Tư liệu
Giới trẻ - Đối tượng cần quan tâm của ngành hoằng pháp trong thời hiện đại
29/12/2008 15:57 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

Thích Bảo Thiên

Hoằng pháp là một trong những hoạt động mũi nhọn được ưu tiên hàng đầu trong công cuộc truyền bá Chánh pháp của mọi thời đại. Ngay từ xa xưa, chính Đức Thế Tôn cũng đã nêu lên tầm quan trọng này thông qua những lời khuyến khích của Ngài: "Hỡi các Tỳ kheo! Như Lai đã được giải thoát mọi ràng buộc thế gian và xuất thế gian, các ông cũng vậy… Này hỡi các Tỳ kheo, hãy đi vì lợi lạc của nhiều người, vì hạnh phúc của số đông, vì lòng lân mẫn đối với thế gian, vì lợi lạc, vì hạnh phúc của trời và người. Các ông hãy đi, nhưng đừng đi hai người cùng một hướng, hãy đi mỗi người mỗi ngả, hãy truyền bá Chánh pháp. Này các Tỳ kheo, Chánh pháp toàn thiện ở phần đầu, phần giữa cũng như phần cuối, cả trong ư tứ và lời văn. Hãy tuyên bố về cuộc sống toàn thiện và thanh tịnh… Chính Như Lai cũng đi, Như Lai cũng sẽ đi về hướng Uruvela (ưu Lâu Tần Loa) ở Sanànigàna để hoằng dưõng Chánh pháp. Hãy phất lên ngọn cờ của bậc thiện trí, hãy truyền dạy giáo pháp cao siêu, hãy mang lại sự tốt đẹp cho người khác; được vậy, là các ông đã hoàn tất nhiệm vụ" (Mahavagga – Đại phẩm 19, 20). Lời khuyến khích từ ngàn xưa của đức Từ Phụ như một sự xác tín hùng hồn cho tinh thần hoằng pháp là nhiệm vụ cao cả của những người con Phật. Hoằng pháp, theo cách hiểu chung, đó là mở rộng ra làm cho giáo pháp của đức Phật được lan tỏa khắp nõi. Hay nói cách khác, hoằng pháp chính là đem giáo lư của Đức Phật đến với mọi người muốn tìm hiểu và ứng dụng lời Phật dạy để có một đời sống an lạc, giải thoát, giác ngộ. Đối tượng của hoằng pháp là tất cả mọi giới, mọi giai tầng trong xã hội, trong đó có cả giới trẻ.

Như nội dung đã được hạn định, trong bài tham luận này, chúng tôi xin trình bày những nhận định của mình đối với vấn đề hoằng pháp cho giới trẻ như một tiếng nói góp phần vào việc định hướng và phát triển công cuộc hoằng pháp trong tưõng lai.

1. Thực trạng:

Trong những nãm qua, chư tôn đức lãnh đạo Giáo hội luôn chú tâm đến lĩnh vực hoằng pháp và vì thế hoạt động này cũng đạt được những kết quả khả quan như: thuyết giảng tại các đạo tràng, đào tạo nhân sự, tổ chức các khóa tu và hội thi giáo lư v.v... Sau 25 năm thành lập, các cấp Giáo hội đã duy trì và phát triển các giảng đường trong và ngoài thành phố một cách liên tục và đồng bộ với lượng Phật tử thính pháp từ 200 đến 1.000 người. Về nhân sự, Ban Hoằng pháp Trung ương đã đào tạo được 4 khóa Giảng sư, có 402 giảng sinh tốt nghiệp Cao cấp giảng sư, 138 giảng sinh tốt nghiệp Trung cấp giảng sư, hiện đang đào tạo 111 giảng sinh Cao cấp giảng sư và 93 giảng sinh Trung cấp giảng sư, đồng thời thông qua các kỳ thi diễn giảng tại các trường hạ cũng đã đào tạo hõn 500 giảng sư cõ hữu tại các địa phưõng. Bên cạnh đó, các công tác: phát hành tài liệu hoằng pháp, thành lập đoàn giảng sư, đặc biệt là tổ chức Hội thi giáo lư cư sĩ Phật tử cũng được tổ chức nhiều nõi và tạo nên sự hưởng ứng nhiệt tình từ đông đảo quần chúng Phật tử.

Vài nét như vậy cho thấy, hoạt động hoằng pháp đã có những bước định hình và phát triển đúng hướng. Vẫn còn nhiều trở ngại nhưng hoạt động này đã đóng góp rất nhiều cho công cuộc truyền bá giáo lư Phật Đà đến với nhiều đối tượng khác nhau. Tuy nhiên, đây thực sự là thành công tưõng đối khiêm tốn so với những tiềm lực và truyền thống của Phật giáo Việt Nam suốt một chiều dài lịch sử đồng hành cùng dân tộc, đặc biệt là hoằng pháp đối với giới trẻ. Dường như lãnh vực hoằng pháp dành cho giới trẻ vẫn chưa thật sự được đầu tư và quan tâm đúng mức.

