Bài giảng
Sức mạnh hòa hợp
25/12/2008 09:43 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

http://phatgiao.vn/images/news/httriquang06.jpg

Được sự phân công của Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, chúng tôi hướng dẫn phái đoàn Trung ương Ban Phật giáo Quốc tể, Ban Hoằng pháp, Ban Từ thiện xã hội cùng chư Phật tử đạo tràng Pháp Hoa miền Bắc, miền Nam đi thăm viếng và cú dường chư Tăng Ni trường hạ tại các tỉnh miền Trung.

Trải qua năm nhiệm kỳ, 26 năm, tôi nhận trách nhiệm Trường ban Hoằng pháp và công việc hoằng pháp tại tất cả các tỉnh thành được tốt đẹp một phần cũng nhờ sự quan tâm hỗ trợ của chư tôn đức. Hôm nay, tôi chuyển sang công tác mới mà Giáo hội giao phó là Trưởng ban Phật giáo quốc tế, nhưng tôi vẫn coi hoằng pháp là công việc của người tu. Vì vậy, tôi mong qua nỗ lực phát triền ngành hoằng pháp vì Đức Phật dạy người xuẩt gia chỉ có một việc duy nhất là hoằng pháp lợi sinh, còn những việc khác đã có Hộ pháp Long thiên và cư sĩ tại gia đảm trách.

Về phương diện quan hệ Phật giáo quốc tế , song song với sự phát triển của đất nước theo chủ trương Việt Nam muốn làm bạn với các nước trên thế giới, giới phật giáo chúng ta cũng mở tầm nhìn mới đến các nước bạn. Có thể nói mối quan hệ giữa Phật giáo Việt Nam và Phật giáo cá nước được xếp hàng đầu mà Giáo hội chúng ta phải quan tâm. Nhận lãnh trách nhiệm này, kèm theo trách nhiệm Trưởng ban Nội dung Đại lễ Phật đản năm nay tôi nhận thấy đã có sự thay đổi lớn lao của vị trí Phật giáo trong thời hiện đại. Thật vậy, năm 1999, Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc đã công  nhận Lễ Phật đản là ngày lễ của nhân loại, nhưng đến năm 2004, mới có sáng kiến của Phật giáo Thái Lan tổ chức Lễ Vesak quốc tế tại nước này. Và đến năm 2006, Lễ Vesak được tổ chức lớn hơn nữa, quy tụ gần 60 quốc gia, trong đó Đại biểu của Phật giáo Việt Nam là đoàn đông nhất trong các khách mời với trên 200 người vừa 1à thành viên chín thức vừa là quan sát viên, khiến bạn bè năm châu tham dự lễ đã có cái nhìn khác về Phật giáo Việt Nam. Nghĩa là trước kia, họ nghĩ rằng Việt Nam không có tự do tín ngưỡng, Phật giáo không phát triển được. Nhưng Đại lễ Phật đản năm 2006, đoàn Phật giáo của chúng ta đông số lượng và chất lượng học vấn của Tăng Ni cũng vượt trội, vì đã có một số lớn Tăng Ni trẻ xuất thân từ các học viện có học vị thạc sĩ, tiến sĩ. Tham luận chính thức của đoàn, chúng ta còn có thêm năm bài tham luận tại các hội thảo chuyên đề.

Từ cái nhìn khác về Phật giáo chúng ta, có những vị đã đến hỏi tôi về sinh hoạt Phật giáo Việt Nam. Tôi giới thiệu tổ chức của Giáo hội chúng ta hình thành từ năm 1981 đến nay chỉ có một Giáo hội duy nhất trong nước. Điều này đã làm họ ngạc nhiên, vì theo quan niệm thông thường, hợp nhất là thu hẹp phân tán mới phát triển được và phân tán càng rộng, tổ chức phát triển càng nhanh. Nhưng chúng ta đã tạo kết quả ngược lại từ sự thống nhất, hợp nhất. Thực tế đã cho thấy trong những thời kỳ sinh hoạt Phật giáo chúng ta phân tán một cách tự do thì càng phân tán, chúng ta càng không gặp nhau và càng xa rời cội gốc của đạo pháp, để cuối cùng dẫn đến không hiểu nhau, chống phá nhau và kết thúc bằng sự tan rã, một điều mà chắc chắn đệ tử Phật không hề mong muốn.

