Bài giảng
Khẳng định tính - Giáo lý giải thoát của Phật giáo - 2
23/12/2008 12:07 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

B. Phật Giáo Đại Thừa (Thích Quảng Độ Việt dịch)

Sự Mong Một Cuộc Sống Vô Hạn VớI Yêu Cầu Giải Thoát

Ngài Kumura Taiken đã nhận định, nền tảng cơ bản về mặt tôn giáo của Đức Phật là sự phản tĩnh tự tâm. Dù đối với lòng mong muốn một cuộc sống vô hạn hay yêu cầu giải thoát, tất cả đều phát sinh từ nội tâm của ta. Đã thế thì sự giải quyết tối hậu tất nhiên phải tìm ngay trong tự tâm. Như ai cũng biết, lời dạy cuối cùng của Đức Phật là:’’Hãy tự mình thắp đuốc lên, hãy tự mình nương tựa nơi mình, nương tựa Chính Pháp, chứ đừng nương tựa vào một nơi nào khác’’. Đó là những lời minh chứng rõ ràng về ý nghĩa trên đây và từ đãy về sau lập trường của Phật giáo đều lấy đó làm chủ nghĩa quán thông. Song theo Phật giáo, người thể nhập được sinh mệnh cô hạn quyết không dựa vào phương pháp biểu tượng hóa tích cực mà tìm cầu được, trái lại, phải bắt đầu giải phóng những giới hạn đó, cho nên phải bắt đầu từ cái cá thể bất hợp lý của ngã chấp, ngã dục để giải phóng chính mình. Song khi thể nghiệm dược sinh mệnh vô hạn thì tự mình biến thành nội dung của sự thể nghiệm, đó là lập trường mới về tôn giáo của Phật giáo. Nói một cách đơn giản thì: lập trường của Phật giáo là lấy giải thoát làm mục đích và đằng sau đó dự tưởng một sinh mệnh vô hạn (cuộc sống tự chủ tuyệt đối) nhưng vô hạn sinh mệnh đó chỉ được thể nghiệm nội tại chứ không biểu tượng hóa: đó có thể nói là một hình thức tôn giáo mới tuy thần bí nhưng rất hợp lý.

Các tôn giáo phổ thông lấy vô hạn sinh mệnh làm tiêu biểu bên ngoài, biến nó thành một hình thái nhất định để biểu tượng hóa, Phật giáo lấy giải thoát làm tiêu biểu bên ngoài, mà vô hạn sinh mệnh vẫn không biểu tượng nếu nói một cách miễn cưỡng thì đem sức ‘’không’’ (Reine Aktivitat) vào nội tâm tất cả đều quy về nhất tâm: đó là lập trường độc hữu của Phật giáo. Song đối với những người chưa thể nghiệm được lý thâm áo đó không khỏi có cảm giác hoang mang, cho nên tùy theo đà tiến triển của tư tưởng mà đem Chân không biểu tượng thành Diệu hữu và để thích ứng với đường lối đó, Phật giáo đã dùng nhiều danh từ như Pháp thân, Chân như, Tịnh độ v.v... Tư ttưởng đó tuy có nhiều biến hóa nhưng tóm lại, theo ý nghĩa căn bản, thì đó chỉ là những phương pháp khai thác triệt để nơi tự kỷ nội tâm. (Đại Thừa Phật giáo Tư Tưởng Luận, Thích Quảng Độ Việt dịch)

Chủ đích một số kinh tiêu biểu sau đây chỉ rõ sự thực hiện Nhất tâm.

1. Kinh Kim Cang (Phổ Nguyệt)

Đại để, Phật dạy cách hàng phục tâm và an trụ tâm.

Hàng phục tâm: Độ tất cả chúng sanh ( hoặc sinh bằng trứng, hoặc sinh bằng thai,hoẵc sinh từ sự ẩm ướt, hoặc bằng sự biến hóa, hoặc có hình sắc, hoặc không có hình sắc, hoặc có tri giác, hoặc không có tri giác, hoặc không phải có tri giác cũng không phải không có tri giác) vào vô dư niết bàn. Chúng sanh ở đây có thể nói là thực tại giả lập (vọng tưởng hay thức) nhìn từ lục căn. Do đó, độ tất cả chúng sanh vào vô vi niết bàn có nghĩa là đưa (độ) những thực tại giả lập vào chỗ vô sanh (niết bàn) hay là tri thức đúng cái tri thức sai lầm của chủ khách, hoặc chuyển thức thành trí. Vì khi thực tại giả lập (dòng tâm thức) được tri nhận toàn diện (tuệ tri) thì đã biến thành thực tại tuyệt đối hay là chỗ vô sanh hay vô vi niết bàn là niết bàn tuyệt đối. Nói một cách dễ hiểu là tuệ tri vọng tưởng (chúng sanh) là diệt độ vọng tưởng rồi vì không còn thấy có bốn tướng. Tri vọng lìa vọng thì không còn vọng.