Giới trẻ được đánh giá là tưõng lai của xã hội, là những con người sẽ làm chủ vận mệnh đất nước trong giai đoạn hội nhập. Không những thế, sự chuyển động không ngừng của thế giới với biết bao điều mới lạ thì giới trẻ được dự báo sẽ là lực lượng tiên phong, xung kích và có khả nãng đưõng đầu tốt nhất. Nói như vậy, không có nghĩa là xung quanh bạn trẻ chỉ một màu hồng, chỉ những tưõng lai xán lạn mà không có thất bại và khổ đau. Trong con người của giới trẻ luôn chứa đựng hai mặt của cuộc sống. Sự tìm tòi, tò mò và niềm tin tâm linh mãnh liệt ẩn phía sau tính năng động và xốc nổi. Đây là những tố chất làm cho bạn trẻ dễ gần gũi hõn với đạo Phật bên cạnh truyền thống, đạo đức và nếp sống khép kín muôn thuở của người Á đông. Tuy vậy, nhìn vào các đạo tràng thính pháp trên khắp đất nước Việt Nam, chúng ta vẫn thấy rất ít sự có mặt của các giới trẻ. Giới trẻ chỉ đến chùa như một thói quen về tín ngưỡng chứ không xem đó là món ãn tinh thần hằng ngày của mình. Trong các dịp lễ trọng đại của Phật giáo, dấu ấn đóng góp của người trẻ thật sự rất mờ nhạt. Và hõn thế nữa, theo một tài liệu nghiên cứu đáng tin cậy thì độ tuổi trung bình của tín đồ Phật giáo tại Việt Nam tương đối già hõn so với tín đồ các tôn giáo khác: tuổi trung bình của tín đồ Phật giáo là 30,6 trong khi tín đồ Thiên Chúa giáo là 29,1 và tín đồ Hồi giáo chỉ 27,7 tuổi. Con số này nói lên nhiều điều mà quan trọng nhất, đó là thực trạng sống theo nếp sống Phật giáo dường như đang bị “lão hóa". Đó là chưa nói đến việc ở nhóm tuổi 0 đến 14 tuổi: tín đồ Phật giáo chỉ chiếm 21,29% trong khi Thiên Chúa giáo lần lượt là 24,70% và và Hồi giáo là 25,97%. Thực trạng này đáng được quan tâm và rất cần sự ưu tư từ nhiều phía, đặc biệt là ngành Hoằng pháp.

2.Nguyên nhân:

Có rất nhiều nguyên nhân để dẫn đến thực trạng trên. Và theo chúng tôi, có các nguyên nhân cõ bản sau:

Trước hết, chúng ta chưa có những con người thật sự gần gũi với giới trẻ. Nhìn vào hiện tại, chúng ta có rất nhiều vị giảng sư giỏi, có kiến thức chuyên môn và thực học nhưng chưa có những nhà “truyền đạo” thực thụ đáp ứng những nhu cầu của giới trẻ. Giới trẻ rất cần giáo lư của đức Phật để điều hòa và cân bằng cuộc sống bản thân. Nhưng cách để họ tiếp nhận giáo lư ở đây lại cần thiết gấp bội phần. Điều đó có nghĩa là những nhà hoằng pháp phải am hiểu giới trẻ và biết "sống" với giới trẻ để dần dần đưa họ vào đạo, bộ phận nhân sự này chúng ta hiện tại vẫn chưa xây dựng được. Có một thực tế là các vị giảng sư của chúng ta đa phần đều uyên thâm Phật học và có rất ít vị được trưởng thành trong môi trường Phật học và tiếp tục đi lên từ hoạt động phong trào với giới trẻ. Chính vì lẽ đó mà chúng ta không thể tiếp cận một môi trường đầy nãng động và náo nhiệt của giới trẻ. Từ đó, giới trẻ lần lần cảm thấy lạ lẫm khi tiếp xúc với chúng ta hoặc xem người tu sĩ Phật giáo như là một thực thể đầy “huyền bí”.

