Bài giảng
Đại cương: Phương pháp nhận thức và ứng dụng giảng dạy Kinh A Hàm
23/12/2008 15:21 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

I. KHÁI NIỆM:

Giáo pháp Đức Phật thuyết giảng trong 49 năm, theo Kinh Tạp A Hàm là 84.000 Pháp uẩn, hay 84.000 Pháp Môn hoặc nhiều vô lượng. Trong đó Kinh A Hàm là một hệ thống giáo lý căn bản của Đạo Phật, từ hệ thống giáo lý căn bản này mà triển khai thành nhiều hệ thống giáo Pháp khác, nếu hành giả nỗ lực tu tập đến mức độ cứu kính và viên mãn sẽ thành tựu Bồ Đề và Niết Bàn. Bồ Đề và Niết Bàn là căn bản của tất cả các pháp giải thoát. Pháp bổn là cơ sở phát sinh ra tất cả thiện Pháp. Đức Phật là Pháp chủ thuyết giảng tất cả Pháp, do đó Kinh A Hàm là Pháp bổn phát sinh ra tất cả Pháp nên gọi là Pháp Qui hay Pháp Hải, Pháp Tạng hoặc Vô Tỷ Pháp. (Àgama).

II. PHƯƠNG PHÁP NHẬN THỨC:

A. VỀ MẶT LỊCH SỬ VĂN HỌC:

Trong 49 năm thuyết pháp độ sanh, Đức Phật đã chu du khắp 16 đại quốc, bao gồm 01 vùng lãnh thổ rộng lớn, là Trung Ấn và dọc theo sông Hằng. Ngài đã sử dụng nhiều ngôn ngữ khác nhau để thuyết pháp, tùy theo từng địa phương Ngài đến giáo hóa, không nhất định là một loại
ngôn ngữ nào. Và Đức Phật đã tùy thời, tùy cơ, tùy xứ để thuyết pháp độ sanh những lời dạy của Phật, đã trở thành một hệ thống giáo lý toàn bích, và luôn luôn chuyển biến linh động theo từng thời kỳ phát triển của Phật giáo.

Về mặt lịch sử, tư tưởng, giáo lý Đạo Phật, được chia làm 03 thời kỳ. Thời kỳ Phật giáo nguyên thủy, tính từ khi Đức Phật còn tại thế cho đến thế kỷ thứ III trước TL. Thời kỳ Bộ Phái, từ thế kỷ thứ II trước TL đến thế kỷ thứ III sau TL. Thời kỳ Phật giáo phát triển từ thế kỷ thứ 4 trở về
sau. Trên cơ sở đó, khi đề cập đến giáo lý Phật giáo nguyên thủy, tức là đề cập đến giáo lý trong giai đoạn còn thống nhất, chưa phân phái, chưa có những tư tưởng dị biệt về giáo lý. Đó là Kinh Tạng Nguyên thủy được tụng tập bằng tiếng Magadhi vào thế kỷ thứ V trước TL (486 TL). Đây là tiền thân của Kinh Tạng Pàli và A Hàm. Là gia bảo chung của tất cả Bộ Phái
và Phật giáo. Tuy nhiên, về mặt văn học thành văn phải đợi đến thế kỷ thứ II trước
TL. Kinh tạng Pàli mới được viết thành văn tự tại Avanti thủ phủ là Ujjanni (Ô Xa Diễn Ni) do Thượng tọa Bộ tập thành, nội dung có 5 bộ : Trường, Trung, Tăng Chi, Tương Ưng và Tiểu Bộ Kinh. Còn kinh A Hàm, mãi cho tới thế kỷ thứ I sau TL, mới được viết thành văn tự tại Mathura, Bắc ấn, do Hữu bộ tập thành, nội dung có 4 bộ: Trường, Trung, Tăng Nhứt,
Tạp A Hàm. Nói đúng hơn kinh Tạng Pàli là cơ sở giáo lý y cứ của Thượng tọa Bộ, Kinh Tạng A Hàm là cơ sở giáo lý y cứ của Hữu Bộ. Cả hai đều được dịch Tạng gốc - Kinh tạng Nguyên thủy bằng tiếng Magadhi. Do đó khi nghiên cứu giáo nghĩa Thượng tọa Bộ, tức là nghiên cứu giáo nghĩa Hữu bộ. Nghiên cứu kinh Tạng A Hàm tức là nghiên cứu kinh Tạng Pa li và
ngược lại.

B. HÌNH THỨC GIÁO PHÁP:

1. Theo quan điểm Pháp Bổn của Trường A Hàm, giáo pháp A Hàm, chủ yếu là 37 phẩm trợ đạo, là 4 Niệm xứ, 4 Chánh cần, 4 Như ý túc, 5 Căn, 5 Lực, 7 Giác chi, Bát chánh đạo. Mười hai phần giáo: Khế khinh, Trùng tụng, Cô khởi, Tự Thuyết, Nhân Duyên, Thí dụ, Bản Sanh, Bản sự, Vị Tằng hữu, Thọ Ký, Phương Quảng, Luận Nghị.

2. Theo quan điểm Pháp tạng của Tăng Nhất A Hàm chủ trương : Tăng Nhất A Hàm là Pháp tạng của các Pháp. Một bài kệ cũng phát sinh 37 phẩm trợ Đạo và các Pháp khác đó là bài kệ: ''Không làm các điều ác, thực hiện các việc lành, giữ tâm ý thanh tịnh, là lời Chư Phật dạy'' và các pháp khác: Pháp thanh vân, Pháp Bích chi Phật và Pháp Chư Phật.

3. Theo Luận Tỳ Bà Sa, là Luận thư căn bản của Hữu bộ thành lập theo giáo lý A Hàm đã khẳng định : A Hàm là pháp tương truyền giữa Thầy trò với nhau. Nếu ở phạm vi Phật, thì là giáo pháp do Phật nói ra, tương ưng với những yêu cầu thích hợp. Do đó nếu thuộc phạm vi giáo pháp thì gọi là Giáo pháp tương ưng, là Sự Khế kinh, hình thức Khế kinh là toàn bộ A Hàm. Vì vậy, Sự Khế kinh không ngoài 9 phạm trù giáo pháp tương ứng :
l. Chúng sinh sự: Giáo lý 5 uẩn.
2. Thọ dụng sự: Giáo lý 12 xứ.
3. An trú sự: Giáo lý nói về 4 cách ăn.
4. Sinh khởi sự: Giáo lý 12 nhân duyên.
5. Nhiễm tịnh sự : Giáo lý Tứ Đế.
6. Sai biệt sự: Giáo lý nói về các giới.
7. Năng thuyết sự : Phật, đệ tử Phật.
8. Sở thuyết sự: Giáo lý 37 trợ đạo, Thuyền định, Tam Muội, Vô Lậu học, 5 pháp vô học tịnh chứng 84.000 pháp uẩn.
9. Chúng hội sự: Tám chúng đệ tử Phật.
4. Mặt khác, theo Luận Đại Trí Độ, 4 tất đàn, là 4 phạm trù giáo lý đó là: Trường A Hàm thuộc Thế giới tất đàn. Trung A Hàm thuộc Đối trị tất đàn. Tăng Nhất A Hàm thuộc Vị nhân tất đàn. Tạp A Hàm thuộc Đệ nhất nghĩa tất đàn. Theo 4 pháp tùy thuận của Thiên Thai Tông, thì Tùy
Nghi là Kinh Trường A Hàm, Tùy Trị là Kinh Trung A Hàm, Tùy Nghĩa là Kinh Tạp A Hàm, Tùy Lạc là Kinh Tăng Nhất A Hàm. Nói một cách phổ quát, thì mỗi bộ kinh đều có đầy đủ ý nghĩa trên.

C. BỐ CỤC NỘI DUNG:

C.1. Kinh Trường A Hàm: Bộ kinh tập hợp những bài kinh tương đối dài.

- Kinh Trường A Hàm gồm có 22 quyển, 30 kinh. Riêng kinh 30 chia làm 12 phẩm. Kinh Trường A Hàm chia làm 04 phần:

C.l.l. Phần I: Gồm 4 kinh
Trong phần I, đại ý trình bày về lược sử 7 Đức Phật quá khứ. Trong đó có 03 vị Phật thuộc quá khứ, 04 vị thuộc Hiện tại hiền kiếp. Đặc biệt là đề cập chi tiết đến lược sử Đức Phật Tỳ Ba Thi và sự giáo hóa của Đức Phật Thích Ca ở thế giới Ta Bà. Cũng như những chuyện tiền thân khác khi Ngài còn làm 01 vị Bồ Tát. Qua đó, nội dung và hình thức đã làm nổi bật lên ý nghĩa và sự khác nhau về quan điểm Đức Phật lịch sử và Đức Phật tôn giáo trong Đạo Phật.

C.1.2. Phần II: Gồm có 15 kinh

Trong phần II, đại ý trình bày phương pháp xử thế, những giáo lý căn bản, các qui tắc tiến tu đạo nghiệp giải thoát cho hàng đệ tử Phật tại gia, cũng như xuất gia. Đặc biệt là dành cho hàng xuất gia. Thậm chí cho cả những hàng ngoại đạo khi tìm đến tham vấn Đức Phật về phương pháp tu hành.

