi cay đắng giữa hai trường bắt nguồn từ sự sốt sắng của những tín đồ theo học để tìm kiếm sự tỉnh thức, và điều quan trọng là sự thức tỉnh trở thành sự bám víu đối với việc truyền giao chân lý theo cách “tâm truyền tâm”. Việc nầy được giải quyết ở cuộc hội thảo vào năm 796, khi một vị vua chọn trường miền Nam. Rồi sau đó những nhóm thực tập Ch’an khác nhau đều tụ hội dưới bóng của trường nầy. Uy lực của trường nhờ vào cuộc vận động đấu tranh của Shen-hui (668-760) tạo Hui-neng thành một hình ảnh có tính cách thần kỳ, được xem là người sáng lập thứ hai của Ch’an.

Truyền thống chấp nhận bài tường thuật về cuộc đời của Ngài Hui-neng và những bài giảng được biết đến trong Liu-tzu T’an-ching, “Bản kinh tuyên ngôn của Tổ thứ Sáu” (The Platform Sūtra of the Sixth Patriarch), sáng tác vào năm 820 trước Công nguyên. Bài nầy liên hệ đến Hui-neng, là một anh chàng thất học, thức tỉnh nhờ nghe một vị tăng sĩ đọc Kinh Kim Cương Bát Nhã (Diamond Cutter Perfection of Wisdom Sūtra). Khi là một anh chàng trẻ tuổi, ông đến tu viện của Tổ thứ năm là Ngài Hung-jen (601-74), xin làm tăng, và được cắt đặt cho làm việc ở nhà bếp, không được thọ giới. Tám tháng sau, vị tổ phải nói tên người nối nghiệp mình, và ai cũng tin rằng Shen-hsiu, vị tăng sĩ huynh trưởng sẽ là người nối nghiệp. Tuy nhiên, vị tổ lại quyết định chọn người nào mà sự hiểu biết sâu sắc được tóm tắt lại trong một bài thơ. Shen-hsiu liền viết trên tường tu viện bài thơ như sau:

Thân là cây (Bồ đề) thức tỉnh

Tâm như gương sáng

Luôn luôn phải chùi lau nó

Và không để bụi bám (Plat. sec.6)

Bài nầy được đánh giá là chỉ nói lên được một phần của sự hiểu biết và thua xa hai câu thơ của Hui-neng nhờ một người bạn viết dùm lên tường. Bài thơ đó là:

Thức tỉnh (Bồ đề) không có cây;

Gương không có bục

Phật tánh lúc nào cũng sáng và thanh tịnh

Làm gì có chỗ cho bụi bám (Plat. sec 8)

Ở đây, chân lý tối hậu được phát biểu. Tất cả mọi hiện tượng cho dù được tán dương, đều rỗng không. Được như gương phản ảnh rõ ràng về thực tại, tâm không cần sự thanh lọc dần dần – nó đã là Phật tánh tinh khôi. Một người không cần phải thanh lọc bản thân để đạt quả vị Phật, nhưng chỉ cần khám phá ra được sự thanh tịnh cố hữu của mình, là Pháp thân (Dharma Body) hoặc là cái như như chân thật. Hung-jen sau đó gọi Hui-neng đến phòng vào lúc nửa đêm, giúp cho sự sáng suốt của Hui-neng thêm sâu sắc bằng cách dạy bài kinh Kim Cương và phong cho Hui-neng làm Tổ thứ sáu. Để tránh sự ganh tỵ và những khó khăn về việc một kẻ giúp việc trong bếp trở thành Tổ, Hui-neng rời khỏi tu viện một cách bí mật. Trong vòng mười sáu năm, ông sống trong núi như một người cư sĩ, và sau đó năm 676 ông được thọ giới và có rất nhiều đệ tử.