An trụ tâm: Bồ tát nên không có trụ mà làm việc bố thí, nghỉa là không trụ sắc bố thí,..
Sau khi hàng phục được tâm rồi, cần giữ tâm luôn an trụ thì Bồ tát nên không trụ vào sắc, thinh, hương, vị xúc, pháp mà phải xả bỏ xa lìa ngay khi vừa tuệ tri thực tại giả lập đó hoặc giả không trụ vào bất cứ đối tượng nào sau khi tuệ tri dù một sát na. Vì còn trụ là còn duyên theo trần thức mà chìm đắm trong vọng tưởng.

2.Kinh Lăng Nghiêm

Phân biệt thế nào là Chơn Tâm và Vọng Tâm. Phật chỉ rõ cho hội chúng biết mọi người đều có tánh giác trong sáng, gọi là tánh giác diệu minh hay Như Lai tạng hoặc Chơn tâm. Tánh giác nầy phát sáng nơi sáu căn nên nói ‘’Nhất tinh minh sanh lục hòa hợp’’. Song chúng sanh quên tánh giác nầy chạy theo sáu căn phân biệt sáu trần nên bị luân hồi sanh tử, muốn ngộ tánh giác phải nương cái sáng từ sáu căn phát ra mà trở về. Đây là chơn lý muôn đời của chư Phật (Thích Thanh Từ).

Sáu căn hợp với sáu trần sanh ra sáu thức. Thức hay giác thức hay tri gíac là những dòng tâm thức huyễn hóa hay vọng tưởng. Thanh lọc tâm thức nghĩa là phải tiêu trừ vọng tưởng từ căn trần để tuệ tri (giác trí hay tánh giác) được hiển lộ. Giác ngộ hay tánh giác là nhận thức ngay thực tướng của vọng tưởng (Phồ Nguyệt).

3.Kinh Pháp Hoa (Thích Thanh Từ)

Phật nói kinh Pháp Hoa cốt chỉ bày cho tất cả chúng sanh cái Tri Kiến Phật sẳn có của mình để họ ngộ nhập. Tri Kiến Phật là cái thấy biết Phật. Thấy biết theo vọng tưởng là cái thấy biết phàm phu. Thấy biết thuần tịnh bất động là thấy biết Phật. Cgho nên trong phẩm Phương Tiện có đoạn Phật nói: ‘’Pháp đo` không phải suy lường phân biệt mà có thể hiểu, chỉ có các đức Phật mới biết được, vì cớ sao? Vì chư phật Thế Tôn chỉ do một đại sự nhân duyên mà hiện ra đời’’. Tri kiến Phật là thấy Biết không thuộc về cái ngã của thân, không thuộc về cái ngã của tâm (vọng tưởng), lại là thể của thân tâm Tri Kiến là lối nói tắt, nói đủ là Kiến Văn Giác Tri Phật. Bởi sáu căn đều là nơi biểu lộ của tánh giác, kiến là mắt, văn là tai, giác là gồm mũi lưỡi và thân, tri là tâm hay thể của trí. Sáu cái đó hằng phát ra ánh sáng của tánh giác.Người muốn trở về tánh giác, nếu không nương sáu căn làm sao biết lối trở về. Vì thế, nói Tri Kiến Phật là gồm cả sáu căn biểu lộ tánh giác của mình. Tánh giác này cũng gọi là Phật Huệ hay Phật Thừa. Đó là chổ cứu cánh của Phật giác ngộ, cũng là chỗ cứu cánh của Ngài dạy lại chúng sanh. Tri Kiến Phật là cái Trí Phật hay Trí Vô Sư hay là Tánh Giác ở trong thân ô uế, vô thường bất tịnh mà không bị nhiễm nhơ. Tri Kiến Phật cũng gọi là Chơn Tâm hay Tri Thức Nguyên Thuỷ được khai mở bằng tuệ tri thiền chứng qua quá trình Khai Thị Ngộ Nhập Tri Kiến Phật.