Thứ hai, nội dung giảng dạy giáo lư hiện tại đa phần mang tính hàn lâm, học thuật và quá xa lạ đối với người trẻ. Những nội dung này chủ yếu chỉ dành cho các vị nghiên cứu chuyên sâu và sử dụng trong lĩnh vực học thuật. Hiện có rất nhiều Phật tử thường xuyên đi nghe giảng nhưng chỉ nắm kiến thức rất mõ hồ và chung chung. Rất ít Phật tử nắm rõ các kiến thức cõ bản Phật học và các cách giải quyết tình huống thường ngày trong cuộc sống theo như giáo lư Phật giáo. Riêng đối với những nội dung dạy cho giới trẻ thì thật hiếm hoi. Chúng ta thấy rất ít các nội dung về hôn nhân gia đình, sự thay đổi tâm lư của tuổi trẻ, cách đối xử trong tình yêu nam nữ .v.v... trong các buổi giảng của các vị giảng sư. Trong khi đó các nội dung này thật sự cần thiết với giới trẻ giúp họ giải quyết những tình huống thực tế xảy ra xung quanh mình một cách thánh thiện và đúng đắn. Chính từ nội dung giảng dạy không đáp ứng được tâm lư giới trẻ nên họ rất ít khi đến các giảng đường thính pháp.

Thứ ba, tuổi trẻ là phải hiếu động và hướng đến những hình thức sinh hoạt trẻ trung. Hiện nay, trong công tác giáo dục, việc độc thoại của người dạy không còn phù hợp và kém hiệu quả. Ngành giáo dục đang tìm những phưõng hướng để khắc phục tình trạng này. Riêng đối với ngành Hoằng pháp Phật giáo chúng ta thực sự chưa có sự thay đổi lớn trong cách thức truyền trao giáo lư. Vẫn là hình thức độc thoại rất thụ động. Điều này sẽ không thu hút được giới trẻ. Chúng tôi được biết, có rất nhiều bạn trẻ ở các trường đại học, khi đến tiết học của một giảng viên nào đó mà họ cho là "tiến sĩ gây mê" thì họ sẵn sàng "cúp tiết". Việc học ở trường đời mà họ còn như vậy huống gì những buổi giảng nhiều lúc rất khô cứng ở các giảng đường Phật giáo.

Cuối cùng, các sân chõi của Phật giáo nhằm thu hút giới trẻ đang thiếu trầm trọng. Ngoài tổ chức Gia đình Phật tử mà ở đó bạn trẻ có thể tham gia để được ca hát, sinh hoạt dã ngoại, hoạt động xã hội, tham gia các buổi cắm trại v.v…, rất hiếm khi có những hoạt động được tổ chức mà đối tượng hướng đến là giới trẻ. Các hoạt động vừa kể trên hiện rất thịnh hành và đang là mô hình hoạt động chủ yếu của các tổ chức khác trong xã hội. Hiện nay, giới trẻ đang bị “đói” những hoạt động đầy năng động này từ Phật giáo nói chung và ngành Hoằng pháp nói riêng. Chính vì lẽ đó mà trong năm 2006, khi Đoàn giảng sư Ban Hoằng pháp Trung ưõng kết hợp với Báo Giác Ngộ tổ chức Hội trại “Tuổi trẻ Phật giáo” đã nhận được sự hưởng ứng rất nồng nhiệt từ các bạn trẻ, thu hút cả ngàn trại sinh mà chủ yếu là sinh viên và học sinh các giới. Ngoài ra, các mô hình khác như “Khóa tu mùa hè cho giới trẻ” của chùa Hoằng Pháp – TP.HCM, “Học hè trên chùa” của chùa Phật Quang – Bà Rịa-Vũng Tàu, “Sinh hoạt chúng La Hầu La” của chùa Huê Nghiêm 2 – TP.HCM là những mô hình sinh hoạt rất tốt cho giới trẻ, nhưng thật sự chưa được nhân rộng.

3 Kiến nghị:

Với những thực trạng được phân tích như trên, để cho công cuộc hoằng pháp đối với giới trẻ được phát triển mạnh mẽ và đạt những thành tựu khả quan, đáp ứng sự mong đợi và tiềm nãng sẵn có, thiết nghĩ cần có sự lưu tâm ở những vấn đề sau:

Thứ nhất, Giáo hội, đặc biệt là ngành Hoằng pháp cần đào tạo ra những nhân sự hay nói cách khác là các giảng sư vừa am hiểu nội điển nhưng cũng phải tinh thông ngoại điển, trong đó chú trọng đến tâm lư học, xã hội học và kỹ năng giải quyết các vấn đề khúc mắc của giới trẻ trong đời sống hiện tại. Ngoài ra, giảng sư được phân công giảng cho giới trẻ phải là những con người gần gũi với bạn trẻ, họ phải có một quá trình sinh hoạt và hoạt động trong môi trường năng động của tuổi trẻ. Để làm được điều này, nên chăng, chúng ta cần có chế độ phân bổ, tổ chức lại các vị giảng sư phụ trách giới trẻ trong tương lai. Để kiện toàn nhân sự trong việc hoằng pháp với giới trẻ, khi được nhận vào Đoàn Giảng sư, chúng ta nên cãn cứ vào các vị giảng sư tập sự phải có một thời gian công tác xã hội, hoạt động phong trào cùng giới trẻ. Chỉ có thời gian sống với giới trẻ thì người giảng sư mới hiểu được người trẻ, dễ dàng nói chuyện một cách gần gũi và sẽ có những kỹ nãng sinh hoạt với giới trẻ, đưa giới trẻ đến với đạo một cách tự nhiên.