Những phương thức được phát triển của Ch’an nhắm vào việc giúp một người trực tiếp nhận thấy bản chất chân thật của chính mình. Để làm điều nầy, tâm cần phải thoát khỏi những tập quán lâu đời, những thành kiến, những quá trình suy nghĩ phải được hạn chế, kể cả những ý nghĩ nhận biết thông thường. Căn bản để làm điều nầy, đặc biệt là trong những tu viện, cách sống kỷ luật, giới hạn sự đòi hỏi của bản ngã, như vậy một người có thể trau dồi sự tự nhiên và tính thanh thoát đến từ trong đáy lòng mình: từ nơi sâu thẳm của nhà kho ý thức. Trong khi một người cư sĩ có thể thực tập Ch’an, vì nó không đòi hỏi phải học tập nhiều giờ, đời sống tu viện thuận lợi hơn cho không khí thiền định, và sự tiếp xúc cận kề bên vị thiền sư rất là quan trọng. Thiền sư có rất nhiều học trò, những cuộc hội kiến riêng giữa thầy và trò rất là lâu và quý báu. Trong một cuộc hội kiến như vậy, vị thầy sẽ phân tách một vấn đề tâm linh đặc biệt mà người học trò đang gặp phải, và giải quyết vấn đề tùy theo đó. Đây có thể là một lời khuyên hoặc một lời giải thích, kể cả sự khiêu khích, những hành động bất ngờ, những cú đánh hay những lời la hét: bất cứ cái gì thích hợp cho trạng thái tinh thần của người học trò, như vậy sẽ gây ra sự tỉnh thức. Sự tỉnh thức được dựa vào sự khiêu khích đúng lúc, Phật tánh của người học trò và sự chỉ dẫn của vị thầy vào điểm nầy. Những cách thức mạnh bạo được Ngài Ma-tsu (707-786) sử dụng, và người ta nói về ông như sau: “ông bước đi như con trâu, và liếc nhìn như cọp”. Vị thầy đôi lúc đưa người học trò vào trong một cuộc đối thoại nhanh chóng với nhiều trình độ hiểu biết được tóm gọn lại, với ý định thúc người học trò phải tìm ra cấp bậc cuối cùng của chân lý. Nơi đây, Ch’an bị ảnh hưởng nhiều bởi Kinh Bát Nhã, cách đối thoại mâu thuẫn, một phương pháp biện chứng của phái Trung quán (Madhyamaka), và cách hỏi dò tìm thấy trong kinh Thủ Lăng Nghiêm (Śūrangama Sūtra). Một thí dụ điển hình:

Trò: Làm thế nào để nói về yên lặng?

Thầ: Ta không nói ở đây.

Trò: Vậy Thầy sẽ nói ở đâu?

Thầy: Hôm qua vào khoảng nửa đêm, Thầy mất ba xu ở cạnh giường.

Ở đây, cái “như như” của sự yên lặng được vận chuyển, không được diễn tả, nhưng bằng cách đưa ra một hình ảnh của sự mò mẫm kiếm tiền trong bóng tối và sự yên lặng của ban đêm.

Những tài liệu về những buổi nói chuyện “hỏi và trả lời”, và những phản ứng liền của các vị thầy, những mô hình quan trọng được cung cấp cho sự thực tập Ch’an. Những tài liệu như thế được gọi là công án (Tr.h. kung-an, Nh. koān), hoặc “tài liệu công khai”. Những bài nầy được sử dụng như là một loại thiền, và những điều được bàn luận chỉ vào lúc được hội kiến riêng. Những công án nầy được sử dụng một cách gia tăng từ thế kỷ thứ mười tám, và vào khoảng thế kỷ thứ mười hai chúng đã có vô số hợp tuyển. Những công án nầy được sử dụng như là căn bản của một hệ thống mà những người thực tập cần phải vật lộn với những chuỗi câu hỏi khó hiểu, chẳng hạn như “cái gì là bộ mặt thật của tôi trước khi cha mẹ tôi được sinh ra?” Nghĩa là: “bản chất tự nhiên chân thật của tôi là gì, xa hẳn sự hiện hữu trong thời gian và không gian? Đây là một cách khó hiểu để dạy cho con người.

Trong những dòng Ch’an khác nhau, có hai dòng Ch’an sống sót sau những thăng trầm của lịch sử và trở thành “thống trị” sau thế kỷ thứ mười một. Đầu tiên là trường Lin-chi (Nh. Rinzai ), do ngài Lin-chi thành lập (mất năm 867). Trường nầy nhấn mạnh về việc sử dụng công án, những cách thức thô bạo trong những cuộc hội kiến, và những sự thức tỉnh đều rất là đột ngột. Trường thứ hai là Ts’ao-tung (Nh. Sōtō) do ngài Ts’ao-shan (840-901) và ngài Tung-Shan (807-869) thành lập. Trường nầy nhấn mạnh về cách tọa thiền, và xem những sự thức tỉnh là dần dần được mở ra. Trong khi dạng thiền của hai trường ở Nhật Bản là riêng biệt, chúng tụ hợp ở Trung Quốc dưới triều nhà Minh (1368-1644).