4. Duy Thức Học (Như Hạnh)

Một phương pháp khác trong Duy Thức Học quan niệm như là Thể Cách Nhận Thức Sự Vật. Theo BT Di Lạc và Vô Trước,

‘’Thực tại luận và giải thoát luận của Duy Thức dựa trên nhận thức về thực tại. Nói cách khác, đối với tư tưởng gia Duy Thức, liên hệ của chúng ta với thực tại là một liên hệ nhận thức (và giải thích). Do đó trong thực tại luận Duy Thức bản tính của Phật (tức là một sinh linh giác ngộ) và bản tính của ‘’chúng sinh’’ hay con người bình thường (tức là những sinh linh chưa giác ngộ) cũng như sự dị biệt giữa Phật và con người, cốt yếu được qui định bằng những phạm trù nhận thức. Sự dị biệt giữa Phật và con người chính yếu là sự dị biệt giữa hai thể cách tri nhận thực tại.

Tri giác của Phật được định nghĩa là vô phân biệt, một thể cách nhận thức vượt trên dự kiến (presupposition), nằm ngoài sự qui kỷ (nonegocentric), tri nhận thực tại như chính nó, nghĩa là trong thực tính của nó. Do đó, Phật- tính- - hay từ một viễn cảnh tri thức luận, Phật-tâm (hay Phật-trí, tức là thể cách nhận thức của sinh linh đã giác ngộ) - - cũng được đề cập đến như là tâm [nhận thức] thực tại chân thực. Trong hầu hết các kinh luận Đại Thừa, tâm (Phật) được mô tả là thanh tịnh và trong sáng tự bản tính.

Tri giác thực tại của con người, trái lại, là một thể cách nhận thức qui kỷ (egocentric) và do đó bị giới hạn. Thể cách nhận thức nầy có xu hướng tri nhận thực tại như là gồm có một chủ thể nhận thức tự hữu và các thành tố cấu tạo thực tại - - tức là các đối tượng - - cũng hiện hữu một cách độc lập. Trong ngôn ngữ của Duy Thức, đây chính là sự áp đặt tự tính lên chủ thể (tức là phương diện chủ thể) và (các hiện tượng, tức là phương diện khách thể) mà Duy Thức xem là một tiến trình giả tưởng. Thứ duy thức luận phác tố (naĩve realism) này tự căn bản đã mâu thuẫn với giáo lý nền tảng của Phật Giáo về duyên khởi, theo đó thì ‘’thực tại thuần túy,’’ tức là, cái thực tại trước khi có sự áp đặt cuả bất cứ những ý nghĩa nào giới hạn nào đó, là một sản phẩm của một màng lưới của những tác động hỗ tương (có tính cách liên hệ) nhân quả của những thành tố tâm lý và vật lý. Nói cách khác, tất cả mọi hiện tượng đều hiện hữu một cách hỗ tương hệ thuộc và do đó không có tự tính hay là ‘’không’’ trong thuật ngữ của Phật Giáo’’.

5. Trung Quán Luận (Phổ Nguyệt)

Nhận thức được Tánh Không của vạn hữu, thực tại của Duyên Khởi và Giả Danh, thì Trung Đạo là con đường Cứu Cánh cho mọi vượt khỏi dòng bộc lưu sanh tử. Trung Đạo hay Tự Tánh Tuyệt Đối là Phủ Định Tính của vạn hữu kể cả tâm thức con người. Con đường Giác Ngộ là con đường sáng soi rọi các pháp làm cho vô tự tính mọi hữu tồn. Phủ định tha tính của sụ vật và phủ định cả tự tính của sự vật cũng chưa phải là cứu cánh, mà phủ định luôn cái mình phủ định.
Con đường đi đến Giác Ngộ theo kiểu của BT Long Thọ là những chặng đường phủ định tuyệt đối để cuối cùng không còn gì phủ định, chỉ còn Tự Tính Tuyệt Đối, vùng trời của Vô Ngôn là Trung Đạo.