Đức Phật dạy mỗi người đi hoằng pháp một phương nhằm phát triển đạo Phật, nhưng cốt lõi phải giữ được sự hợp nhất. Đệ tử Phật dùng vô số phương tiện cứu độ chúng sinh, nhưng hương vị giải thoát của đạo Phật không được xa rời; phải hợp nhất để tìm được chân lý và sống gải thoát. Tuy nhiên, khi hợp nhất, chúng ta dễ thấy bị ràng buộc, bị cơ chế làm khó khăn, cảm thấy khó chịu; nhưng sinh hoạt hợp nhất lâu dần, chúng ta sẽ nhận thấy rõ có lợi hơn là phân tán, vì học được lẫn nhau những điều hay, thấy được mặt mạnh để phát huy và mặt yếu để khắc phục, tạo được sức mạnh của một tập thể hòa hợp, đoàn kết.

Giáo hội chúng ta phát triển được đến ngày nay nhờ có sinh hoạt hợp nhất và tinh thần hợp nhất này đã  từ trước kia. Thật vậy, năm 1950, sáu tập đoàn Phật giáo của ba miền Bắc, Trung, Nam đã hợp nhất thành Tổng hội Phật giáo Việt Nam. Năm 1964 hợp nhất được 11 giáo phái thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất. Nhưng sinh hoạt Phật giáo được thống nhất thành một khối mà cha anh chúng ta đã dày công xây dựng không thể tồn tại lâu dài nếu đất nước không độc lập, không có chủ quyền, còn bị ngoại bang chi phối. Chúng ta muốn thống nhất, nhưng các thế lực xấu không muốn chúng ta thống nhất, không muốn chúng ta mạnh, nên họ đã hỗ trợ sự chia rẽ, tách rời, để thành lập nhiều Giáo hội riêng lẻ.

Vì vậy đến năm 1965, thực sự chỉ còn cái tên thống nhất, vì một  tập đoàn như Hội Phật học Nam, Thiền Tịnh đạo tràng, Phật giáo Nguyên thủy,v.v... cho nên chỉ sáu tập đoàn trong Giáo hội thời ấy. Đến năm 1966, Đại hội kỳ 2 của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, lại thêm sự phân hóa trầm trọng diễn ra, tách thành Giáo hội Phật giáo phái Việt Nam Quốc tự và Giáo hội Phật giáo phái Ấn Quang.

May mắn thay, năm 1975, đất nước chúng ta được độc lập, thống nhất và đến năm 1981, giới Phật giáo đã đầy đủ thiện duyên tổ chức thành công Đại hội thống nhất Phật giáo cả nước. Phải nói đây mới là lần thống nhất thực sự trọn vẹn trong lịch sử Phật giáo Việt Nam, hình thành Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Từ đó đến nay, trải qua 27 năm, nhờ sinh hoạt trong một Giáo hội duy nhất, đã tạo cho Phật giáo chúng ta sức mạnh của sự đoàn kết, sức mạnh của tập thể và chính thành quả này làm cho Phật giáo các nước bạn quan tâm và kính nể Phật giáo Việt Nam.

Khi tôi trình bày như vậy, gợi cho các đại biểu có suy nghĩ là Giáo hội Phật giáo Việt Nam tập hợp các hệ phái sinh hoạt chung được, thì Phật giáo thế giới có thể làm như chúng ta được hay không.

Các tu sĩ truyền bá giáo lý ở khắp mọi nơi đều tùy duyên mà phát triển và làm lợi ích cho nhiều người. Thể hiện tinh thần này theo kinh Pháp Hoa, Đức Phật được ví như người thợ làm đồ gốm, với một thứ đất sét duy nhất, nhưng tùy theo yêu cầu của người tiêu dùng mà làm thành những món hàng khác nhau. Cũng vậy, chân lý đạo Phật chỉ có một vị giải thoát, nhưng sử dụng nhiều phương tiện khác nhau để thích ứng với văn hóa, phong tục, tập quán của từng nơi, từng lúc khác nhau. Vì vậy mà Phật đưa ra vô số pháp môn tu. Nhà truyền giáo nương pháp phương tiện giảng dạy, nhưng không chấp phương tiện là cứu cánh để giữ được cuộc sống giải thoát.