C.1.3. Phần III: Gồm có lO kinh

Trong phần III, đại ý nói về những cuộc gặp gỡ của Đức Phật với những ngoại đạo đương thời và qua những cuộc gặp gỡ này, những quan điểm, những kiến chấp của ngoại đạo đã được đề cập. Đồng thời, Đức Phật đã đưa ra những quan điểm chính kiến, phù hợp với chánh pháp, đúng với chân lý, với khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, để thuyết phục, hoặc đã phát những kiến chấp phi lý của ngoại đạo. Cuối cùng, đã thu hút được một số ngoại đạo tự nguyện trở thành những đệ tử tại gia, hoặc xuất gia của Phật và tu hành chứng quả A La Hán.

C.1.4. Phần IV: Gồm có 01 kinh, và chia làm 12 phẩm :

Nội dung phần IV, Đức Phật trình bày về nguyên nhân hình thành thế giới và chúng sinh. Cũng như những nghiệp duyên chiêu cảm để đưa đến sự hoại diệt thế giới và chúng sinh.

C.2. Kinh Trung A Hàm: Bộ kinh tập hợp những bài kinh trung bình không dài, không ngắn.
- Kinh Trung A Hàm có 60 quyển, gồm 18 phẩm, tổng cộng 222 Kinh.

C.2.l. Phẩm thất Pháp: 10 kinh

Nội dung phẩm này, mỗi kinh Đức Phật trình bày 7 vấn đề. Như 7 Thiện pháp, 7 tiến trình tu hành giải thoát, 7 hạng A Na Hàm, 7 phương pháp phòng hộ tâm, 7 phương pháp đoạn trừ lâu hoặc v.v...

C.2.2. Phẩm nghiệp tương ưng: 10 kinh

Nội dung phẩm này, Đức Phật giải thích về Nghiệp bao gồm 3 thứ Nghiệp : thân, khẩu và ý nghiệp, về thân nghiệp có 3, khẩu nghiệp có 4 và ý nghiệp có 3, tổng cộng là 10 nghiệp thiện và 10 nghiệp ác. Hễ tạo 10 nghiệp thiện thì thọ quả báo thiện, nếu tạo 10 nghiệp ác thì thọ quả báo Ác. Về thời gian thọ quả, Đức Phật khẳng định có 03: là quả báo hiện tại, quả báo đời sau (hậu báo) và quả báo trải qua nhiều đời mới thọ (sinh báo).

C.2.3. Phẩm Xá lê tử tương ưng: ll kinh

Hầu hết các Kinh trong phẩm này, đều do Ngài Xá Lợi Phất giải thích, đồng thời đề cập đến những khả năng, đạo đức và trí tuệ của cá nhân Ngài.

C.2.4. Phẩm Vi tằng hữu Pháp: 10 kinh

Nội dung phẩm này, trình bày về những pháp chưa từng có, tức là những vấn đề đặc biệt, kỳ diệu. Như Kinh Vị tằng hữu 32, Ngài A Nan lược thuật tiểu sử Đức Thích Ca từ thời Phật Ca Diếp cho đến khi giáng sinh, xuất gia tu hành, thành Đạo, giáo hóa chúng sanh và nhập Niết bàn. Kinh Thủ trưởng giả 40 đề cập đến Tứ Nhiếp Pháp: là 4 pháp hạnh của Bồ Tát tu hành để thành tựu hạnh nguyên, tự lợi, lợi tha và thành Phật...

C.2.5. Phẩm tập tương ưng: 16 kinh

Nội dung phẩm này, Đức Phật nói về những nguyên nhân đưa đến kết quả. Đã khẳng định lý nhân quả của Đạo Phật.

C.2.6. Phẩm Vương tương ưng: 14 kinh

Nội dung Đức Phật trình bày về nhân cách, phước báo, sự trị nước an dân, và xuất giá tu hành của Chuyển Luân Thánh Vương, và phần lớn là tiền thân của Đức Phật Thích Ca.

C.2.7. Phẩm Trường thọ vương: 15 kinh

Nội dung phẩm này nói về tiền thân Đức Phật Thích Ca, bị vua Phạm Ma Đạt, tiền thân Đề Bà Đạt Đa bắt xử tử. Nhưng Trường Thọ Vương đã khuyên con là Thái tử Trường Sanh, tiền thân ngài A Nan, không nên lấy oán báo oán, trái lại phải lấy ân báo oán, do đó thù oán tiêu tan, đồng thời nội dung còn đề cập đến một số vấn đề liên quan đến Giới Luật…

C.2.8. Phẩm Uế: 10 kinh

Đại ý Ngài Xá Lợi Phất đề cập đến 4 hạng người ô uế, đó là:
a. Hạng người có tâm ô uế nhưng không tự biết.
b. Hạng người có tâm ô uế và biết mình có tâm ô uế.
c. Hạng người không có tâm ô uế nhưng không tự biết.
d. Hạng người không có tâm ô uế và biết mình không có tâm ô uế.
Ngài kết luận: Hạng người biết mình là cao thượng, hạng không biết mình là thấp hèn. Và những vấn đề ô uế khác.

C.2.9. Phẩm nhân: 10 kinh

Phẩm này Đại ý Đức Phật giải thích về nhân duyên, nghĩa là tất cả pháp đề do nhân duyên sinh, và nhân duyên diệt, không phải tự nhiên có, không phải do hạm Thiên hay đấng thần linh sáng tạo. Đồng thời, trên cơ sở nhân duyên, Đức Phật nhấn mạnh ''Do nhân tu hành nên được Đạo quả giải thoát và ngược lại, nếu không tu hành thì không được giải thoát''.

C.2.10. Phẩm lâm: 10 kinh

Đại ý phẩm này Đức Phật diễn tả đời sống tu hành của một Tỳ kheo trong khu rừng thanh vắng, do sự tu hành tinh tấn, nên được tịch tịnh, được chánh trí, chánh niệm, chứng Niết Bàn. Đặc biệt, kinh 116 còn đề cập đến trường hợp Cù Đàm Di mẫu xuất gia tu hành chứng quả A la hán, tức là giới thiệu sự xuất hiện của Tỳ Kheo Ni trong giáo đoàn của Phật và sự ra đời của Tám Pháp cung kính dành cho người nữ muốn xuất gia.

C.2.ll. Phẩm đại: 25 kinh

Đại ý phẩm này Đức Phật nhấn mạnh về đức tính tối thắng, tối thượng của Phật, do năng lực to lớn ấy, nên Ngài đã chế ngự được dụng vọng, vượt qua tất cả những khó khăn thử thách, chiến thắng Ma Vương và thành Phật Đạo. Và kinh 131 cũng nhấn mạnh, Ngài Mục Kiền Liên, do có năng lực, thần thông lớn, nên đã hàng phục được Ma vương, Ma Bà Tuần và Độc Long v.v...

C.2.12. Phẩm Phạm Chí: 20 kinh

Đại ý đề cập đến những cuộc đối thoại giữa các Phạm Chí với Đức Phật và chúng Tăng.

C.2.13. Phẩm Căn Bản Phân Biệt: 10 kinh

Đại ý phẩm này Đức Phật giải thích về những pháp căn bản hình thành con người và thế giới (kinh 162, 163, 164).

C.2.14. Phẩm Tâm: 10 kinh

Phẩm này Đức Phật đề cập đến các loại Tâm thuộc Tâm lý học Phật giáo. (Kinh 172, 173).

C.2.15. Phẩm Song: 10 kinh

Đại ý phẩm này Đức Phật trình bày từng cặp vấn đề:
l- Về tên Kinh thì có 2 như Kinh Mã ấp l và 2. Kinh Ngưu Giác Sa Lâm l và 2
2- Về nội dung và đề tài, thì Đức Phật trình bày từng cặp đối nhau. Ví dụ thiện đối với ác, chánh đối với tà, lớn đối với nhỏ. Tiểu không đối với Đại không, v.v...

C.2.16. Phẩm Đại: 10 kinh
Nội dung phẩm này Đức Phật đề cập đến những vấn đề trọng đại của Giới Luật. Và trên cơ sở liên hệ Đức Phật đã chế ra những Giới điều theo từng trường hợp một.

C.2.17. Phẩm Bộ Đa Lợi: 10 kinh
Phẩm này đề cập đến những phiền não và sự diệt trừ phiền não được giải thoát nhập Niết Bàn, nhập Diệt tận định. Và đồng thời, Kinh còn đề cập đến 2 loại tìm cầu, một là sự tìm cầu của Thánh Nhơn, hai là không phải Thánh Nhơn.

C.2.18. Phẩm Lệ: 11 kinh
Phẩm này đại ý Đức Phật nhấn mạnh, nếu Tỳ kheo muốn tổng tri, biệt tri vô minh, và đoạn trừ vô minh, thời phải tu tập những pháp căn bản sau đây: Tứ Niệm Xứ, Tứ Chánh Cần, Tứ Như Y Túc, Tứ Thiền, Ngũ Căn, Ngũ Lực, Thất Giác Chi, Bát Chánh Đạo, 10 biến xứ, 10 pháp vô học. Và quan điểm của Đức Phật đối với những vấn đề siêu hình...

