Bài giảng
Du-già tông (2)
14/11/2008 14:29 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng



Du-già tông  (2)
(法相 宗)
(Đ. Đ. Thích Giác Hiệp, HVPGVN tại TP.HCM)

1. 100 PHÁP  百法:[1]

Du-già tông phân loại hàng triệu pháp thành 100 pháp bao gồm trong 5 loại (ngũ vị) khác nhau như sau:

1)   Tâm pháp (citta-dharma心法): Có 8

(1)  Nhãn thức眼識

(2)  Nhĩ耳識

(3)  Tỷ 鼻識

(4)  Thiệt 舌識

(5)  Thân身識

(6)  Ý意識

(7)  Mạt-na末那識

(8)  A-lại-da阿賴耶識

2)   Tâm sở pháp: 心所有法 có 51

-Biến hành  có 5 遍行:

(1)   Xúc( 觸 )

(2)  Tác ý(作意 )

(3)  Thọ( 受 )

(4)  Tưởng( 想 )

(5)  Tư( 思 )

-Biệt cảnh có ( 別境 )5:

(1) Dục( 欲 )

(2) Thắng giải( 勝解 )

(3) Niệm( 念 )

(4) Định( 定 )

(5) Tuệ( 慧 )

-Thiện ( 善 )có 11:

(1) Tín ( 信 )

(2) Tàm ( 慚 )

(3) Quý ( 愧 )

(4) Vô tham ( 無貪 )

(5) Vô sân( 無瞋 )

(6) Vô si( 無癡 )

(7) Tinh tiến( 精進 )

(8) Khinh an( 輕安 )

(9) Bất phóng dật( 不放逸 )

(10) Hành xả( 行捨 )

(11) Bất hại( 不害 )

-Phiền não ( 煩惱 ) có 6:

(1) Tham( 貪 )

(2) Sân( 瞋 )

(3) Si( 癡 )

(4) Mạn( 慢 )

(5) Nghi( 疑 )

(6) Ác kiến( 惡見 )

-Tùy phiền não ( 隨煩惱 )có 20:

(1) Phẫn(忿 )

(2) Hận( 恨 )

(3) Phú( 覆 )

(4) Não( 惱 )

(5) Tật( 嫉 )

(6) Xan( 慳 )

(7) Cuống( 誑 )

(8) Siểm( 諂 )

(9) Hại( 害 )

(10) Kiêu( 憍 )

(11) Vô tàm( 無慚 )

(12) Vô quý( 無愧 )

(13) Trạo cử( 掉舉 )

(14) Hôn trầm( 昏沉 )

(15) Bất tín( 不信 )

(16) Giải đãi( 懈怠 )

(17) Phóng dật( 放逸 )

(18) Thất niệm( 失念 )

(19) Tán loạn( 散亂 )

(20) Bất chánh tri ( 不正知 )

-Bất định ( 不定 ) có 4

(1) Hối ( 惡作 / 懺悔 )

(2) Thụy miên ( 睡眠 )

(3) Tầm ( 尋 )

(4) Tứ (伺 )

3)   Sắc pháp( 色法 ): có 11

(1)  Nhãn( 眼 )

(2)  Nhĩ( 耳 )

(3) Tỷ( 鼻 )

(4) Thiệt( 舌 )

(5) Thân( 身 )

(6) Sắc( 色 )

(7) Thanh( 聲 )

(8) Hương( 香 )

(9) Vị( 味 )

(10) Xúc( 觸 )

(11) Pháp xứ sở nhiếp sắc ( 法處所攝色 )

3)  Sắc pháp: có 11:

1) Ngũ căn,

2) Ngũ cảnh,


3) Pháp xứ sở nhiếp pháp

4)   Tâm bất tương ưng( 心不相應法 ): có 24

(1)  Đắc( 得 )

(2)  Mạng căn( 命根 )

(3)  Chúng đồng phận( 眾同分 )

(4)  Dị sanh tính( 異生性 )

(5)  Vô tưởng định( 無想.定 )

(6)  Diệt tận định( 滅盡定 )

(7)  Vô tưởng sự( 無想報 )

(8)  Danh thân( 名身 )

(9)  Cú thân( 句身 )

(10) Văn thân( 文身 )

(11) Sinh( 生 )

(12) Lão ( 老 )

(13) Trụ( 住 )

(14) Vô thường(無常 )

(15) Lưu chuyển( 流轉 )

(16) Định dị( 定異 )

(17) Tương ưng( 相應 )

(18) Thế tốc( 勢速 )