Kinh nghiệm của Phật giáo Việt Nam là thống nhất tổ chức và lãnh đạo thống nhất ý chí và hành động; nhưng pháp môn biệt truyền không trái Chánh pháp vẫn được tôn trọng. Giáo hội chúng ta đặt trên nền tảng thống nhất sinh hoạt như vậy, quyền tự do tu hành của từng hệ phái không bị xâm phạm, nên mọi người dễ dàng chấp nhận, lại có lợi hơn nữa là tạo được sức mạnh của một tập thể đoàn kết.

Từ sự hiểu biết đúng đắn về Phật giáo Việt Nam, bạn bè các nơi đã chấp nhận tư tưởng mới của chúng ta, dẫn đến năm 2007, họ đề nghị Việt Nam nên tổ chức Lễ Vesak quốc tế nhằm giúp Phật giáo các nước học hỏi kinh nghiệm thống nhất của Giáo hội chúng ta để có thể thống nhất Phật giáo thế giới, từ đó cùng chung sức với nhau đóng góp cho sự tiến bộ văn minh và tình người cho cộng đồng nhân loại.

Trên nền tảng tốt đẹp như vậy, đến năm 2008, chúng ta đã tổ chức thành công Đại lễ Phật đản quốc tế lớn nhất mà từ trước chúng ta chỉ mơ ước, chưa bao giờ thực hiện được. Không những chúng ta tổ chức Đại lễ Phật đản tại Mỹ Đình, Hà Nội, mà tại Huế, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh... hầu như khắp các tỉnh thành trong cả nước đều tổ chức Lễ Phật đản tại địa phương mình thật trang nghiêm long trọng. Riêng Phật giáo Thừa Thiên-Huế đã tổ chức được một Lễ Phật đản mang đậm nét văn hóa tiêu biểu của Phật giáo cố đô. Đó là một niềm danh dự của Phật giáo tỉnh nhà. Điều này đã khiến cho bạn bè khắp nơi đến Việt Nam nhận thấy được thực lực của Phật giáo chúng ta.

Hôm nay, có duyên thăm chư tôn đức Ban Trị sự và chư Tăng Ni tỉnh nhà, tôi không còn được gặp các bậc tôn túc ngày nào; nhưng qua sinh hoạt của chư Tãng Ni gọi cho tôi suy nghĩ rằng các anh em đều có niềm hãnh diện về những gì của tiền nhân để lại. Và những điều tốt đẹp ấy thể hiện trong suy nghĩ, trong hành động của anh em đã nói lên được tinh thần của những người đi trước truyền lại cho anh em, gọi là vô tận đăng theo kinh Duy Ma.

Vô tận đăng là ngọn đèn vô cùng tận được mồi từ Đức Phật sang chư Tổ, cho đến chúng ta và chúng ta tiếp nối ngọn đèn trí tuệ đó để truyền lại cho thế hệ mai sau. Nhận thấy đạo tràng trang nghiêm thanh tịnh hôm nay, tôi tin tưởng Phật giáo Việt Nam nói chung và Phật giáo tỉnh nhà nói riêng sẽ thắp sáng mãi ngọn đèn Chánh pháp lan rộng khắp năm châu bốn biển.

Cũng trên tinh thần đó, tôi có suy nghĩ rằng đạo Phật phát xuất từ Đức Phật Thích Ca tại Ấn Độ và trải qua một thời gian dài, tư tưởng của Đức Phật đã được truyền bá khắp các châu lục; nhưng Phật giáo đến nơi nào cũng đều hội nhập với xã hội tại nơi đó. Và hội nhập xã hội thì đương nhiên chịu ảnh hưởng văn hóa, phong tục, tập quán của từng dân tộc khác nhau, qua những thời kỳ khác nhau. Vì vậy, sinh hoạt Phật giáo ngày nay thường có tính chất đa dạng.