C.3. Kinh Tạp A Hàm: Bộ kinh tập hợp những bài kinh dài ngắn đan xen nhau không cố định, cũng gọi là tương ưng theo từng vấn đề pháp số.

Kinh Tạp A Hàm gồm có 50 quyển, 6 phần giáo (6 tạp phẩm), 1362 kinh.

C.3.l. Phần Tạp Uẩn (quyển 1-7): gồm các kinh từ kính số l đến kinh 187
Phần Tạp uẩn trình bày về 5 uẩn - sắc thọ tưởng hành thức uẩn và các cách quán về 5 uẩn, và thành quả đạt được sau khi quan sát cứu cánh như thật về 5 uẩn.

C.3.2. Phần Tạp Xứ (quyển 8 - 11): gồm các kinh, từ số 188 đến kinh 282
Phần Tạp xứ giới trình bày về 12 xứ và 18 giới. Quán 12 xứ, 18 giới là do nhân duyên sinh, không thật có, là vô thường, không, vô ngã, chứng Niết Bàn, giải thoát tri kiến v.v...

C.3.3. Phần Tạp nhân duyên (quyển 12 - 17): gồm các kinh, từ Kinh số 283 đến kinh 489 S
Phần Tạp nhân cách duyên trình bày về lý duyên khởi, 12 nhân duyên. Quán 12 nhân duyên theo 2 cách Thuận và Nghịch, thành tựu lý Không, Vô ngã, giác ngộ, giải thoát.

C.3.4. Phần Tạp Đệ Tử (quyển 18 - 23): gồm các kinh, từ Kinh số 490 đến kinh 604 trừ quyển 22, thuộc phần Tạp thiên (kinh số 576 - 603).
Phần Tạp Đệ tử trình bày về các hạng đệ tử Phật, thuộc mọi thành phần trong xã hội, bao gồm 2 giới tại gia và xuất gia và công hạnh, đạo quả của từng loại cá nhân, đệ tử một.

C.3.5. Phần Tạp Đạo Phẩm (quyển 24 - 35): gồm các kinh, từ Kinh số 605 đến kinh 994, (cộng thêm 2 kinh - 993 - 994 của quyển 36, thuộc phần Tạp Thiện).
Phần Tạp Đạo Phẩm trình bày về phương pháp tu tập, chúng quả giải thoát. Có nghĩa là, ngoài 37 phẩm trợ đạo thuộc Đạo đế Đức Phật còn đề cập thêm một số pháp tu khác như quán Tứ Đế, Thập nhị nhân duyên, Tứ thiền bát định, Chỉ quán, Tứ vô lượng tâm, Tứ nhiếp Pháp. Ba pháp ấn, chuyển 5 thứ ràng buộc, Thập thiện, Bát quan trai giới, Ba La Đề Mộc Xoa, Ngũ phần pháp thân, Bồ Đề tâm v.v...

C.3.6. Phần Tạp Chư thiên (quyển 36 - 50): gồm các kinh, từ Kinh số 995 đến kinh 1163, và 1267 - 1362. (Trừ 5 quyển 43 - 47, gồm các kinh số 1164 - 1266, thuộc phần Tạp Đệ tử). Phần Tạp Chư Thiên trình bày về nhân quả chư thiên. Và những cuộc đối thoại giữa Phật, đệ tử Phật với chư thiên khi họ đến vấn đạo trong đêm vắng.

C.4. Kinh Tăng Nhứt A - Hàm: Bộ kinh tập hợp những bài kinh những pháp số tăng dần từ 1 đến 11 pháp.
Kinh Tăng Nhất A - Hàm Có 50 Quyển 52 Phẩm, 11 Pháp, 481 Kinh.

C.4.l. Phẩm Tựa

C.4.2. Các Pháp Số

C.4.2.l. Phần I Pháp (13 phẩm, l09 kinh)
- Phẩm Thập Niệm
- Phẩm Quảng Diễn
- Phẩm Đệ Tử
- Phẩm Tỳ Kheo Ni
- Phẩm Thanh Tín Sĩ
- Phẩm Thanh Tín Nữ
- Phẩm A Tu Luân
- Phẩm Nhất Tử
- Phẩm Hộ Tâm
- Phẩm Bất Đãi
- Phẩm Nhập Đạo
- Phẩm Lợi Dưỡng
- Phẩm Ngũ Giới

C.4.2.2. Phần II Pháp (06 phẩm, 65 kinh)
- Phẩm Hữu Vô
- Phẩm, Hỏa Diệt
- Phẩm An Ban
- Phẩm Tàm Quý
- Phẩm Khuyến Thỉnh
- Phẩm Thiện Tri Thức

C.4.2.3. Phần III Pháp (4 phẩm, 40 kinh)
- Phẩm Tam Bảo
- Phẩm Tam Cúng Dường
- Phẩm Địa Chủ
- Phẩm Cao Tràng

C.4.2.4. Phần IV pháp (7 phẩm, 61 kinh)
- Phẩm Tứ Đế
- Phẩm Tứ Ý Đoạn
- Phẩm Đẳng Thứ Tứ Đế
- Phẩm Thinh Văn
- Phẩm Khổ Lạc
- Phẩm Tu Đà
- Phẩm Tăng Thượng.

C.4.2.5. Phần V Pháp (5 phẩm, 47 kinh)
- Phẩm Thiện Tụ
- Phẩm Ngũ Vương
- Phẩm Đẳng Kiến
- Phẩm Tà Tụ
- Phẩm Thính Pháp.

C.4.2.6. Phần VI Pháp (2 phẩm, 22 kinh)
- Phẩm Lục Trọng
- Phẩm Lực

C.4.2.7. Phần VII Pháp (3 phẩm, 25 kinh)
- Phẩm Đẳng Pháp
- Phẩm Thất Nhựt
- Phẩm Mạc Úy

C.4.2.8. Phần VIII Pháp (2 phẩm, 20 kinh)
- Phẩm Bát Nạn
- Phẩm mã Huyết Thiên Tử.

C.4.2.9. Phần IX Pháp (2 phẩm, 17 kinh)
- Phẩm Cửu Chúng Sanh Cư
- Phẩm Mã Vương

C.4.2.10. Phần X Pháp (3 phẩm, 26 kinh)
- Phẩm Kiết Cẩm
- Phẩm Thiên Ác
- Phẩm Thập Bất Thiện

C.4.2.ll. Phần XI Pháp (4 phẩm, 39 kinh)
- Phẩm Phóng Ngưu
- Phẩm Lễ Tam Bảo
- Phẩm Phi Thường
- Phẩm Đại ÁI Đạo Niết Bàn.

C.4.3. Nội dung chủ yếu:

C.4.3.1. Vấn đề kiết tập kinh tạng lần I:
Dù sao đi nữa, qua nội dung Kinh Tăng Nhất A Hàm, đã giúp cho những nhà nghiên cứu và sử học Phật giáo một tài liệu quý giá về công cuộc kiết tập kinh tạng lần thứ I sau khi Phật diệt độ. Qua đó, Ngài Anan tụng lại phần Kinh Tạng, Ưu Ba Ly tụng lại phần Luật tạng. Dù không đề cập ai tụng lại phần Luận Tạng, nhưng kinh văn đã khẳng định là có Tam Tạng. Kinh - Luật - Luận (A Tỳ Đàm) đã hình thành và vấn đề 4 bộ A Hàm cũng được xác lập, là Trường, Trung, Tăng, Tạm A Hàm, đồng thời hình thức Tạp Tạng chính là tiền thân của Bồ Tát Tạng. Vì Bồ Tát Di Lặc, cùng các vị Bồ Tát khác đã tham dự kỳ kiết tập này, đã đóng góp những ý kiến quan trọng trong sự hình thành 5 Tạng, trong đó có Bồ tát tạng (P.l).

C4.3.2. Vấn đề giáo Pháp:
Như trong phần mở đầu, kinh văn đã xác định, Tăng Nhất A Hàm lấy giáo pháp Tam thừa làm cơ sở. Đó là Thinh Văn Thừa, Bích Chi Phật thừa và Phật thừa. Vì vậy, như giáo pháp đã được đề cập, dĩ nhiên, ngoài giáo lý căn bản, đã hình thành và xuất hiện thêm một số giáo pháp khác như: Đệ nhất nghĩa đế, Chân đế, Nhất thừa, Lục độ, Bình Đẳng tâm, Vô phân biệt trí v.v... (P.1, 13, 27, 43, 48).

C.4.3.3. Vấn đề phú pháp và truyền thừa:
Mặc dù không mang tư tưởng Thiền tông, nhưng sự phú pháp và truyền thừa của Hữu bộ đã xuất hiện trong Kinh Tăng Nhất A Hàm làm cơ sở cho sự xác lập về mặt Tổ sư sau này theo phả hệ Thiền Tông. Đó là Đức Phật đã phú pháp cho Tôn Giả Ca Diếp và Anan. Ngài Anan đã phú pháp cho đệ tử là Ưu Đa La. Nhưng chỉ có điều là chưa có bài kệ phú pháp như lịch sử Thiền tông đã đề cập. Tuy nhiên vấn đề Đức Phật phú pháp cho Ngài Ca Diếp và A Nan kế thừa sự nghiệp truyền bá chánh, là một sự kiện lịch sử đáng ghi nhận (P.l, 41).

