Bài giảng
Đề Thi và Đáp án: 4 câu hỏi thi viết Phật Pháp
21/12/2008 00:25 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

(Thời gian làm bài thi viết: 45 phút)
- ---- *** * -- - -

Các thí sinh trả lời 4 câu hỏi sau đây một cách chính xác, ngắn gọn và đầy đủ. Mỗi câu đúng : 5 điểm

1- Nghiệp là gì? Từ nghiệp nhân đến nghiệp quả còn có nghiệp gì góp phần vào, để làm tăng nghiệp quả hay giảm nghiệp quả? Hãy giải thích rõ sự tăng giảm nghiệp quả và nêu thí dụ minh chứng?

2- Vô thường đem đến cho chúng ta khổ hay vui? Vì sao? Xin cho thí dụ một trong hai trạng thái khổ hay vui đó?

3- "Giết một con mèo cứu ngàn con chuột" là hành động từ bi sát hại một sinh mạng phục vụ mục đích lợi tha. Hành động sát hại lợi tha như vậy có bị quả báo không? Vậy chúng ta phải trang bị hạnh gì, để khi nhận quả báo mà vẫn được an lành? Tại sao? Xin hãy nêu lên một gương của tiền nhân?

4- Hãy liệt kê những pháp số Phật học sau đây :
a- Bốn đặc tính của nhân quả
b- Bốn nghiệp dẫn con người đi đầu thai
c- Sáu cõi đưa chúng sanh luân hồi
d- Lục hòa

ĐÁP ÁN : 4 CÂU HỎI LÀM BÀI VIẾT

1/ Nghiệp là tạo tác, hành động. Chia ra ba tính cách : Lành, dữ hoặc không lành, dữ. Lành là lợi ích chúng sanh hiện tại và tương lai. Dữ là có hại cho chúng sanh hiện tại và tương lai (l điểm)

Từ nghiệp Nhân đến nghiệp Quả còn có nghiệp Duyên góp phần vào để tăng hay giảm nghiệp Quả. (l điểm)

Nếu nghiệp Duyên cùng đặc tính với nghiệp Nhân, thì sẽ làm nghiệp Quả tăng. Nếu nghiệp Duyên trái đặc tính với nghiệp Nhân thì sẽ làm nghiệp Quả giảm. (l điểm)

VD: Hôm qua ta chửi người là nghiệp Nhân xấu, hôm nay ta tiếp tục đi chửi người là tạo nghiệp Duyên xấu (cùng đặc tính với nghiệp nhân), thì nghiệp Quả bị người chửi lại sẽ tăng lên. Bằng trái lại, nếu hôm nay ta
tạo nghiệp Duyên tốt, xin lỗi người với lời từ hòa (trái với đặc tính nghiệp nhân), thì nghiệp Quả bị người chửi sẽ giảm. (2 điểm)

2/ Vô thường là sự biến đổi, sinh diệt tự nhiên qua những giai đoạn "Thành, trụ, hoại, không " hay "Sanh, trụ, dị, diệt "- Vô thường không nhất định làm khổ hay vui cho chúng ta. (l điểm)

Chúng ta khổ vì vô thường, bởi vì chúng ta chấp thường, nên khi vô thường thay đổi làm ta khổ. Trái lại, nếu ta biết lý vô thường thay đổi hiển nhiên để tiến hóa, ta tùy thuộc theo vô thường, an nhiên tự tại thì sẽ
không khổ mà rất an lành (2 điểm)

VD: Trong sự tu tập của ta từ mê đến ngộ, nếu không có lý vô thường góp phần vào, làm sao chúng ta ra khỏi phiền não, dần dần đến giác ngộ giải thoát được. (2 điểm)

3/ Hành động "Giết một con mèo cứu ngàn con chuột " dù với mục đích lợi tha, nhưng giết hại sinh mạng khác vẫn phải bị quả báo (l điểm)

Vậy khi bị quả báo không khổ mà luôn an lành, ta phải trang bị thêm hạnh nguyện Bồ Tát. (l điểm)

Với ý nguyện Bồ Tát, thương kẻ xấu gây nghiệp xấu nên Bồ Tát chận nghiệp xấu lại, thương kẻ yếu đuối nên Bồ Tát gánh lấy đau khổ thế. Với tâm nguyện như thế, Bồ Tát luôn tự tại, dù nhận quả báo xấu (2 điểm)

Gương tiền nhân: Trước ta các vị Bồ Tát đã nêu gương an lành đó. Tiền thân Đức Phật giết một tên cướp cứu năm trăm người lái buôn, sau này Ngài nhận quả báo bị cây thương đâm vào chân mà vẫn an nhiên.
Đề Bà Đạt Đa phá hại Phật bị đoạ địa ngục mà vẫn tự tại với tâm nguyện. Nhờ thế, chúng sanh mới thấy được thần lực kỳ diệu của bậc giác ngộ (l điểm)

4/ Liệt kê những pháp số:
a- Bốn đặc tính của nhân quả (l điểm)
1- Nhân nào quả nấy
2- Một nhân đơn độc không thể sanh quả, mà phải thêm duyên
3- Nhân quả liên tục nối tiếp
4- Nhân quả luôn biến chuyển

b- Bốn nghiệp dẫn con người đi đầu thai (l điểm)
1- Tích lũy nghiệp nghiệp
2- Tập quán nghiệp
3- Cực trọng nghiệp
4- Cận tử nghiệp

c- Sáu cõi đưa chúng sanh luân hồi (l điểm)
l) Thiên
2) Nhân
3) A tu la
4) Địa ngục
5) Ngạ quỷ
6) Súc sanh

d- Lục hòa (2 điểm)
Thân hòa đồng trú (thân hòa cùng ở)
Khẩu hòa vô tranh (lời nói hòa nhau không tranh cãi)
ý hòa đồng duyệt (ý nghĩ hòa cùng biết)
Giới hòa đồng tu (giới luật hòa cùng tu)
Kiến hòa đồng giải (thấy biết hòa cùng giải)
Lợi hòa đồng quân (tài lợi hòa cùng chia)

» Ảnh đẹp
» Liên kết website
Search
» Từ điển Online
Từ cần tra:
Tra theo từ điển:
» Âm lịch