Vì sinh hoạt ở nhiều hình thức khác nhau ở các quốc gia khác nhau đã làm cho giới Phật giáo đôi khi có suy nghĩ lệch lạc, thường chấp vào pháp môn phương tiện của Phật mà để cho phiền não, nghiệp chướng nổi lên, lại cứ ngỡ lầm rằng mình đúng, mình là chánh thống của Phật giáo, còn những người tu pháp môn khác là sai lầm. Từ sự hiểu biết lệch lạc như thế sẽ rơi vào tăng thượng mạn, coi thường những tổ chức, những sinh hoạt Phật pháp khác mình; như vậy, chính lòng mình cũng bất an.

Khi tự nghĩ mình đúng, nhưng chưa chắc đúng; thật ra mình đúng ở điểm nào và người sai điểm nào. Vì trên lập trường Đại thừa Phật giáo, có hai chữ "Phương tiện" mà chúng ta cần suy nghĩ. Phương tiện là tùy từng chỗ khác nhau, tùy từng lúc khác nhau, mà chúng ta có những pháp môn khác nhau để thích ứng với hoàn cảnh, giúp cho mọi người được giải thoát; đó mới là điều quan trọng mà người học Phật phải thấy biết.

84.000 pháp Phật chỉ có một vị giải thoát. Cho nên người chấp pháp chắc chắn không được giải thoát, vì đã rơi vào biên kiến và sẽ cảm thấy nặng lòng. Thuở xưa, còn ngồi ghế nhà trường, tôi từng rơi vào tâm trạng này, nên tôi muốn chia sẻ kinh nghiệm này với Tăng Ni trẻ. Bao giờ tâm hồn chúng ta thanh thản, không vướng mắc với bất cứ điều gì, mới có thể đi vào dòng thác trí tuệ Như Lai; còn  phương tiện thì mỗi người có pháp khác nhau để hành đạo.

Tôi nhớ Hòa thượng Trí Thủ khi còn sinh tiền đã dạy rằng trong thời kỳ Phật pháp suy đồi, tên Phật còn không có, thì một ông thầy ở thôn quê đi cúng đám bấy giờ cũng trở thành số một. Lúc đó, tuổi còn trẻ, nghe vậy, đương nhiên tôi không bằng lòng, vì chỉ tôn trọng người đồng chơn nhập đạo, khó chấp nhận người bán thế xuất gia, làm sao chấp nhận ông thầy đi cúng, không hiểu đạo lý. Nhưng khi tuổi đạo lớn hơn, tôi có suy nghĩ khác, mới nhận thấy lúc Phật giáo suy đồi, không có các bậc cao tăng, thì chính những ông sư đó vẫn giữ được hình bóng của đạo Phật, cho nên chúng ta cần trân trọng những vị này. Đương nhiên, lúc Phật pháp hưng thạnh, với sự hiện hữu của các bậc cao tăng thì hoàn cảnh đã đổi khác, sinh hoạt phải trở nên tốt đẹp. Điều này gợi nhắc chúng ta tập nhìn sự vật đúng như thật của nó, đừng mang định kiến mà chê trách người khác.

Trong Đại lễ Vesak năm nay, tôi vô cùng hoan hỷ, vì có dịp gặp gỡ các nhà nghiên cứu, các học giả, các vị cao tăng thuộc các pháp môn khác, dân tộc khác. Tôi cảm nhận mỗi người là một hóa thân của Phật. Dĩ nhiên hóa thân Phật không phải là Phật; nhưng đệ tử Phật hành đạo ở các nơi đều tạo được sự hài hòa với đời sống và phong tục, tập quán nơi đó, nên Phật giáo ở mỗi nơi đã thể hiện những sắc thái khác nhau. Mặc dù Phật giáo mỗi nước có hình thức khác nhau, suy nghĩ khác nhau vì ảnh hưởng những nét văn hóa khác nhau, giới Phật giáo trên khắp các châu lục vẫn có thể chấp nhận nhau trên lộ trình giác ngộ,  giải thoát, làm cho Phật giáo mỗi ngày thêm hưng thạnh.