C.4.3.4. Vấn đề nhân cách Đức Phật:
Với hình ảnh Đức Phật lịch sử, không còn chiếm vị trí ưu hạng trong giáo lý Tăng Nhất A Hàm, mà đã nhường chỗ cho Đức Phật Tôn Giáo, ngự trị trên toàn thể Đức Phật Ca, với những đức tính:
a. Về đức tướng có đầy đủ 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp.
b. Về trí tuệ, đầy đủ 10 trí tuệ, 4 pháp vô úy.
c. Về thần thông đầy đủ các loại thần thông và thường xuyên sử dụng.
d. Về thân Phật giới thiệu sơ bộ về 3 thân, Ứng thân, Báo thân và Pháp thần Phật (P.3, 46).

C.4.3.5. Vai trò của Tỳ Kheo Ni trong giáo đoàn của Phật:
Trong kinh Trung A Hàm, trước khi Đức Phật cho người nữ xuất gia, Đức Phật đã cẩn trọng bằng cách xác lập 2 vấn đề. Người nữ còn có 5 điều chướng và phải thọ trì 8 Kỉnh pháp. Ở đây, Đức Phật đã đề cập đến mức độ bình đẳng với Tỳ Kheo Tăng về mặt nhân cách, quả vị, và khả năng đặc thù, thể hiện trọn vẹn tinh thần bình đẳng cao độ của tư tưởng Hữu bộ qua Kinh Tăng Nhất A Hàm (P.4, 52).

C.4.3.6. Về mặt Tam Muội:
Có thể nói, đã vượt qua 4 loại thiền định căn bản, truyền thống để tiến xa hơn và giới thiệu thêm một số thiền định, tam muội khác đó là - Từ, bi hỷ xả tam muội, Không, Vô tướng, Vô nguyện Tam Muội, Kim cang tam muội, Thủy tam muội, Hỏa quang tam muội v.v... mà trong các kinh Đại thừa thường đề cập (P.13, 43).

C.4.3.7. Vấn đề thọ ký cho người nữ thành Phật:
Đầu tiên Đức Phật xác lập người nữ còn có 5 điều chướng, nhưng khi tính khẳng định bình đẳng về khả năng giác ngộ, thì Đức Phật Bảo Tạng Như Lai đã thọ ký cho Công Chúa Mâu Ni trong tương lai sẽ thành Phật, mà Công Chúa Mâu Ni chính là Đức Phật Thích Ca hiện nay. Như vậy đã mở đầu cho tư tưởng thọ ký người nữ có khả năng và sẽ thành Phật trong tương lai, như các Kinh thắng Man, Pháp Hoa v.v... (P.43).

C.4.3.8. Vấn đề thọ ký cho Đề Bà Đạt Đa thành Phật:
Trên tinh thần bình đẳng về mặt giác ngộ, dù phẩm loại nào, hạng người nào, nếu ai đạt được chân lý và tỏ ngộ lý bất nhị, tội phúc vô tướng, thì người đó dĩ nhiên không phải là hạng bình thường. Do đó, Đức Phật đã thọ ký cho Đề Bà Đạt Đa sẽ thành Phật trong tương lai, hiệu là Nam Mô Phật (Vô Tướng Phật) nhưng vẫn còn dè dặt là chỉ thọ ký thành Bích Chi Phật, chứ không phải là Thiên Vương Phật như ở Kinh Pháp Hoa (P.49).

C.4.3.9. Vấn đề Chư Phật quá khứ:
Ngoài 7 Đức Phật quá khứ, như Tỳ Bà Thi, Thi Khí, Tỳ Xá Phù, Câu Lưu Tôn, Câu Na Hàm, Ca Diếp, Thích Ca Văn, được xem là 7 vị Phật quá khứ, mang tính truyền thống. Kinh Tăng Nhất còn đề cập thêm những vị Phật quá khứ khác như Bảo Tạng Như Lai, Đinh Quang Như Lai, Đăng Quang Như Lai, v.v... (P.19, 21, 24, 48).

C.4.3.10. Vấn đề Văn học bản sinh:
Văn học bản sinh, tức là những mẫu chuyện tiền thân, là phần giáo lý chủ yếu tường thuật tiền thân Đức Phật như Ma ha Đề Bà, Đảnh Sanh Vương, Địa chỉ, Mâu ni Vượng nữ v.v... Khi còn là một vị Bồ Tát, đã tu tập Bồ Tát hạnh, tiến đến thành tựu Phật quả. Nhưng ở đây đã một mở rộng phạm vi tiền thân, có nghĩa là, không còn giới hạn ở phạm vi Đức Phật, mà đã lan sang các hàng đệ tử, như A Nam, Ưu Đa La, Đề Bà Đạt Đa v.v... (P.1, 43).

C.4.3.11. Vấn đề Nhân quả:
Lý nhân quả là một điều chủ yếu khác. Do đó nhân quả là một định luật đạo đức phổ quát và tất nhiên, dù bất cứ ai hay bất cứ hành động tư tưởng nào đều có quả báo. Như:
- Bố thí bình đẳng → sẽ thành Phật đạo.
- Bố thí một chung dầu → sẽ thành Phật Đăng Quang Như Lai.
- Bố thí bình thường → sẽ thành Thuyền luân Thánh Vương, Chư Thiên và làm người.
- Tạo điều ác → sẽ đọa Địa ngục, Nga Quỷ và Súc Sinh.
- Như Đề Bà Đạt Đa đã phạm tội phá hòa hợp Tăng, làm thân Phật ra máu, phải đọa Vô gián địa ngục. Nhưng do sự chuyển biến tư tưởng nên hết nghiệp và trong 60 kiếp được sinh làm nhân chủ, thiên chủ, cuối cùng là thành Phật.

Mâu Ni Vương Nữ do cúng dường một chung dầu, mà được Đức Phật Bảo Tạng Như Lai thọ ký thành Phật hiệu là Thích Ca Mâu Ni (P.8, 9, 10, 11, 13, 43, 49).

C.4.3.12. Vấn đề thế giới khách quan và siêu hình:
Trước sau như một, Đức Phật vẫn xác định tính cơ bản của sự hình thành con người và thế giới, là do duyên sinh, phủ nhận có một đấng thần linh sáng tạo con người và thế giới và một linh hồn bất tử, một Tự Ngã, Thần thức thường hằng, cố định. Như vậy, 4 đại, 12 nhân duyên, 18 giới, nghiệp thức, nhân quả là những nhân tố căn bản, để hình thành con người và thế giới. Dù có đề cập đến người và thế giới, nhưng Đức Phật luôn luôn phủ nhận vấn đề siêu hình, như vấn đề bất khả tư nghì v.v... là không thực tế chỉ có Tứ đề là thực tế, vì phù hợp với giáo lý, phạm hạnh, giúp cho chúng sinh thoát khổ, đạt được giải pháp, an lạc, chứng quả Bồ Đề, Niết Bàn (P.29, 27, 40, 44).

C.4.3.13. Vấn đề xã hội:
Nhất là vai trò của người lãnh đạo đất nước, Đức Phật đã đề cập 10 điều kiện, 10 đức tính, để giúp cho người lãnh đạo hoàn thành phẩm chất đạo đức tư cách cá nhân, và bổn phận, trách nhiệm đối với nhân dân và tổ quốc góp phần đem lại an vui hạnh phúc cho nhân dân và phồn vinh cho đất nước trong công tác trị nước an dân (P.46).

C.4.3.14. Về quả vị:
Trên cơ sở Tam Thừa, tức Thinh Văn, Duyên Giác, và Phật thừa. Do đó quả vị được đề cập tương xứng là 4 quả Thinh Văn, Bích Chi Phật và Phật quả. Tuy nhiên, vẫn đề cập rất ít về Bích Chi Phật, và Phật quả, tức Vô thượng Bồ Đề. (P. 10, 43, 49).

C.4.3.15. Vấn đề nguyên nhận chế giới:
Ngoài lý nhân quả là trọng tâm của Tâm của Kinh Tăng Nhất vấn đề 8 bài kệ giới kinh và thời gian Đức Phật chế giới của 7 Đức Phật quá khứ cùng Đức Phật tương lai là Ngài Di Lặc cũng đã được đề cập một cách rõ ràng, đầy đủ, hợp lý làm cơ sở cho phần kết tụng của Luật Tứ Phần (P.48,49).

III. ỨNG DUNG GIẢNG DẠY:

Trong 2 phương pháp tổng hợp và phân tích, tức diễn dịch và quy nạp, thì phần lớn các Kinh Luật luận Phật giáo đều sử dụng phương pháp phân tích, tức diễn dịch Pháp, thỉnh thoảng sử dụng phương pháp tổng hợp tức quy nạp Pháp, ở đây sử dụng phương pháp phân tích diễn dịch Pháp là chính.