Con đường đi đến Chân Nguyên thật lắm chông gai qua nhiều chặng đường phủ định để đến bờ Trung Đạo, hoặc gỉả thể cách Tri Nhận Thực Tại với Trí Vô Phân Biệt để Trực Nhận Thực Tính của sự vật. Hành trình chuyển hóa Tâm Thức thành Tâm Trí cũng cùng một nguyên lý từ Nhị nguyên chuyển thành Nhất Nguyên. Đó là chúng ta đứng trên khía cạnh không gian. Vượt khỏi không gian chỉ đạt đến Chân lý tương đối mà thôi. Công việc cuối cùng là phải thể hiện ngay khi nhận thức vượt khỏi không gian là phải vượt khỏi luôn thời gian hay phủ định thời gian mới mong đạt đến Thực Tại Tuyệt Đối hay Chân Lý Tối Hậu.

Có thể kết luận như sau:
+ Nhị bội phủ định nhận thức Giác Thức Nguyên Sơ của sự vật là Khẳng định nhận thức Tánh không của chúng ; đó là Nhất Nguyên Tính Tuyệt Đối, Chân lý Tói Hậu hay Trung Đạo, cũng là hai giai trình Hàng phục Vọng Tâm và An trụ Tâm.
+ Nắm bắt được thực tướng của vạn hữu là sự vượt khỏi Thời-Không làm cho Tâm trở nên trong sáng thanh thản, tức là giải thoát khổ đau, nhân quả, luân hồi.

6. Kinh Duy Ma Cật (Phổ Nguyệt)

Trong phẩm Văn Thù Sư Lợi thăm bịnh Duy Ma Cật ;
...Ngài Văn Thù Sư Lợi vào nhà ông Duy Ma Cật rồi, thấy trong nhà trống rỗng không có vật chi, chỉ có một mình ông nằm trên giường mà thôi. Khi ấy ông Duy Ma Cật chào rằng:
_Quí quá thay ! Ngài Văn Thù Sư Lợi mới đến ! Tướng không đến mà đến, tướng không thấy mà thấy.
Văn Thù Sư Lợi nói:
_Phải đấy, cư sĩ ! Nếu đã đến thì không đến, nếu đã đi thì không đi. Vì sao? Đến không từ đâu đến, đi không đi đến đâu, hể có thấy tức là không thấy. Thôi việc đó hãy để đó...
–-Tướng không đến: Tướng đến từ A 1 đế A 2 theo thời gian huyễn hóa tướng rồi. Động tác đang đến (tướng đến) nối tiếp những điểm sát na sanh diệt, không thể nắm bắt được.Ngay lúc đến là khoảnh khắc hiện tại ta nhìn thấy cái ‘’đến’’. Nhận thức ngay thực tại điểm trong động tác đang đến lúc đó và tại đó (một điểm ở sát na). Nên cái thấy đến‘’thật’’ là ở điểm đến hiện hữu đó mà thôi. Còn tướng đến từ A 1 đến A 2 (quá khứ), tướng ấy đã huyễn hóa rồi, không thật. Thực Tại Điểm đó là Trung Đạo, là Tánh Giác. Tánh giác (thấy) đó ở trong trạng thái vô thời không. Cũng như thế, tướng đi, đi đến đâu (tương lai), cũng không thật, chỉ thấy cái ‘’đi’’ ngay ở khoảnh khắc hiện hữu.
Do đó Văn Thù Sư Lợi đáp: Đã đến (quá khứ) thì cái đến không thật, đã đi thì cái đi không thật, đã thấy thì cái thấy không thật. Vì đến không từ đâu đến (không xác định), đi thì không đi đến đâu (không xác định), còn có thấy thì không còn thật thấy đối tượng đó nữa,’’Sắc tức thị không’’.

Tóm lại, trong kinh Duy Ma Cật Sở Thuyết,Tri thức nguyên thủy (Chơn tâm) được hiển lộ bằng nhận thữc thực tại một cách toàn diện không thêm không bớt (Tánh) qua quá trình tuệ tri thực tại điểm trong động tác đang là (Tướng). Tướng và Tánh không hai. Cũng là pháp môn bất khả tư nghị.

7. Kinh Bát Nhã (Phổ Nguyệt)

Đạc điểm của Trí Bát Nhã ở đây được chú trọng qua cấu trúc: chủ thể và đối tượng quan sát với Lý Chơn Không Vô Ngại.

a) Chủ thể quan sát:
Quán Tự Tại Bồ Tát hành thâm Bát Nhã Ba La Mật Đa thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhất thế khổ ách.