Vào khoảng thế kỷ thứ mười sáu, sự thực tập Tịnh độ lan tràn với phương pháp niệm Phật trở thành một phần của sinh hoạt tế lễ hàng ngày trong những tu viện Ch’an. Tuy nhiên, trong phần nầy, nó trở nên một thực tập “tự lực” của Ch’an hơn là thực tập “tha lực” của Tịnh độ. Thêm vào việc niệm Phật, một đề tài thiền thông thường là “Ai niệm danh hiệu Phật?”, nghĩa là cái gì là bản chất tự nhiên chân thật của một người? Sự hỗn hợp giữa Tịnh độ và Thiền cũng được phát triển và Phật tánh “bên trong” và Đức Phật Amitābha “bên ngoài” được xem là những cách khác nhau để nhìn về cùng một thực tại.

Lịch sử sau nầy

Phật giáo hưng thịnh dưới triều đại nhà T’ang (618-907), khi những tu viện là những trụ sở rộng lớn được cung cấp đầy đủ để nuôi dưỡng những sáng tạo nghệ thuật, lo lắng cho người bệnh, người già và trẻ mồ côi, và thực hiện những kế hoạch phát triển cộng đồng. Tuy nhiên, ảnh hưởng của Phật giáo và sự giàu có của tu viện đưa đến những mưu toan của những tín đồ Lão giáo đối nghịch. Chính quyền cần tiền sau cuộc nội chiến, và nhìn vào những vàng bạc được dùng trong việc làm tượng ảnh Phật, đất đai của tu viện, và các tăng sĩ đang thụ hưởng sự miễn thuế, và các cư sĩ đến làm việc cho chùa chiền. Vào năm 842, nhà vua tịch thu đất của những tăng sĩ nam và nữ không nghiêm túc, và năm 845 vua ra lệnh hủy diệt tất cả các tu viện, chùa chiền, bắt vô số tăng sĩ nam cũng như nữ phải hoàn tục, và lấy rất nhiều đất đai của Tăng đoàn (Sangha). Sự bắt bớ rất ngắn hạn, nhưng đã làm kiệt quệ những trụ sở Phật giáo ở Trung Quốc. Vua mất vào năm 846, và luật lệ của vua thì được gìn giữ, nhưng phần lớn các trường không thể được phục hồi và bị suy thoái. Trường T’ien T’ai còn giữ được một chút quyền hành, nhưng những trường chánh còn sống sót là Ch’an và Tịnh độ. Trường Ch’an sống sót vì ít lệ thuộc vào thư viện và hình ảnh, v.v…, các tăng sĩ Ch’an bắt đầu tự trồng trọt thực phẩm cho chính họ, và vô số trung tâm Ch’an bị cô lập vì phương diện địa lý. Trường Tịnh độ sống sót vì đây là một hoạt động của đa số cư sĩ. Phật giáo ở Trung Quốc bấy giờ đã qua rồi thời cao điểm của nó.

Vào triều đại nhà Sung (960-1279), một Bộ Kinh Phật giáo được in ra, sử dụng trên 130.000 mảnh cây để in (972-83). Tuy nhiên, vào lúc đó, Phật giáo bắt đầu bị mất chân đứng vì quyền lực đang lên của Khổng giáo canh tân (Neo-Confucianism), đã trở nên một dạng cổ điển vào thế kỷ thứ mười hai. Rút những yếu tố từ triết lý Phật giáo, đây là một lý tưởng siêu hình bao gồm tất cả, và trở nên căn bản của những bài thi có trình độ cho người nào muốn làm việc cho chính phủ. Dưới ảnh hưởng nầy, Phật giáo được xem là chỉ thích hợp cho đa số. Vì những niềm tin của người dân bản xứ ở Trung Quốc với Khổng giáo canh tân đã làm cho Phật giáo suy thoái ở Trung Quốc, cũng tương tự như sự suy thoái của Phật giáo ở Ấn Độ với Bà-la-môn giáo canh tân. Trong cả hai trường hợp, một tôn giáo hoặc một triết lý có liên hệ sâu sắc với văn hóa dân tộc thì bao phủ tôn giáo hoàn cầu mà nó đã vay mượn. Tuy nhiên, đồng thời sự thực tập của người dân được rút ra từ Khổng giáo, Lão giáo và Phật giáo thì rất là thông thường.