A- ỨNG DỤNG 1
: Hình thức dàn bài
Ví dụ: DÀN BÀI KINH ĐẠI BẢN DUYÊN

I. PHẦN DUYÊN KHỞI:

Các vị Tỳ Kheo bàn về vấn đề các Đức Phật quá khứ tại giảng đường Hoa Lâm, rừng cây Thái Tử Kỳ Đà, nước Xá Vệ.

II. PHẦN THÂN KINH:

Nội dung gồm 3 vấn đề lớn

A/ Trình Bày Về Lược Sử 7 Đức Phật

1. Các Tỳ Kheo đặt nghi vấn với Đức Phật.
2. Đức Phật trả lời về nghi vấn của các Tỳ Kheo.
3. Đức Phật trình bày về lược sử 7 vị Phật quá khứ.
a) Thời gian và tuổi thọ loài người khi 7 vị Phật xuất thế.
b) Nói về dòng họ 7 vị Phật.
c) Trình bày nơi Thành Đạo của 7 vị Phật.
d) Nói về số Pháp hội và số thỉnh chúng.
e) Nói về 2 đại đệ tử của 7 Đức Phật.
f) Đề cập đến vị Thị giả của 7 Đức Phật.
g) Đề cập đến con của 7 Đức Phật.
h) Giới thiệu về thân phụ, thân mẫu và kinh đô của 7 Đức Phật.

B/ Trình Bày Về 8 Tướng Thành Đạo Phật Tỳ Bà Thi:

1. Từ cung trời Đâu Suất giáng sanh.
2. Nhập thai, với những điềm lành xuất hiện.
3. Trụ thai...
4. Đản sanh.
a) Các tưởng sư đoán tướng cho Thái Tử.
b) Nói về 32 tường tốt của Thái Tử. .
c) Thái Tử Tỳ Bà Thi dạo 4 cửa thành, mục kích 4 cảnh: Già, bệnh, chết và vị Sa Môn.
5. Thái Tử Tỳ Bà Thi xuất gia và tu quán 12 nhân duyên theo 2 chiều lưu chuyển và hoàn diệt (thuận, nghịch).
6. Bồ Tát Tỳ Bà Thi thành tựu Đạo quả.
7. Chư Thiên thỉnh Phật chuyển Pháp luận - và Đức Phật Tỳ Bà Thi chuyển pháp luân.
8. Đức Phật Tỳ Bà Thi tụng lại giới bổn và nói Pháp Niết Bàn (Nhập Niết Bàn).

C - Đức Phật Thích Ca Lược Thuật Nhân Duyên Hóa Đao Của Ngài Ở Cõi Ta Bà Trong Những Kiếp Quá Khứ:

III. PHẦN KẾT:

Các Tỳ Kheo khi nghe Phật nói kinh Đại Nhân duyên xong hoan hỷ phụng hành.

B- ỨNG DỤNG 2: Hình thức Đại ý

Ví dụ: ĐẠI Ý KINH ĐẠI BẢN DUYÊN

Kinh Đại Bản Duyên tương đương với Kinh Đại Bổn số 14, thuộc Trường Bộ Kinh. Nội dung kinh Đại Bản Duyên gồm có 5 ý chính:
1- Trình bày về lược sử, nhơn duyên giáng sinh, thành đạo và giáo hóa chúng sanh của 7 Đức Phật ở thế giới Ta Bà. Trong đó, có 3 vị Phật cuối cùng của kiếp quá khứ trang nghiêm, là Phật Tỳ Bà Thi, Thi Khí, Tỳ Xá Phù và 4 vị Phật thuộc hiện tại hiền kiếp, đó là Đức Câu Lưu Tôn, Câu Na Hàm, Ca Diếp và Thích Ca Văn.
Đồng thời, kinh cũng đề cập đến dòng họ, danh tánh, chủng tánh thời gian Phật xuất thế, tuổi thọ loài người, cây Bồ Đề, 2 vị đại đệ tử, số pháp hội, số người tham dự, vị thị giả, thân phụ, thân mẫu và kinh đô của 7 Đức Phật ấy.
2- Đặc biệt là Kinh này đã đề cập lịch sử Đức Phật Tỳ Bà Thi một cách chi tiết, với đầy đủ thần thông, tướng tốt, và những đức tính phi thường. Hay nói khác hơn là trình bày về 8 tướng Thành đạo của Phật Tỳ Bà Thi. Đó là từ cung Trời Đâu Suất giáng sinh, nhập thai, trụ thai, đản sinh, dạo 4 cửa thành, thấy 4 tướng già bệnh chết, vị sa môn, rồi xuất gia, tu hành, thành đạo. Chuyển pháp luân và giáo hóa chúng sinh, nhập Niết Bàn.
3- Sau 6 năm du hóa, Đức Phật Tỳ Bà Thi cùng các Thầy Tỳ Kheo trở lại thành Bàn đầu, tụng lại giới kinh bằng bài Kệ duy nhất:
''Nhẫn nhục là Đạo thứ nhất - Phật nói pháp vô vi là hơn - xuất gia làm não phiền người, thì không gọi là Sa Môn". Đánh dấu một mốc lịch sử quan trọng về vấn đề Bồ Tát tụng giới và làm sáng tỏ ý nghĩa sai khác về giới kinh và giới điều.
4- Đức Phật tự thuận lại những kiếp quá khứ qua nhiều lần ứng hiện trong ba cõi để làm Phật sự cứu độ chúng sinh, thực hành Bồ Tát đạo cho đến khi thành tựu Phật quả là Thích Ca Mâu Ni Phật.
5- Nội dung Kinh Đại Bản Duyên vấn đề Văn học tiền thân (Jataka) đã xuất hiện, và quan niệm về Đức Phật Tôn giáo cũng .đã hình thành. Qua 2 dữ kiện trên, chứng tỏ rằng sự phát triển về tư tưởng và văn học Phật giáo từ Thượng Tọa Bộ đến thời kỳ các Bộ phái là một sự phát triển liên tục, có hệ thống và rất thận trọng, núp dưới danh nghĩa là câu chuyện tiền thân của Đức Phật Tỳ Bà Thi, Đức Phật Thích Ca. Đồng thời lập luận chỉ có một Đức Phật Thích Ca cũng không còn tồn tại. Mà có rất nhiều vị Phật ra đời, giáo hóa chúng sinh ở thế giới Ta Bà, mở đầu cho quan điểm về vô lượng vô số Đức Phật.

C. ỨNG DỤNG 3
: Hình thức Pháp số :

Ví du: DÀN BÀI KINH THIỆN PHÁP

I. PHẦN DUYÊN KHỞI:

Đức Phật trình bày về 7 Thiện Pháp cho các Thầy Tỳ kheo nghe.

II. PHẦN THÂN KINH:

A- Đức Phật giải thích về ý nghĩa 7 Thiện Pháp. Đồng thời cũng đề cập đến nhân quả tu tập về 7 Thiện Pháp. Đó là:
1- Biết pháp: Vị Tỳ Kheo biết rõ về 12 phần giáo.
2- Biết nghĩa: Vị Tỳ Kheo phải biết rõ ý nghĩa của 12 phần giáo pháp Phật nói trong 49 năm.Và từng trường hợp một.
3- Biết thời: Vị Tỳ Kheo phải biết rõ tiết nhơn duyên. Phải biết lúc nào nên tu tập pháp gì và phải làm gì.
4- Biết tiết độ: Vị Tỳ Kheo phải biết tiết độ trong việc ăn uống, ngủ, nghĩ, đi đứng, nói năng, im lặng, tu tập chánh trí.
5- Biết mình: Vị Tỳ Kheo biết mình có được bao nhiêu tín tâm, trì giới, đa văn, bố trí, trí tuệ, biện tài, giáo pháp và sự chứng đắc.
6- Biết chúng hội: Vị Tỳ Kheo biết rõ đối tượng thuộc thành phần nào để khi giao tiếp, tiếp cận, nói pháp thích hợp với từng đối tượng một.
7- Biết sự hơn kém của người: Vị Tỳ Kheo biết rõ hai hạng người cao thượng và hạ liệt. Đỉnh cao của hạng người cao thượng là biết làm lợi ích cho mình cho người, cho chúng sinh cho thế gian. Đức Phật tán thán hạng người này là tối thắng giữa thế gian. Trái lại là hạng người hạ liệt.
B- Đức Phật nói về nhân quả của sự tu tập 7 Thiện pháp: ''Nếu Tỳ kheo nào tu tập thành tựu 7 thiện pháp trên. Tức được an lạc, giải thoát chứng quả Hiền Thánh trong hiện tại giữa chúng sinh và tại thế gian này".

III. PHẦN KẾT LUÂN:

Khi các Tỳ Kheo nghe Phật nói 7 Thiện Pháp xong đều hoan hỉ tín thọ phụng hành.