Thứ hai, lồng vào nội dung bài giảng các kiến thức rất đỗi bình thường và gần gũi với người trẻ. đó là các kiến thức giúp họ vượt qua những cạm bẫy trong cuộc sống, ứng xử khéo léo trong tình yêu, hôn nhân, gia đình, giải tỏa những lo lắng, căng thẳng mà cuộc sống, các mối quan hệ, công việc mang lại theo phưõng thức của đạo Phật. Các nội dung này phải là những nội dung chủ đạo và người giảng phải biết hóa mình thành những người tư vấn tâm lư thực thụ nhưng phải dựa trên những cãn nguyên của giáo lư Phật giáo. Đây là một đòi hỏi không phải dễ dàng và cần phải có một sự đầu tư nghiêm túc.

Thứ ba, nên chăng chúng ta thử tổ chức thí điểm vài buổi giảng và có các phiếu ghi nhận ư kiến của người thính pháp. Mở đầu, là một cuộc khảo sát có quy mô tổng thể sự am hiểu giáo lư của tất cả những thính giả đang thính pháp ở các giảng đường. Từ kết quả có được sẽ điều chỉnh lại nội dung giảng dạy và lên kế hoạch giảng dạy một cách hiệu quả. Cuộc tổng khảo sát này sẽ là tiền đề cho Ban Hoằng pháp trong việc đánh giá khả năng truyền đạt của giảng sư, sự tiếp thu của thính giả, các nội dung cần giảng dạy tiếp theo v.v...

Thứ tư, cần phải thay đổi cách thức giảng dạy, tránh độc thoại, đặc biệt là trong thời giảng đối với giới trẻ. Các vị giảng sư nên tìm ra những cách thức giảng dạy thu hút bạn trẻ thông qua việc tạo sự chủ động cho người nghe. Các hình thức đố vui, hoặc chia nhóm thảo luận sau khi đã có sự giải thích sõ lược của người hướng dẫn là những gợi ư mà ta có thể áp dụng.

Thứ năm, Ban Hoằng pháp nên tạo ra những sân chõi mà trong đó đối tượng hướng đến chính là giới trẻ. Có thể lồng ghép vào các buổi giảng là các buổi dã ngoại, các kỳ hội trại, các khóa tu, các hoạt động xã hội hay những cuộc thi mang đậm dấu ấn Phật giáo. Chính những mô hình này sẽ là những kênh mà giới trẻ sẽ đến với giảng đường nhiều hơn. Và nó thực sự mang lại những ấn tượng tốt đẹp trong lòng bạn trẻ khi đến đạo Phật.

4. Lời kết:

Hoằng pháp đối với giới trẻ là một việc làm cần thiết và quan trọng trong ngành Hoằng pháp nói chung. Quan trọng hõn, khi mà cuộc sống vật chất ngày càng tạo ra cho giới trẻ những nguy cõ, những khả nãng vấp ngã thì những liệu pháp của Phật giáo thông qua hoằng pháp đáng được quan tâm hơn cả. Dẫu biết rằng, để định hướng và xây dựng chiến lược hoằng pháp cho giới trẻ trong thời hiện đại không phải là dễ dàng, chắc chắn sẽ gặp những chông gai và gian khó. Tuy nhiên, nếu có sự đồng lòng, cùng quyết tâm thì chúng ta vẫn có quyền tin tưởng vào những quả ngọt trong một tưõng lai không xa.

Tài liệu tham khảo:

1. Ban Hoằng pháp Trung ưõng GHPGVN: Phật học cõ bản - NXB Tôn Giáo, nãm 2006.
2. Ban Thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN: Báo cáo thành quả 25 nãm hoạt động của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, nãm 2006.
3. Giáo hội Phật giáo Việt Nam: Kỷ yếu đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc nhiệm kỳ V - NXB Tổng Hợp TP.HCM, nãm 2003.
4. Thành đoàn TP. HCM: Sổ tay công tác thanh niên tôn giáo (lưu hành nội bộ), nãm 2003.

» Ảnh đẹp
» Liên kết website
Search
» Từ điển Online
Từ cần tra:
Tra theo từ điển:
» Âm lịch