Thật vậy, nếu giới Phật giáo không chấp nhận nhau, chắc chắn Phật giáo phải suy yếu. Ngay trong một quốc gia như Việt Nam chẳng hạn, chúng ta thấy ở miền Tây Nam bộ có Phật giáo Nam tông Khmer hoàn toàn khác với chúng ta; nhưng nếu không có hình thức Phật giáo này, chưa chắc Phật giáo phát triển được trong đồng bào dân tộc Khmer. Để có được thành quả này, điều quan trọng là Phật giáo Khmer có thể hiểu và chấp nhận chúng ta; muốn như vậy, chúng ta phải hiểu và chấp nhận họ trước.

Tôi còn nhớ 30 năm trước, người tu Bắc tông ăn chay nên thường có sự phân biệt và chê trách những nguời tu ăn mặn. Nhưng khi sang Thái Lan, tôi thấy Phật giáo Thái Lan rất kỵ việc chư Tăng ăn chiều. Như vậy đã có cái nhìn khác biệt trong Phật giáo chúng ta.

May mắn trong giới Phật giáo chúng ta có Hòa thượng Minh Châu xuất thân từ Phật giáo Bắc tông, nhưng ngài đã khoác áo Nam tông để tạo mối thân thiện gần gũi với các Hòa thượng Thái Lan. Họ thấy ngài giống họ ở chiếc y và giống ở tư duy về Phật pháp, vì ngài cũng dịch kinh Pàli. Từ đó, Hòa thượng trở thành gạch nối giữa Phật giáo Việt Nam và Phật giáo Thái Lan. Xa hơn nữa, có thể nói qua trí tuệ của Hòa thượng mà Phật giáo Thái Lan đánh giá Phật giáo Việt Nam một cách đúng đắn hơn, không phải nhà sư chỉ biết đi cúng đám, điển hình là Hòa thượng đã thể hiện rõ nét tư cách của một nhà học thuật đã đóng góp những công trình nghiên cứu Phật pháp có giá trị. Vì vậy, Viện  Đại học Phật giáo Hoàng gia Thái Lan Mahachulalongkorn đã trao bằng Tiến sĩ Danh dự cho Hòa thượng về công trình phiên dịch kinh tạng Pàli ra tiếng Việt. Điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng, vì Đại học Phật giáo Hoàng gia Thái Lan công nhận Hòa thượng là học giả cống hiến rất nhiều cho nền văn học Pàli và đặc biệt Hòa thượng là nhà sư ngang tầm với các nhà sư cao đức của Thái Lan. Điều đó cũng có nghĩa là họ gián tiếp công nhận Phật giáo Việt Nam, giữa Phật giáo Việt Nam và Phật giáo Thái Lan đã có điểm chung.

Từ đó mới dẫn đến sự kiện Phật giáo Việt Nam tổ chức Lễ Vesak  quốc tế năm nay. Lần này Đại lễ Vesak ở nước ta có một sự khởi sắc quan trọng, được nhiều quốc gia tham dự hơn (hơn 75 nước) với sự hiện diện của nhiều người tu các pháp môn khác nhau. Đặc biệt là trong cuộc gặp mặt lần này, tất cả hành giả nhìn nhau trong sự cảm thông sâu sắc, thể hiện tinh thần phân thân Phật trong kinh Pháp Hoa.

Thật vậy, trong các Lễ Vesak trước ở Thái Lan, thành thật mà nói những người tham dự còn cảm thấy bỡ ngỡ; nhưng trong Đại lễ Phật đản quốc tế tại thủ đô Hà Nội, các đại biểu gặp gỡ nhau trong tình thân thiện hơn và chấp nhận nhau thật nhẹ nhàng. Đặc biệt là Phật giáo Thái Lan đã có cái nhìn thoáng hơn, chấp nhận màu áo của Phật giáo Bắc tông, chấp nhận các pháp môn tu khác.