D. ỨNG DỤNG 4: Hình thức phẩm loại

Ví dụ:
Qua hình thức phẩm tựa Kinh Tăng Nhứt A Hàm, chúng ta có thể tóm tắt bằng 10 chủ đề sau đây: .
1- Trình bày về DANH, THỂ, TƯỚNG, DỤNG và TÔN CHỈ:
Đây là Phẩm Tựa đầu tiên và duy nhất xuất hiện trong kinh tạng A-Hàm Theo sự lập luận của những nhà phán giáo, thời Phẩm Tựa đã trình bày được ý nghĩa tổng quát về mặt tư tưởng, giáo nghĩa của toàn bộ kinh, qua 5 lớp huyền nghĩa là DANH, THỂ, TƯỚNG, DỤNG và TÔN CHỈ
a) DANH:
Tên của Bộ Kinh như câu:
Từ một thêm một đến các Pháp.
Nghĩa nhiều huệ rộng không cùng tận.
Mỗi loại khế kinh nghĩa sâu xa
Nên gọi là Tăng Nhứt A - Hàm.
b) THỂ:
Kinh này lấy tính không làm thể.
Tánh không trong phạm vi kinh này là Vô Ngã, Niết Bà.
Như câu : ''Lý sâu xa các pháp là không"
Khó biết, khó rõ, khó quan sát
Chúng sinh đời sau sẽ nghi ngờ.
Đây Bồ Tát hạnh nên kiết tập.
c) TƯỚNG:
Kinh này lấy Pháp Tam Thừa làm Giáo Tướng.
Đó là Pháp Chư Phật, Thinh Văn và Bích Chi
Như câu: "Vậy thì Kinh Tăng Nhứt A - Hàm
Ba thừa giáo hóa đều thuần nhứt..."
Và câu: "Kinh này là cơ sở Phát sinh tất cả Pháp khác như pháp chư Phật. Bích Chi Phật và pháp Thinh Văn..."
d) DỤNG:
Tác dụng Kinh này là đoạn trừ phiền não giải thoát, chứng quả Niết Bàn và lấy quả vị vô lượng bồ đề làm cứu cánh. Như câu:
''Phật pháp vi điệu quá sâu xa.
Hay trừ kiết sử như dòng sông...
Hay tịnh tam nhãn, trừ tam cấu
Nếu ai nhứt tâm trì Tăng Nhất
Tức là tổng trì Như Lai Tạng,...'' .
e) TÔN CHỈ:
Trên cơ sở nhân quả, lấy mục đích tu tập Pháp Tạng làm nhân, thành tựu Thánh quả, Tam Thừa là quả.
2- Đề cặp đến sự Kiết Tập kinh tạng lần thứ nhất:
Qua nội dung Phẩm Tựa, nó giúp cho chúng ta một tài liệu vô cùng quý giá, đó là hình ảnh, nội dung kiết tập kinh tạng lần đầu tiên sau Phật diệt độ một khoảng một tháng tại nước Ma Kiệt Đà, dưới thời Vua A Xà Thế, do Tôn Giả Ca Diếp chủ trì. Đặc biệt trong thời đại hội kiết tập này có sự hiện diện của Bồ Tát Di Lặc và những Bồ Tát khác. Và Ngài Di Lặc đã đóng góp những ý kiến quan trọng trong sự hình thành kinh Tạng và Tạp Tạng. Đây là điểm mang tính chất Văn học sử Phật giáo đáng lưu ý.
3- Sự xuất hiện của Tam Tạng:
Theo Kinh Văn cho chúng ta thấy, trong kỳ thiết tập kinh tạng lần thứ nhất, bao gồm cả bốn bộ A - Hàm và Tạp Tạng, thành ra Ngũ A - Hàm. Tuy nhiên qua ý nghĩa trong kinh này, thì Tạp Tạng là tiền thân của Bồ Tát Tạng. Vì như kinh văn đã khẳng định: "Phương Đẳng Đại Thừa nghĩa sâu xa. Với những khế kinh là Tạp Tạng".
4- Sự hình thành Pháp Lục Đô (Lục Ba La Mật):
Để thích hợp với nhu cầu của chúng sinh trong từng thời đại. Nhất là có phần ảnh hưởng tư tưởng Đại Chúng Bộ. Vì thế, qua nội dung phẩm Tựa, chúng ta thấy pháp Lục độ xuất hiện trong một hoàn cảnh đặc biệt và rất sớm trong Kinh Tạng A - Hàm. Lục độ là Bố thí, Trì Giới, Nhẫn Nhục, Tinh Tấn, Thiền định và Trí huệ.

5- Đề cập đến nghĩa KHÔNG:
Không là biểu thị tính chất không thực có của một đối tượng, một pháp, tức Vô ngã, bao gồm Ngã không và Pháp không.
6- Trình bày tổng quát nội dung của toàn bộ Kinh:
Tôn giả A - Nan giới thiệu nội dung 11 pháp. Đây là giáo nghĩa của toàn bộ Kinh. Như câu: Bấy giờ Phật bảo các Tỳ Kheo, hãy nhứt tâm tu hành một pháp... do phương tiện này hiểu một pháp. Tiếp theo 2 pháp là 3 pháp. Bốn năm sáu, 7, 8, 9, 10, 11 pháp thảy đều thấu triệt...
7- Sự chọn người kế thừa giáo pháp:
Hình thức chọn người phú pháp được xem một dữ kiện đầu tiên trong lịch sử truyền thừa. Đương nhiên, trong sự chọn lựa người có trách nhiệm phải chọn người có đủ tài đủ đức, có tu có chứng, có sự tỏ ngộ để phú pháp. Trong kinh này, Tôn giả A - Nan đã chọn Tỳ Kheo Ưu đa la là đệ tử của Tôn giả A - Nan để phó chúc kinh Tăng Nhứt A - Hàm.
8- Liên quan Văn học Bản sanh:
Để giải thích lý do tại sao Tôn Giả A - Nan phó chúc kinh này cho Tỳ Kheo Ưu Đa La. Ngài đã lược thuật tiền thân Tỳ Kheo Ưu Đa La trong thời sáu Đức Phật quá khứ. Đó là Tỳ Bà Thi, Thi Khí, Tỳ Xá Phù, Câu Lưu Tôn, Câu Na - Hàm, Ca Diếp. Đặc biệt nhất là mẫu chuyện tiền thân Vua Ma Ha Đề Bà (Wahàdeva, Makhadeva), đã dùng chánh pháp trị dân và về sau xuất gia tu hành phạm hạnh. Người kế vị là Thái Tử Trường Thọ (Trường Sanh) (Dìghayu) cũng dùng chánh pháp trị dân, và về sau cũng xuất gia tu hành phạm hành. Và người kế vị sau cùng là Thái Tử Thiện Quán, cũng dùng chánh pháp trị dân, không thiên vị, thực hiện đúng những lời di chúc của phụ vương là trường thọ vương... cuối cùng. Tôn giả A - Nam kết luận: ''Vua Ma Ha Đề Bà là tiền thân Đức Phật Thích Ca, Trường Thọ Vương là tiền thân Ngài A - Nan, Thái Tử Thiện Quân là tiền thân Tỳ Kheo Ưu Đa La''.
9- Pháp vị tằng hữu: (Abhutadhanma)
Sau khi Tôn giả A - Nan Kiết tập kinh này xong, quả đất chấn động 6 cách. Đây là một hiện tượng biểu thị pháp chưa từng có, mà chúng ta thường thấy trong các Kinh Tạng Đại Thừa. Tại sao? Vì nó mang một ý nghĩa vô tác diệu lực. Vô tác diệu lực là tiêu biểu cho pháp A - Hàm nói chưng, Kinh Tăng Nhứt A - Hàm nói riêng, có một năng lực cực mạnh, mắt không thể thấy, tai không thể nghe, như năng lực nguyên tử chẳng hạn. Tác dụng của vô tác diệu lực là phá tan mà vô minh phiền não, chuyển mê khai ngộ, bạt khổ quần sinh, thấu suốt căn trần, bốn đại không chướng ngại.
Tuy nhiên, ở phạm vi bình thường, vô tác diệu lực biểu thị một sự kiện trọng đại xảy ra, mà tất cả chúng sinh, vạn hữu vũ trụ đều vui mừng, rung động trước sự kiện hy hữu ấy. Trên cơ sở đó sự kiết tập kinh tạng A - Hàm của Tôn giả A – Nan được coi như đồng nhất với sự chuyển pháp luận của Đức Phật nên mới có những hiện tượng chưa từng có xảy ra.
10- Vấn đề Tổng Tự và Biệt tự:
Cuối cùng, chúng ta nhận thấy, trong phẩm tựa, đã đề cập đến vấn đề Tổng tự và Biệt tự. Tức là tựa tổng quát và tựa riêng của kinh này.
a. Tựa tổng quát: từ câu: ''Đảnh lễ đức Năng nhơn thứ Bảy và pháp vô thượng Ngài nói ra... cho đến câu: 'Địa điểm nói kinh dù không biết. Vẫn nói phát khởi từ Xá Vệ".
b.Tựa riêng: từ câu: ''Tôi nghe như vầy một thuở nọ, Phật ở Xá Vệ
cùng đệ tử..." cho đến kinh này Như Lai đã thuyết minh, khiến cho A – Nan thành đạo quả.