Dưới triều đại Mông Cổ Yuan (1280-1368), sự đỡ đầu của chính quyền được gia tăng lần nữa, dù phần lớn chỉ dành cho Phật giáo Bắc tông. Vào đầu triều đại nhà Minh (1368-1644), Phật giáo được hồi sinh phần nào nhờ vào sự khuyến khích của chính quyền, nhưng sau đó, sự giáo dục bị các học trò Khổng giáo nắm quyền, và việc ngăn chận các Phật tử trở thành công chức chính phủ làm suy thoái sự uyên bác của Phật giáo. Phật giáo phổ biến vẫn còn hưng thịnh, tuy nhiên Phật giáo đã bị trộn lẫn một cách gia tăng với Lão giáo và tôn giáo dân gian. Dưới triều đại Mãn Thanh hay nhà Thanh (Tr.h. Ch’ing) (1644-1911), Phật giáo tiếp tục bị chỉ trích bởi cơ quan tuyên truyền của Khổng giáo canh tân, nhưng vào thế kỷ thứ mười bảy, Phật giáo được truyền bá đến đảo Đài Loan (Taiwan) do các người nhập cư từ Trung Quốc.

Việt Nam và Đại Hàn

Thanh Văn Thừa (Śravakayāna) và Phật giáo Đại thừa (Mahāyāna) đến miền Bắc Việt Nam từ Trung Quốc và Ấn Độ, vào khoảng thế kỷ thứ ba sau Công nguyên. Trường Tịnh độ ảnh hưởng nhiều ở trình độ phổ biến từ thế kỷ thứ chín, và Thiền (Tr.h.Ch’an) trở nên một trường có ảnh hưởng nhiều đến các tu viện. Bắt đầu từ thế kỷ thứ mười, Phật giáo hưng thịnh nơi mọi tầng lớp xã hội, và chính quyền bắt đầu ủng hộ, với các Thiền tăng chọn lọc có học thức uyên bác.

Ở miền Nam, Ấn Độ giáo, Thanh Văn Thừa (Śravakayāna) và Phật giáo Đại thừa (Mahāyāna) được truyền bá đến tận kinh đô của Champā vào thế kỷ thứ ba sau Công nguyên. Vào khoảng năm 900 sau Công nguyên, một hỗn hợp giữa Đại thừa (Mahāyāna) và đạo thờ thần Siva (Śaivism) được đỡ đầu bởi các vị lãnh tụ. Vào thế kỷ thứ mười lăm, một cuộc xâm lăng từ miền Bắc của Trung Quốc đưa đến một dạng Đại thừa (Mahāyāna) thống trị toàn Việt Nam, dù Phật giáo Nam tông vẫn tiếp tục hiện hữu ở miền Nam gần Cam Bốt. Sự hồi sinh của Khổng giáo làm lý tưởng chung cho cả nước làm cho Phật giáo suy thoái dần, tuy nhiên, từ cuối thế kỷ thứ mười sáu, các giáo sĩ Tây Ban Nha và Pháp đến truyền bá về Thiên Chúa giáo, và đạo Thiên Chúa cũng khá thành công ở miền Nam. Vào thế kỷ thứ mười tám, Phật giáo dường như được hồi sinh.

Tôn giáo bản xứ của Đại Hàn là một loại tôn giáo Saman (Shamanism), như vô số các văn hóa khác, tôn giáo nầy vẫn tiếp tục tồn tại cho đến ngày nay. Vào cuối thế kỷ thứ tư, Phật giáo đã đến miền Bắc và Đông Nam, và vào thế kỷ thứ sáu, Phật giáo đã đi sâu vào toàn bán đảo Đại Hàn, đem theo ít nhiều văn hóa Trung Hoa vào đó. Vào thế kỷ thứ sáu và thứ bảy, những tu sĩ Đại Hàn học hành ở Trung Quốc mang về phần lớn những trường Phật giáo Trung Hoa. Phật giáo trở thành tôn giáo của những thành phần chọn lọc, với dạng Tịnh độ rất thành công trong giới bình dân.

Tuy nhiên, Khổng giáo lại là một triết lý của giới quý tộc hạng thấp. Vào triều đại Silla (688-935), Phật giáo trở thành một sức mạnh thống trị xã hội, với Son (Tr.h.Ch’an) trở thành một trường lớn từ thế kỷ thứ chín. Vào triều đại Koryo (935-1392), Phật giáo trở nên một sức ảnh hưởng lớn, rất phổ biến như là một tôn giáo cao sang từ thế kỷ thứ mười hai. Sự đỡ đầu của chính quyền rất lớn, và vào năm 1036, những tu sĩ Phật giáo rất thành công trong việc bãi bỏ án tử hình. Nguyên bộ kinh bằng tiếng Trung Hoa được in ra vào thế kỷ thứ mười hai và một ấn bản mới được in vào thế kỷ thứ mười ba, dùng 81.258 mảnh cây (hiện nay vẫn còn). Vào thế kỷ thứ mười bốn, Phật giáo thống trị đời sống văn hóa của người dân Đại Hàn.

