Bài giảng
80 câu hỏi trắc nghiệm & đáp án
13/12/2008 23:42 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

Trả lời 80 câu hỏi trắc ngiệm sau đây, bằng cách đánh dấu X vào ô vuông thích hợp. Mỗi câu 1 điểm:

1/- Muốn tiếp nhận Đạo Phật một cách trọn vẹn, phải lần lượt trải qua 3 giai đoạn nào ?
a- Thờ Phật, lạy Phật và cúng Phật
b- Tụng kinh, trì chú và niệm Phật
c- Học lời Phật để định tâm, hiểu lời Phật để ngộ thâm lý và noi hạnh Phật để đạt những gì Phật đạt
d- Tin Phật, quy ngưỡng Phật và cầu nguyện Phật

2/- Lời dạy cuối cùng của đức Phật cho hàng đệ tử và tín đồ như thế nào, trong sự tu tập giải thoát ?
a- Hãy thờ cúng lễ lạy ta, ta ban cho sự giải thoát
b- Hãy siêng niệm danh hiệu ta, để được giải thoát
c- Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi, tinh tiến tu tập để tự giải thoát
d- Hãy tự làm thầy để tự giải thoát

3/- Trong ba phần của thế gian Trụ trì tam Bảo (Phật, Pháp và Tăng) phần nào cần thiết nhất cho sự tu tập của chúng ta ?
a- Thế gian trụ trì Phật Bảo
b- Thế gian trụ trì Pháp Bảo
c- Thế gian trụ trì Tăng bảo
d- A, b, c đều đúng

4/- Trong lễ Quy y trước đức Phật và chư Tăng chúng ta phát nguyện tu tập. Vậy trong hai ngôi, ngôi nào giúp ta giữ lời hứa trọn vẹn hơn ?
a- Đức Phật
b- Chư Tăng
c- A , b đều đúng
d- A , b đều sai

5/- Trong đêm mùng 8 tháng 2 AL, Thái tử Tất Đạt Đa đã ngộ ra lý gì, mà Ngài vượt thành xuất gia?
a- Lý vô thường
b- Lý nhân quả
c- Lý luân hồi
d- Lý sinh tử

6/- Trước chư Tăng, người Phật tử phát tâm hứa cúng dường tài, vật nhưng sau đó bất chợt, sở năng tài vật không đủ, người Phật tử phải làm gì để thích ứng hoàn cảnh ?
a- Mượn nợ cúng dường cho trọn lời hứa
b- Ở nhà không dám đến gặp chư Tăng nên
c- Đến trình bày thật hoàn cảnh khó khăn nên không thể cúng dường trong lúc này
d- Hứa sẽ cúng trong tương lai, bất chấp điều kiện

7/- Hãy minh định rõ danh hiệu ba vị Phật trong Tam thế Phật ?
a- Phật Di Đà, Quan âm và Thế Chí
b- Phật Thích Ca, Phật Di Đà và Phật Di Lặc
c- Phật Tỳ Bà Thi, Phật Dược Sư và Phật Ca Diếp
d- A, b, c đều đúng

8/- Sự thờ, cúng Phật giúp cho đời sống chúng ta như thế nào?
a- Giúp chúng ta giải họa tăng phước
b- Được Phật che chở, ta mặc tình làm việc xấu không sợ tội
c- Được gương sáng trước mắt, noi theo tránh ác làm lành, sống trong sạch có đạo đức
d- Được nhẹ nhàng và có phước

9/- Trong đêm thứ 49, Thái tử Tất Đạt Đa ngồi dưới cội Bồ đề, lần lượt chứng những quả gì ?
a- Quả Thinh Văn, Duyên Giác và Bồ Tát
b- Quả A la Hán, Bồ Tát và Phật quả
c- Quả túc mệnh minh, quả thiên nhãn minh và quả lậu tận minh
d- Quả an lạc và quả giải thoát

10/- Danh xưng thông thường nhất để gọi thầy Bổn Sư, Y chỉ Sư, hoặc các vị Tăng thân cận
là gì ?
a- Thầy
b- Hòa Thượng
c- Đại Đức
d- Thương Tọa