Điều này nói lên sự thật rằng nếu chúng ta tập họp lại theo tinh thần Phật dạy để cùng nhau chia sẻ những kinh nghiệm hành đạo, những kiến thức Phật pháp là chúng ta đã thực hiện đúng Chánh pháp. Còn tập hợp mà nghi ngờ, không chấp nhận nhau là không đúng ý nghĩa của đạo Phật.

Tinh thần hòa hợp của đạo Phật rất quan trọng. Phật giáo Việt Nam tồn tại và song hành cùng dân tộc trong suốt chiều dài lịch sử của đất nước chính là nhờ cái nhìn phóng khoáng, mới ứng dụng được sự hòa hợp nhuần nhuyễn với sinh hoạt tín ngưỡng nhân gian. Thật vậy, Phật giáo Việt Nam phát triển mạnh nhờ biết phát huy hình ảnh ban vui cứu khổ của Bồ tát Quan âm, một vị Bồ tát vô cùng cần thiết cho nhân dân Việt Nam luôn phải đối đầu với muôn vàn hiểm nguy của giặc ngoại xâm. Đó là một vị Bồ tát mang hình thức cư sĩ mà Phật giáo Nam truyền không thể chấp nhận. Ngoài ra, tư tưởng giải thoát theo Phật giáo Nam truyền  là sống cách ly cuộc đời chắc chắn khó tồn tại trong nhân dân Việt Nam mang nặng lòng yêu nước. Bất cứ người nào được kính trọng trong xã hội Việt Nam cũng phải có những đóng góp nhất định cho sự tồn tại của đất nước và dân tộc. Vì vậy từ thời kỳ dựug nước, giữ nước, giới Phật giáo đã có sự dấn thân, sự đóng góp không nhỏ cho xã hội tồn tại và phát triển, cho nên Phật giáo Việt Nam mới có được vị trí tốt đẹp ngày nay, không phải một sớm một chiều tự nhiên được vinh danh. Phong tục, tập quán của nhân dân Việt Nam như thế, nhu cầu của nhân dân Việt Nam như thế, tất yếu Phật giáo Việt Nam phải như thế. Kinh Pháp Hoa dạy rằng muốn truyền bá Chánh pháp, chúng ta phải quán sát nhân duyên, tùy duyên mà làm đạo, xem mọi người nghĩ gì, muốn gì, cần gì, làm được gì chúng ta giúp đỡ. Nói theo kinh điển là khai ra tất cả pháp môn phương tiện để thích ứng với hoàn cảnh của quần chúng, đáp ứng được yêu cầu của nhiều người, Phật giáo mới tồn tại và phát triển. Tinh thần này được kinh Pháp Hoa diễn tả rằng thế gian tướng thường trụ, nhà truyền giáo bằng mọi phương cách gieo Phật pháp vào lòng người, giúp họ ứng dụng được trong cuộc sống, không phải chỉ nói suông.

Thể hiện tinh thần hòa hợp sâu sắc Lễ Phật đản quốc tế năm nay đã tập hợp được tất cả các giới Phật giáo tu các pháp môn khác nhau ở các quốc gia khác nhau, cùng cảm thông, cùng học hỏi, chia sẻ hiểu biết và kinh nghiệm hành đạo cho nhau. Đó chính là ý nghĩa của sự hòa hợp, của sự tập trung phân thân Phật theo kinh Pháp Hoa.

Tôi mong tất cả quý vị luôn hòa hợp trong ánh sáng từ bi, trí tuệ của Đức Phật, để xây dựng Phật giáo tỉnh nhà ngày càng vững mạnh, cùng hòa hợp trong ngôi nhà chung, Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Có như vậy, Phật giáo chúng ta mới phát triển và hội nhập trong cộng đồng nhân loại ở thế kỷ 21.   

HT.Thích Trí Quảng
(Viếng thăm và nói chuyện tại trường hạ chùa Từ Đàm, Huế và trường hạ chùa Phổ Đà, thành phố Đà Nẵng, ngày 6 và 7-8-2008)
Nguồn: Báo Giác Ngộ số 445
(Vi tính: phatphapnhiemmau.com)

» Ảnh đẹp
» Liên kết website
Search
» Từ điển Online
Từ cần tra:
Tra theo từ điển:
» Âm lịch