Quán Tự Tại Bồ Tát, chủ thể quan sát hay hành giả, trong quá trình tuệ tri sâu sắc (Trí quan sát) mới thấy được ngũ uẩn đều không nên vượt qua mọi khổ ách.

Không ở đây là hai giai tầng thực tại của Tánh Không. Tánh Không thứ nhất là Tướng Không của ngũ uẩn (dung thể Không của ngũ uẩn chiếm trong không gian là bào ảnh) hội tụ ở trong tâm thức qua lục căn; mà Như-Là-Tính Thể của Đối Tượng quan sát và Tính- Thể của Chủ Thể quan sát là một, nên Tướng Không đó coi như Như-Là-Tự -Tính Tuyệt Đối, là Hư Không. Tánh Không thứ hai là không thật là chúng nó nữa, là thực tại giả lập do lịch trình huyễn hóa ngũ uẩn theo thời gian. Cho nên suy xét kỹ thì thấy rõ mọi khổ ách (là quá khứ)––khi ở thể không tuyệt đối (hư không)–– không thể chạm vào hư không được dù hiện tại hay quá khứ. Còn thực tại giả lập, khổ ách quá khứ thì hiện tại không còn nữa. Sự đau khổ đã qua đi, chúng ta chỉ còn vương vấn trong ký ức và luôn lập lại bằng ảo giác âm vang trong tâm thức mà thôi. Văy khi hành thâm Trí Bát Nhã mới thấy thực tướng của ngũ uẩn là Tánh Không, nên hiện tại không có khổ ách nào còn vì vậy đã vượt khỏi khổ ách rồi đó.

b). Đối tượng quan sát:
Xá Lợi Tử! Sắc bất dị Không, Không bất dị Sắc; Sắc tức thị Không, Không tức thị Sắc. Thọ, Tưởng, Hành, Thức diệc phục như thị.
+ Sắc không khác Không, Không không khác Sắc:

Sắc và dung thể Không của Sắc là một, cho nên Sắc không khác tướng Không của nó, và tướng Không của Sắc không khác Sắc. Vì Sắc chiếm cứ không gian và không gian dung chứa Sắc khắn khít nhau như một, cho nên dung thể không của Sắc và Sắc là một. Không nầy Tự Tính Tuyệt Đối.

+ Sắc biến thành Không, Không biến thành Sắc:
Thí dụ: Ta nhìn Sắc ở thời điểm T1 thì qua t2 (1 sát na), ta thấy Sắc ở T1 không còn thật là Sắc ở T2 nữa. Nhưng ở T2 ta vẫn thấy Sắc ở T2 là thật, dù ở T2 xem Sắc ở T1 không thật. Chẳng hạn, ông A ở T1, qua T2 thì lập tức Ô A thêm (T2-T1) tuổi nên Ô. A ở T2 không phải là Ô A ở T1. Tuy nhiên, dù Ô A ở T1 không thật là Ô A ở T2, nhưng ở T2 ta vẫn thấy Ô A ở T2 là thật. Đó là lịch trình huyễn hóa của Sắc qua Trí phân biệt, hay Sắc và Không đều có Tự Tính Tùy Thuộc (theo thời gian). Rồi đến Thọ, Tưởng, Hành, Thức giống như vậy.

Theo triết lý Duy Thức, chiếu kiến ngũ uẩn giai không, là tiến trình Tri Thức Đúng Thực Tướng của ngũ uẩn hay vạn pháp. Tri thức đúng chủ tri sai lầm đó lả Tự Giác.

Ngũ uẩn hay đối tượng quan sát là những thực tại giả lập. Tri Thức đúng tự tính giả lập của ngũ uẩn hay đối tượng lả giải thoát khỏi nhân duyên chằng chịt, luân hồi, sanh diệt của ngũ uẩn hay đối tượng, hay tha nhân nói chung, tức là Giác Tha. Văy Tri Thức Đúng Thực Tướng của vạn pháp là con đường giải thoát mọi ràng buộc, sai lầm, nhân duyên, sanh diệt, khổ đau để đến bờ Giác Ngô Niết Bàn tịch tịnh. Đó cũng là con đường Tự Giác và Giác tha.