E- ỨNG DỤNG 5: Hình thức tư tưởng

Ví dụ:
Khái quát Kinh A Hàm được tập trung vào 12 phạm trù tư tưởng chủ yếu
1- Về tư tưởng Đức Phật: Trình bày về Chư Phật quá khứ: Tỳ Bà Thi v.v… Nhiên Đăng, Bảo Tạng, Định Quang, Đăng Quang v.v... Phật hiện tại: Thích Ca Mâu Ni, Phật vị lai, Di Lặc Tôn Phật. Kinh Trường 1, Trung: 32, 66, 70; Tăng: 3, 8, 10.
2- Về tư tưởng Văn học Bản sanh: Trình bày về các câu chuyện tiền thân: Đại Thiện Kiến Vương, Đại Điển Tôn, Đại Sát Đế Lị, Đản Sanh Vương, Ma Ha Đề Bà, Địa Chủ, Trường Thọ Vương, Ưu Bà La, Đề Bà Đạt Đa v.v... Kinh trường 3, 4, 2 - Trung: 60, 61, 67, 68, 72, 130; Tăng: 17, 23, 20 (3) 23 (l) 43, 46.
3- Về tư tưởng Trung Đạo: Kinh Trung: 169, Tăng: 18, 23, 25, 43 - Tạp 297, 195. .
4- Về tư tưởng Bình đẳng: Trình bày 4 giai cấp đều có khả năng tu hành Thất Giác Chi, có khả năng chứng quả A La Hán. Tất cả chúng sinh đều có khả năng hướng thượng và thành tựu Phật quả. Kinh trường l, 4; Trung: 116, 150, 151; Tăng: 4, 7, 19 (4) 29, 49 (9) - Tạp 548.
5- Về tư tưởng Không: Trình bày về Lý duyên khởi là không, là Vô ngã, Kinh Trung 75, 190, 191; Tạp: 265, 282; Tạp: 188, 569; Tăng: 137-l,13.
6- Về tư tưởng Thiền định: Trình bày về Tứ Thiền Bát Định, Bát Bội xả Bát Thắng xứ, 10 Biến xứ, Chỉ quán, Tam muội, Hỏa quang tam muội, Thủy tam muội v.v... Trường 9, 10, 11, 12 - Trung: 57, 102; Trung: 215, 222; Tạp: 265, 1330; Tăng: 24 (10).
7- Về tư tưởng Trí tuệ: Trình bày về tam minh, Tứ trí, Tứ vô ngại giải, Thập trí, Thập lực, 44 trí, 77 trí, Nhất thiết trí, Huệ giải thoát, giải thoát tri kiến v.v... Kinh Trung 130; Tạp: 356, 357, 686, 687, 1306; Tăng: 46 (4).
8- Về tư tưởng Tu chứng: Tu chứng là trình bày về 4 quả Thinh văn, Tam thừa, Hàng cư sĩ tại gia có khả năng chứng đến Tam quả tùy thuộc vào sự đoạn trừ: 5 Hạ phần kiết sử, 5 thượng phần kiết sử v.v... mà có kết quả Kinh Trung: 9, 10, 57, 195, 127, 46, 199, 30, 31, 109, 110, 98, 38, 39, 40, 41, 189. Tạp: 928, 667, 668, 669; Tăng 4, 7, 10, 27 (5), 30 (7).
9- Về tư tưởng Xã hội: Xã hội nguyên thủy, xã hội phong kiến, xã hội có giai cấp và chủ trương bình đẳng không có giai cấp. Kinh trường: 4, 30, 150, 151 - Trung: 58, 60.
10- Về tư tưởng Thế gian: Lý duyên sinh là căn bản, nghiệp cảm là chủ động. Tứ đại là yếu tố. Kết quả có chúng sinh và thế giới. Chúng sinh gồm 6 cõi, 25 cõi, thế giới gồm 3 cõi 4 châu và Tam Thiên đại thiên thế giới. Tuy nhiên các pháp đều là vô thường, không,. vô ngã, vì do duyên sinh. Kinh Trường 4, 30, Trung: 5, 35, 97, 64, 181, 201, 162, 164, 199. Tạp: 97, 98, 99, 821, 824, 916. Kinh tăng: 32 (4), 37.
11- Về Giáo dục: Trình bày về một hệ thống giáo dục toàn diện bao gồm giáo dục thế gian và giáo dục xuất thế. Kinh Trường: 2, 6, 22, 23. Trung: 1, 3, 5, 11, 14, 15, 16, 17, 130, 116, 115, 146, 135; Tạp: 91; Tăng: 10, 1, 46.
12- Về tư tưởng Đạo đức: Trình bày về hệ thống đạo đức toàn diện bao gồm đạo đức thế gian và xuất thế gian. Kinh Trường: 2, 6, 22, 23, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20; Trung: 5, ll, 135, 142, 202, 38, 39, 40, 41; Tạp 91; Tăng: 46, l, 40, 41.

G- ỨNG DUNG 6: Hình thức triển khai một vấn đề
TÍNH GIÁO DỤC NHÂN BẢN TRONG KINH A HÀM