Vị tu sĩ và cư sĩ trái với thông lệ, ông Won Hyo (617-86) viết những lời bình rộng rãi về các học thuyết và các kinh (Sūtras) được nhấn mạnh bởi các trường có trình độ, tìm cách hài hòachúng với ý tưởng “Nhất Tâm”. Những bài viết của ông rất có ảnh hưởng ở Trung Quốc, và ở Đại Hàn, ông là người đầu tiên phát triển một phái hỗn hợp mà sau nầy trở nên rất phổ biến.

Tuy nhiên, sau sự giới thiệu của Son vào thế kỷ thứ chín, một sự đối đầu giữa các điều nầy xuất hiện, việc nhấn mạnh sự giảng dạy truyền miệng “Tâm truyền Tâm”, và các trường học dựa vào kinh điển, nhất là trường Hwaom (Tr.h.Hua-yen). Son cũng tranh luận cho việc đạt đến tỉnh thức một cách đột ngột, hơn là sự tỉnh thức dần dần. Ngài Uich’on (1055-1101) là người đầu tiên muốn giảng hòa giữa việc học tập và thiền định hơn là chỉ thiên về một bên. Việc lập lại mối quan hệ hữu nghị của ông dựa vào sự phục hưng của trường Ch’ont’ae (Tr.h. T’ien T’ai), nhưng sau cái chết của ông, ý tưởng nầy trở thành lý tưởng bất di dịch của trường. Người có trách nhiệm làm nên một phái Phật giáo Đại Hàn hài hòa là Thiền sư (Son monk) Chinuh (1158-1210), cũng thành lập một dạng Son thật sự là Đại Hàn. Hơi khác thường, ông dùng các kinh (Sūtras) để hướng dẫn sự thực tập Son, và như vậy việc học tập kinh điển rất là hữu dụng. Theo truyền thống Son, ông chấp nhận trọng tâm của sự thấu hiểu sâu sắc về Phật tánh của một người. Tuy nhiên, ông cũng đồng ý là có nhiều người cần phải tăng trưởng các thấu hiểu sâu sắc bằng sự trau dồi từ từ về các trạng thái hoàn hảo, trong khi vẫn nhận thấy các điều nầy và các trần cấu là “rỗng không”. Ông rút tỉa các thực tập thực dụng từ vô số trường khác, tùy vào những khả năng khác nhau và những cần thiết của mọi người. Tuy vậy, quan trọng nhất ông đã phát triển một tổng hợp về Son với một triết lý và các thực tập của trường Hwaom (Tr.h.T’ien T’ai). Vào thế kỷ thứ mười bốn, cách thức công án (Tr.h.kung-an) của trường Lin-chi mà ông đã có kinh nghiệm qua, trở nên một cách thực tập thông thường của Son.

Vào triều đại Yi (1392-1910), Phật giáo bị khổ nạn khi Khổng giáo canh tân đến từ Trung Quốc được chấp nhận và xem là lý tưởng của cả nước. Vào đầu thế kỷ thứ mười lăm, đất đai của tu viện bị tịch thu, các tu viện bị giảm xuống từ 292 viện, còn 88 viện, và các trường khác giảm xuống còn 7, và rồi hai hội đoàn nhỏ. Các trường nầy là trường Son, hoặc trường Thiền, thống trị bởi Son, nhưng gồm có Kyeyul (Tr.h.Lu), Ch’ont’ae (Tr.h.T’ien T’ai) và Milgyo (Tr.h.Chen-yen) và Kyo hoặc Trường Nguyên Văn (Textual School) gồm có các trường còn lại. Lực lượng chính quyền chống Phật giáo lên cao độ ở thế kỷ thứ mười sáu; các tu sĩ bị cấm vào thành phố (1623), và các trẻ em gia đình quý tộc bị cấm đoán việc thọ giới. Vì thế Phật giáo rút lui vào các tu viện trong núi, và trở thành tôn giáo của số đông, như ở Trung Quốc với sự phục hưng phát triển vào năm 1890.

» Ảnh đẹp
» Liên kết website
Search
» Từ điển Online
Từ cần tra:
Tra theo từ điển:
» Âm lịch