8. Kinh Hoa Nghiêm (Thích Trí Tịnh)

Kinh nảy goị đủ là ‘’Đại-Phương-quảng Phật Hoa-Nghiêm’’, ta quen gọi là Kinh Hoa- Nghiêm.
Nội dung của Kinh này đứng trên cảnh giới bất-tư-nghì giải thoát, chư pháp-thân Đại-Sĩ thừa oai thần của đức Phật tuyên dương công-đức cùng cảnh giới của chư Phật và xương minh nhơn hạnh xứng tánh bất-tư-nghì của chư đại Bồ-Tát.

Kinh Hoa-Nghiêm này đã hoàn toàn ở trong lảnh vực xứng tánh bất-khả-tư-nghì giải thoát mà xương minh, nên mỗi lời mỗi câu trong Kinh này lấy toàn thể pháp-giới tánh làm lượng. Đã là toàn thể pháp-giới tánh nên tất cả Giáo, Lý, Hạnh, Quả nơi đây đều dung thông vô-ngại, nên cũng gọi là vô-ngại pháp-giới.

Từng bực cứu cánh của vô ngại pháp-giới là Sự sự vô ngại chỗ chứng nhập hoàn toàn của chư Phật mà chư pháp-thân Bồ-Tát thời được từng phần.

Muốn hiểu thấu phần nào cảnh giới trên đây, người học đạo cấn phải biết rõ bốn pháp-giới, bốn cấp bực mà chư đại-thừa Bồ-Tát tuần tự tu chứng:
1. Lý vô-ngại pháp giới
2. Sự vô-ngại pháp-giới
3. Lý sự vô-ngại pháp giới
4. Sư-sự vô-ngại pháp giới

Lý tức là chơn-lý thật-tánh, là thể tánh chơn thật của tất cả pháp, nên cũng gọi là pháp-tánh, hay pháp-giới-tánh, chơn-như-tánh. Tất cả pháp trong vũ trụ đều đồng một thể tánh chơn thật ấy. Thể-tánh ấy dung thông vô-ngại, nên gọi là ‘Lý vô-ngại pháp-giới’. Người chứng được lý vô-ngại này chính là bực thành-tựu căn-bổn-trí, mà bắt đầu dự vào hàng pháp-thân Bồ-Tát.

Tất cả pháp ‘Sự đều đồng một thể-tánh chơn-thật, tức là đồng lấy pháp-tánh làm tự-thể. Toàn-thể ‘Sự là pháp-tánh, mà pháp-tánh đã viên-dung vô-ngại, thời toàn thể sự cũng vô-ngại, nên gọi là ‘Sự vô-ngại pháp-giới’. Người chứng được pháp-giới này chính là bực pháp-thân Bồ-Tát thành-tựu sai-biệt-trí (cũng gọi là quyền-trí, tục-trí, hậu-đắc-trí).
Lý là thể-tánh của ‘Sự ‘(tất cả pháp), ‘Sự là hiện tượng của ‘Lý-tánh’. Văy thời lý-tánh tức là lý-tánhcủa sự, còn sự lại là sự tướng của lý-tánh. Chính Lý-tánh là toàn-sự, mà tất cả là toàn Lý-tánh, nên gọi là ‘Lý-sự vô-ngại pháp-giới’. Người chứng được lý-sự pháp-giới này thời là bậc pháp-thân Bồ-Tát đồng thời hiển phát cả hai trí (căn-bổn-trí vả sai-biệt-trí).

Tất cả sự đã toàn đồng một thể-tánh mà thể-tánh thời dung-thông không phân chia riêng khác, nên bất luận là một sự nào cũng đều dung nhiếp tất cả sự, và cũng đều tức là tất cả sự, một sự nhiếp và tức tất cả sự,, tất cả sự nhiếp và tức một sự. Thế là sự-sự vô-ngại tự-tại, nên gọi là ‘Sự-sự vô-ngại pháp-giới’. Người chứng được Sự-sự pháp-giới này tức là bực pháp-thân Bố-Tát thành-tựu nhứt-thiết-chủng-trí. Viên-mãn trí này chính là Đấng Vô-Thượng-Giác (Phật Thế Tôn).

Sự-sự vô-ngại pháp-giới dung-thông tự-tại, nội dung của toàn bộ Kinh Hoa-Nghiêm, được chứng minh trên toàn thể văn-kinh này. Nay xin lược dẫn một vài đọan văn rõ nhứt để chư học-giả tiện tham cứu.