1. Khái niệm:
Tính chất, mục tiêu, hiệu năng giáo dục Phật giáo nói chung, Kinh A Hàm nói riêng, là một hệ thống .giáo dục hoàn chỉnh, toàn diện, đặt cơ sở trên con người, con người tha nhân, con người tự thân, con người tha nhân, con người xã hội và giáo dục xã hội. Vì thế, khế kinh nói: "Từ vũng bùn ô uế vất bỏ bên lề đường. Một đóa sen xuất hiện, làm đẹp ý mọi người. Từ vũng bùn tội lỗi, phiền não của thế gian, xuất hiện một bậc Thánh Trí huệ chiếu thế gian làm lợi lạc quần sinh" (Trường l, Trung 92, Tăng Nhất Hàm 21, PC.59). Như Kinh An Lạc nói: ''Con người là đặc biệt, thù thắng, vì có 2 khả năng: 1- Thành tựu dạo quả Bồ đề; 2- Chuyển biến nội tâm và hoàn cảnh từ bất tịnh, khổ dau thành thanh tịnh an vui hạnh phúc, trang nghiêm".
2. Ý nghĩa giáo dục:
a. Giáo dục mô phạm:
Với ý nghĩa tài đức song toàn, là điều kiện cần thiết và đủ để làm mô phạm cho đời, hướng dẫn mọi người tiến tu, giải thoát. Do đó, Đức Phật dạy: ''Các Tỳ Kheo nếu thành tựu bảy pháp, thì có thể làm lợi ích chúng sanh tại thế gian này. 1./ Biết pháp: Biết 12 phần giáo... 9 khế kinh, chúng sinh sự...; 2./ Biết nghĩa: Biết ý nghĩa của 12 phần giáo, 9 khế kinh. Các bài kinh, câu kệ... Theo Kinh Lăng Già 2 pháp trên là thuyết thông trong 2 thứ thông suốt của Bồ Tát; 3./ Biết thời tiết nhân duyên; 4./ Biết tiết độ: Thiểu dục tri túc... 5./ Biết mình: Bản thân đã đầy đủ: Tín, giới, văn, thí, trí, biện tài giáo pháp và chứng đắc. 6./ Biết hội chúng: Quần chúng đối tượng, nhân dân; 7./ Biết sụ hơn hèm của nguội'' (Trung l Trường A Hàm 9). Niết Bàn Kinh nhấn mạnh ''Nếu các Bồ Tát thành tựu 7 thiện pháp này, /à đầy đủ phạm hạnh lợi lạc chúng sanh tại thế gian này" (Kinh NB Phẩm 20).
b. Giáo dục nỗ lực tu tập tự thân, tự tâm:
Đối với Vấn đề tự thân Và tự tâm, ĐứC Phật từng huấn thị: ''Này A Nan Tôn giả Xá Lợi Phật nhập diệt có mang theo giới thân, định thân, huệ thân, giải thoát, giải thoát tri kiến thân không? Đáp: Không. Đức Phật dạy: Vậy Pháp hãy còn đó, nên nỗ lực tu tập để chứng ngộ giải thoát. Chớ còn tìm cầu đâu nữa. Chờ đợi Ngải làm chi nữa? Vậy hãy nỗ lực tu tập để chứng ngộ, giải thoát (Trường A Hàm lO, ll Tăng A nhất A Hàm 26 (10) Tóm lại như Đức Phật dạy: ''Các ngươi là hòn đảo của chính mình. Hãy tự thắp đuốc lên mà đi (Trường 2, Trường 6, PC. 160).
c. Giáo dục hóa giải tự tâm:
Phiền não, Bồ Đề là 2 khái niệm tâm lý. Thực chất không tách rời nhau, và không ngoài Tâm có. Do đó, Đức Phật dạy: ''Do hóa giải tham lam mà thành Giới thân thanh tịnh; do hóa giải sân hận mà thành Định thân thanh tịnh; do hóa giải ngủ mê mà thành Huệ thân thanh tịnh; do hóa giải trạo hối mà thành Giải thoát thân thanh tịnh; do hóa giải nghi ngờ mà thành Giải thoát tri kiến thân thanh tịnh thành tựu bậc phước điền vô thượng ''(Tạp A Hàm 1145; Tăng nhất A Hàm 3).
Nói khác đi, là chuyển phiền não, 5 triền cái thành Bồ Đề và Pháp thân. Tại sao? Vì thật tánh vô minh là thật tánh Phật tánh (Chứng Đạo Ca). Thật tánh phiền não là thật tánh Bồ Đề. Do đó, Kinh Hoa Nghiêm nói: ''Mê thì Bồ Đề là vọng tưởng. Ngộ thì vọng tưởng là Bồ Đề''.
d. Giáo dục ý thức trách nhiệm :
Con người phải chịu trách nhiệm về hành vi tạo của mình. Vì thế, mình tạo cũng do mình chuyển hóa, không thể ai chuyển hóa thế cho mình. Và cũng không ai có quyền ban phước giáng họa cho mình. Vì tất cả do mình quyết định. Như Đức Phật dạy:''Tự mình làm cho mình nhiễm ô; Tự mình làm cho mình thanh tịnh; Thanh tịnh hay nhiễm ô là do ở chínhmình, không phải do ai khác'' (Tăng nhất A Hàm 13 (5), PC 165, Trung A Hàm 13). Nói khác đi, như Cổ đức nói: ''Việc làm giả thật tự mình hay; họa phúc do mình chớ hỏi ai. Thiện ác cuối cùng quả phải đến. Chẳng qua đến sớm hay đến chày" (Long Tế Hòa Thượng).
e. Giáo dục thấy rõ tội tánh vốn không:
Với tinh thần trách nhiệm, từ tâm tạo nghiệp, cũng do tâm chuyển. Không mang tính cố định hay thật có. Do đó, ƯƠNG Quất Ma La, giờ phút trước là tâm sát nhân, giờ phút sau là Thánh giả, chứng quả A La Hán, là Kiến đế Tỳ Kheo; Vua A Xà Thế giờ phút trước là tâm vô gián địa ngục, giờ phút sau là Vô Căn tín kiến đạo (Trường A Hàm 20, Tạp A Hàm 1077). Như Kinh Chiêm Sát nói: ''Giờ phút trước sinh tâm ác như mây mù che mặt trời. Giờ phút sau sinh niệm thiện, như gió thổi xua tan mây mùa''. Đồng ý trên, Tư Nghiệp Thiền Sư chỉ rõ: "Đêm qua tâm Dạ xoa, sáng nay tâm Bồ Tát. Tâm Dạ xoa cùng Bồ Tát, không cách nào một tơ hào''.
f. Giáo dục về mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể:
Mối tương quan giữa chủ thể và khách thể là mối tương quan tư duy hữu ngã và chấp thủ. Do đó, khi chủ thể đã không, thì khách thể cũng không, hay nói khác đi đều thanh tịnh, giải thoát. Như Khế kinh nói: ''Đệ tử của Đức Như Lai, một khi dã được thanh tịnh, giải thoát thì không những biết mình thanh tịnh giải thoát, mà còn biết tất cả chúng sanh và thế giới đều là thanh tịnh giải thoát" (Trường A hàm 15). Tóm lại Như Cổ Đức nói: ''Khi không còn chấp tâm và cảnh, mới ngộ lý sắc không. Muốn biến bản thể. Hãy nhìn mây trắng với non xanh''. (Long Tế HT.)
g. Giáo dục xây dựng môi trường:
Theo quan điểm nghiệp cảm duyên khởi của A Hàm, sở dĩ có ba cõi là do chúng sinh tạo, nghĩa là do có tham ái ngũ dục, nên có chúng sinh cõi dục; do chấp có sắc, nên có chúng sanh cõi sắc. Do chấp thức tưởng không, nên có khái niệm về không, là vô sắc. Do chúng sinh tạo nghiệp nên có 6 loài, 25 loài chúng sinh. Do tạo nghiệp nên có địa ngục, khổ đau. Do Nghiệp cảm nên có Tam tai, nghĩa là do nghiệp sân và lửa giác quán chiêu cảm nên thành hỏa tai. Do nghiệp ái lưu hỷ lạc vì thế chiêu cảm thành thủy tai. Do nghiệp khinh an vi tế dao dộng chiêu cảm thành không tai. Nhưng cũng do tu thiện mà có chư thiên. Do tu thiện pháp, thiện nghiệp, bốn tâm vô lượng mà thành tựu thế giới thanh tịnh, giải thoát, trang nghiêm, một thế giới hoàng kiến như là Tịnh độ, con người sống tám mươi bốn ngàn tuổi, đồng thời có Đức Phật Di Lặc ra đời. (Trường A Hàm 6, 30; Trung A Hàm 66, Tăng Nhất A Hàm 48). Như Kinh Duy Ma Cật nói: Tùy kỳ tâm tịnh, tắc Phật độ tịnh; (nếu như Tâm chúng sinh thanh tịnh thì thế giới của Chư phật thanh tịnh; Nói tóm lại chính con người tạo ra thiên đường, cũng chính con người tạo ra địa ngục.

3. Kết luận:

Hơn bao giờ hết, tính nhân bản trong ý nghĩa giáo dục của Kinh A Hàm, mang tính độc đáo và cụ thể không thể đảo ngược, để từ đó xây dựng nền tảng giải thoát vững chắc cho con người, từ phàm phu đến thánh nhân, từ hữu lậu đến vô lậu, từ phạm vi sanh tử khổ đau đến an lạc giải thoát, từ phạm vi bình thường trở thành hữu ích cho chúng sinh và thế giới. Có thể nói, tư tưởng ấy là một nền đạo đức nhân bản và giáo .dục trực quan hướng nội trong ý nghĩa và hành động của sự hiện hữu và giá trị của sự hiện hữu mà con người là nhân tố cho mọi tác nhân thành tựu kết quả tối thượng tại thế gian này. Như Đức Phật dạy: ''Khi Tỳ Kheo không còn chấp thủ, không còn chấp xả, thì không đi Đông, đi Tây, đi Nam, đi Bắc, đi lên, đi xuống, mà chứng ngộ Vô thủ trước Niết Bàn, giải thoát tại thế gian và giữa chúng sinh" (Trung A hàm 6, 75).

IV. KẾT LUẬN:

Trên tinh thần và ý nghĩa Pháp giới hay Pháp Bổn hoặc Pháp tạng là cơ sở phát sinh các Pháp. Giáo pháp tương ứng với chủ thể nói Pháp và đối tượng nghe Pháp. Qua đó lợi ích thiết thực sẽ thành tựu. Nói thế có nghĩa là Giáo lý mang tính Khế Lý, Khế cơ, Khế thời và Khế xứ.
Từ những nhận thức căn bản ấy, vấn đề đã được minh thị chân lý vẫn là một, nhưng sự nhận thức và chứng đắc có sai khác, nên đưa đến những điểm di biệt. Dù di biệt nhưng không chân thật. Vì Pháp giới tánh là bình đẳng. Pháp Giới tánh, Duyên Khởi tánh, Chân như Bồ Đề, Niết Bàn là những phạm trù đồng nhất và cứu cánh của tất cả thiện Pháp.
Mặt khác, phương thức đạt được ở trình độ tri thức kiến giải thì vô vàn, nhưng không ngoài chánh trí và chánh kiến. Do có chánh trí chánh kiến nên nhận thấy rõ các Pháp là vô ngã nên Niết Bàn tự hiện. Vì bản thân Vô ngã là Niết bàn, ngược lại nếu còn chấp thủ thì sanh tử luân hồi, vì còn phiền não. Do đó vấn đề tùy thuộc vào sự đoạn trừ phiền não hay không. Hễ hết phiền não thì Niết Bàn giải thoát ngay giờ phút ấy. Lúc đó thế giới và chúng sinh là thanh tịnh. Vì như Đức Phật dạy: ''Khi đệ tử Đức Như Lai đã đạt được thanh tịnh giải thoát, thì không những biết mình được thanh tịnh, giải thoát, mà còn biết chúng sinh và thế giới cũng đều thanh tịnh và giải thoát".

Qua đó, Giáo pháp A Hàm đã biểu thị toàn bộ vấn đề ở mức độ cơ bản và cứu cánh. Phương thức diễn đạt và trình bày của Phật là đã mang ý nghĩa toàn bích và viên mãn. Với ý nghĩa từng phần giáo, từng vấn đề nhân sinh quan, vũ trụ quan, đạo đức, tri thức, giáo dục và các phạm trù quan hệ khác đã được giải trình. Điểm chủ yếu là người tiếp thu và quán chiếu, tu tập vận dụng sự sinh động hữu hiệu của Giáo Pháp, và để truyền bá, giảng dạy là khả năng và đặc điểm của từng cá thể tương ứng với giáo Pháp và nhân duyên của chúng sinh của từng thời đại một cách có hiệu quả. Cuối cùng là chứng được Bồ Đề và Niết Bàn. Quả thật ''Về nguồn vốn một không hai, Pháp tu sai biệt xưa nay rõ ràng; Tất cả giáo pháp chỉ là ngón tay phương tiện để chỉ mặt trăng chân lý. Khi đã thấy được mặt trăng chân lý thì phương tiện ngón tay cũng không còn''.
TP.HCM, ngày 20 tháng 8 năm 2006

(Vi Tính Quỳnh Như)

» Ảnh đẹp
» Liên kết website
Search
» Từ điển Online
Từ cần tra:
Tra theo từ điển:
» Âm lịch