11/- Trong Phật Học Phổ Thông bài Sám hối có trích dẫn Kinh Quán phổ Hiền nói : Muốn Sám hối, phải quán thật tướng của các pháp, thì tội mới hoàn toàn tiêu diệt. Vậy câu kinh này đề cập đến pháp Sám hối nào ?
a- Tác pháp Sám hối
b- Thủ tướng Sám hối .
c- Vô danh Sám hối
d- Hồng danh Sám hối

12/- Phật dạy: "Của thuộc 5 nhà ai giữ được"- Vậy 5 nhà là gì ?
a- Tài, sắc, danh, thực, thùy
b- Nước trôi, lửa cháy, giặc cướp, bị tịch thu và vợ con phá tán
c- Sắc, thọ, tưởng, hành, thức
d- A, b, c đều đúng

13/- Thế nhân khổ vì bệnh "Chấp thường còn không mất" Phật dạy phương pháp quán tưởng gì để giải trừ ?
a- Lý nhân quả
b- Lý luân hồi
c- Lý vô thường
d- Lý vô ngã


14/- Phương pháp đối trị lòng tham muốn quá độ là gì?
a- Nhẫn nhục và từ bi
b- Ít muốn và biết đủ
c- Vị tha và hoan hỷ
d- An phận thủ thường

15/- Nhân quả được hình thành bởi Nhân, Duyên, Quả. Sau khi đã gieo nhân, muốn chuyển quả, nên chú trọng phần nào?
a- Nhân
b- Duyên
c- Quả
d- A , b đều đúng

16/- Khi tạo Duyên cùng đặc tính với Nhân thì Quả sẽ thế nào?
a- Quả tăng thêm
b- Quả giảm xuống
c- Quả không tăng giảm
d- A, b, c đều đúng

17/- Bốn đặc tính của nhân quả là gì ?
a- Nhân, duyên, quả và nghiệp
b- Nhân nào quả nấy, một nhân không thể sanh quả, nhân quả liên tục nối tiếp, nhân quả luôn biến chuyển
c- A, b đều đúng
d- Thượng đế tạo, thần linh giám sát, vốn là định mệnh, cầu nguyện sẽ vượt qua

18/- Sáu cõi phàm luôn làm chúng sánh hay luân chuyển là gì?
a- Hiền, Thánh, A la Hán, Bồ tát, Thinh văn, Thiên
b- Thiên, Nhân, A tu la, Súc sanh, Ngạ quỷ, Địa ngục
c- A , b đều đúng
d- Trời, người, súc sánh, ngạ quỷ, phi nhân, thần linh

19/- Bốn quả Thánh là những quả nào ?
a- Thinh văn, Duyên giác, Bồ tát và Phật
b- Hiền, Thánh, A la hán, Bồ tát
c- Tu đà hoàn, Tư đà hàm, A na hàm, A la hán
d- A, c đều đúng

20/- Luật nhân quả do ai tạo ra ?
a- Do đấng tạo hóa
b- Do ngẫu nhiên có
c- Do thần linh
d- Định luật hiển nhiên biến chuyển bởi tự thân của các hành động và duyên




21/- Hiện trạng nhân quả đồng thời và nhân quả không đồng thời thuộc về đặc tính nào của nhân quả?
a- Nhân nào quả nấy
b- Sự phát triển nhanh và chậm từ nhân đến quả
c- Trong nhân có quả, trong quả có nhân
d- Do duyên và hoàn cảnh

22/- Luật nhân quả rất công bằng, tại sao có người hung dữ vẫn bình an, người hiền lành vẫn khổ sở ?
a- Do số phận an bài
b- Do Thần, Phật trừng phạt hay ban thưởng
c- Do nhân tốt hay xấu trong quá khứ tác động với nhân gieo ở hiện tại phải chịu hoặc hưởng
d- A, b đều đúng

23- Luân hồi có nghĩa là thế nào qua các hình ảnh minh định sau đây :
a- Bánh xe xoay tròn không ngừng nghỉ
b- Chúng sanh xoay vòng trong 6 cõi không dứt
c- A, b đều đúng
d- A, b đều sai