Sự-sự là tất cả sự hoặc là tất cả pháp, tức là toàn thể không-gian và thời-gian.
( Việt dịch: Hân-Tịnh Tỳ-Kheo Thích Trí Tịnh, Rằm tháng Hai 2508)

Trong bài ‘Thay Lời Tựa’’, HT Thích Đức Niệm đã nhận định rằng tư tưởng Hoa Nghiêm trình bày vạn pháp do tâm sanh. Tâm là thực thể của vạn pháp. Tâm vọng thì vạn pháp hoạt hiện sai biệt hình hình sắc sắc, trùng trùng duyên khởi, cái này có cái kia có và ngược lại, như lưới đế châu. Tâm chơn thì pháp giới tánh với Tâm là một, vạn pháp đồng nhất thể. Tâm thanh tịnh thì thâu đạt chơn lý Phật tánh, suốt thông pháp giới vô ngại, thể nhập bất tư nghì giải thoát hạnh môn. Kinh Hoa Nghiêm, đức Phật chỉ cho chúng sanh thấu rõ cội nguồn củ xum la vạn tượng do mê thức vọng tưởng nghiệp duyên hình thành, các pháp hiện hành trong vũ trụ là huyễn hóa, như hoa trong gương, như trăng trong nước. Tất cả vạn pháp trong pháp giới đều từ Tâm sanh. Tâm trùm khắp cả pháp giới.Tất cả vạn hữu vũ trụ có thể nằm trọn trong hạt cải. Hạt cải có thể thâu nhiếp tất cả vũ trụ vạn pháp. Thể tánh của Tâm nhiếp thâu tất cả. Tất cả là một, một là tất cả. Đó là bản tánh vô ngại của Tâm. Bản tánh chơn tâm suốt thâu vạn pháp hữu tình và vô tình; lấy toàn thể pháp giới tánh làm lượng; lấy xứng tánh bất tư nghì vô ngại giải thoát làm thể. Đó là ý nghĩa căn cốt của Kinh Hoa Nghiêm.

Bởi thế, nếu Kinh Đại Bát Nhã tiêu biểu cho tư tưởng Phật Pháp đại thừa về lý chơn không vô ngại, thì Kinh Hoa Nghiêm đại biểu cho tư tưởng Phật Pháp đại thừa về lý hữu hóa duyên danh của vạn pháp.

Ngoài ra Kinh Hoa Nghiêm còn là một thông điệp, một bài học phong phú sinh động muôn đờI, trao gởi cho hành giả có tâm hướng thượng đại thừa, tu là cần phải học phả hành qua hình ảnh Thiện Tài đồng tử tham bái cầu học đạo với năm mươi ba vị thiện tri thức, là bằng chứng cho ta thấy rằng tu học đạo bồ-đề điều tiên quyết cần phải khắc phục nội tâm cống cao ngã mạn, dục vọng loạn tưởng, ngoài thân khiêm cung cầu tiến hành trì phương pháp Hoa Nghiêm tuyệt đỉnh, tìm chân sư liễu ngộ mới mong hiển lộ được Phật tánh chơn tâm của mình.

Nên nghiên tầm ý nghĩa của Kinh Hoa Nghiêm là khai mở quang lộ trở về bản tánh chơn tâm thanh tịnh sáng suốt thường nhiên; là biết được tự thể của các pháp hiện hành trong thế giới vũ trụ; là thấu suốt cội nguồn sanh sanh hóa hóa của hữu tình và vô tình chúng sanh; là quán chiếu bí yếu mật nghĩa viên dung tương quan của tâm và cảnh, để rồi từ đó có thể thông triệt lý viên dung vô ngại chủ và khách của vạn pháp, hiện hành sanh hóa, trong duyên tương nhơn quả, tương sanh tương diệt. Tất cả vạn pháp toàn triệt ảnh hiện trên đài gương chơn như thể tánh. Thế nên, thọ trì Kinh Hoa Nghiêm là bước vào phương tiện cầu tu học đạo, là nhân tố đặc thù hy hữu ly vọng hoàn chơn... (1988)

Từ các kinh căn bản, các Pháp môn Thiền, Tịnh và Mật ra đời, tuy hình thức khác nhau, tựu trung cũng đều áp dụng một nguyên tắc là thực hiện Nhất tâm và giải phóng mọi tạp nhiểm của dòng Tâm thức.
Và vân vân...

» Ảnh đẹp
» Liên kết website
Search
» Từ điển Online
Từ cần tra:
Tra theo từ điển:
» Âm lịch