(19) Thứ đệ( 次第 )

(20) Phương( 方 )

(21) Thời( 時 )

(22)Số( 數 )

(23) Hòa hợp tính( 和合性 )

(24) Bất hòa hợp tính ( 不和合性 )

5)   Vô vi pháp( 無為法 ): Có 6 (asaṃskṛta-dharma)

(1)  Hư không vô vi( 虛空無為 )

(2)  Trạch diệt vô vi( 擇滅無為 )

(3)  Phi trạch diệt vô vi( 非擇滅無為 )

(4)  Bất động diệt vô vi( 不動滅無為 )

(5)  Tưởng thụ diệt vô vi( 想受無為 )

(6)  Chân như vô vi( 真如無為 )

II.   TU CHỨNG:

1.    NGŨ CHỦNG DUY THỨC QUÁN ( 五種 唯識觀 )

Trong phương pháp tu hành Du-già tông chủ trương 5 loại quán:

a.    Khiển hư tồn thật (遣虛存實): Nghĩa là từ bỏ những điều hư dối, giả tạm. Chúng ta nên cắt đứt các pháp tưởng tượng, lìa các pháp tùy thuộc. Thừa nhận hiện hữu và tánh không tương đối, trừ bỏ tánh không và giữ hiện hữu.

b.    Xả lạm lưu thuần (捨濫留純):  Tức trừ bỏ phần lạm, giữ phần thuần. Lạm có nghĩa là tướng phần, phần còn vi tế nhiễm ô. Chúng ta nên từ bỏ hiện tượng và trần cảnh nhiễm ô bên ngoài.

c.    Nhiếp mạt quy bản (攝末歸本): Nghĩa là làm giảm nghiệp lực và quay về chân tánh thanh tịnh.

d.    Ẩn liệt hiển thắng (隱劣顯勝): Sự yếu kém chỉ cho tâm sở, và sự mạnh chỉ cho tâm vương, thức thứ 8. Với sự chấp nhận tâm sở, và tâm vương, Tâm sở nên được che dấu, trong khi đó tâm vương nên được hiển bày.

e.    Khiển tướng chứng tánh (遣相證性):  Loại bỏ hiện tượng phân biệt và xác nhận thật thể vô phân biệt, với sự chấp nhận tính tương đối của hiện tượng và thật thể.

Bốn loại trước là tướng duy thức loại sau cùng là tánh duy thức.



2.    BỐN QUAN ĐIỂM NIẾT-BÀN: (Thành duy thức luận)

   1. Bổn lai tự tánh thanh tịnh Niết-bàn: Tất cả chúng sanh đều sở hữu bản chất thanh tịnh. Do vô minh nên chúng sanh trôi lăn trong sinh tử khổ đau. Do vậy  tất cả chúng sanh đều bình đẳng, cùng với tất cả pháp chẳng đồng chẳng dị, lìa tất cả tướng phân biệt. Cho nên gọi Bổn lai tự tánh thanh tịnh Niết-bàn.
   2. Hữu dư y Niết-bàn: Đây là Niết-bàn của Thinh văn và Duyên giác. Giác ngộ dựa trên diệt trừ hoàn toàn vô minh chướng. Nghĩa là phiền não chướng tuy diệt trừ, nhưng còn nương vào thân ngũ uẩn dục giới. Cho nên gọi là Hữu dư y Niết-bàn.
   3. Vô dư y Niết-bàn: Nghĩa là phiền não, khổ não đã đoạn tận, thân ngũ uẩn cũng diệt vong cho nên gọi là Vô dư y Niết-bàn.
   4. Vô trụ xứ Niết bàn: Đoạn tận sở tri chướng, chứng ngộ chân lý sanh tử và niết-bàn không hai, không chán ghét sanh tử, chẳng trụ niết bàn, vận dụng cả bi và trí lợi lạc hữu tình.

VII. KẾT LUẬN:
….
Du-già giải thích, phân tích tâm con người, và đưa ra pháp quán để chuyển tâm vô minh thành giác ngộ. [2]

[1] A. & D. Matsunaga: Op. Cit: 84-90

[2] T.A. Thomas, A Buddhist Doctrine of Experience: A New Translation and Interpretation of the Works of Vasubandhu the Yogacarin (Delhi: Motilal Banarsidass Publishers, 1999) 11f

 Thích Giác Hiệp

Phatgiao.vn

» Ảnh đẹp
» Liên kết website
Search
» Từ điển Online
Từ cần tra:
Tra theo từ điển:
» Âm lịch