24/- Thế nào là nghiệp ?
a- Ý nghĩ, hành động vừa mới bắt đầu
b- Ý nghĩ hành động đã quen không thể bỏ được
c- Ý nghĩ, hành động tạo tác đã lâu
d- Hành động cố ý và hành động vô tình

25/- Nghiệp gồm có hai loại, là những gì ?
a- Biệt nghiệp và cộng nghiệp
b- Ý nghiệp và thân nghiệp
c- Ý nghiệp và khẩu nghiệp
d- B, c đều đúng

26/- Tình trạng ông Bà Cha Mẹ làm, con cháu chịu, đã có nghiệp nào góp phần vào?
a- Biệt nghiệp
b- Cộng nghiệp
c- Nghiệp vô tình
d- Nghiệp cố ý

27/- Hiện trạng ông Bà Cha Mẹ làm, con cháu chịu, còn có luật nào góp phần vào nữa ?
a- Luật nhân quả
b- Lý luân hồi
c- Luật may rủi
d- A, b đều đúng



28/- Cái gì phát triển, khiến con người luân hồi thành thú, thú luân hồi thành người?
a- Luật nhân quả
b- Lý luân hồi
c- Sự phát triển của nghiệp lực tốt hoặc xấu
d- Do thượng đế hoặc định mệnh

29/- Những nghiệp nào dẫn dắt con người đi đầu thai?
a- Tích lũy nghiệp, tập quán nghiệp, cực trọng nghiệp và cận tử nghiệp
b- Ý nghiệp, khẩu nghiệp và thân nghiệp
c- Nhân nghiệp, duyên nghiệp và quả nghiệp
d- A, b đều đúng

30/- Trong bốn nghiệp dẫn con người đi đầu thai, nghiệp nào vẫn còn ảnh hưởng mạnh ở kiếp sau, rất khó giải trừ ?
a- Tích lũy nghiệp
b- Tập quán nghiệp
c- Cận tử nghiệp
d- Nghiệp hỗ trợ

31/- Trong bốn nghiệp, nghiệp nào tạo sau ở kiếp hiện tại và đến trước ở đầu kiếp sau?
a- Cận tử nghiệp
b- Cực trọng nghiệp
c- Tập quán nghiệp
d- A, b đều đúng

32/- Trong Thập thiện nghiệp, Phật dạy: "nếu ai không sát sanh thì khỏi phạm hai tội lớn". Vậy hai tội lớn là gì ?
a- Bệnh tật và chết yểu
b- Oan trái và oán thù
c- Giết hại các bậc vị lai Phật và giết lộn bà con nhiều đời
d- A, b đều đúng

33/- Bản chất và diễn tiến của tài sản phi nghĩa như thế nào ?
a- Vào cửa trước và ở với người nhận
b- Vào cửa trước, ra cửa sau và làm hại người nhận nó
c- A, b đều đúng
d- Tồn tại lâu dài

34/- Tu hạnh lợi tha, nhiếp hóa chúng sanh là bổn phận của bậc nào?
a- Hiền
b- Thánh
c- Bồ tát
d- B, c đều đúng




35/- Muốn bố thí pháp phải lần lượt thực hành những gì mới được lợi ích?
a- Học pháp và bố thí pháp
b- Học pháp, tu pháp và bố thí pháp
c- Học pháp, tu pháp, ngộ pháp và bố thí pháp
d- A, b đều đúng

36/- Trong Tứ nhiếp pháp, pháp nào có hiệu quả nhất trong việc nhiếp hóa người khác quay về đường đạo?
a- Bố thí nhiếp
b- Đồng sự nhiếp
c- Lợi hành nhiếp và ái ngữ nhiếp
d- Bố thí nhiếp và đồng sự nhiếp

37/- Đức tánh Hòa hợp có liên hệ thiết thực với ngôi vị nào trong 3 ngôi tam Bảo?
a- Phật Bảo
b- Pháp Bảo
c- Tăng Bảo
d- A, b, c đều đúng

38/- Muốn được sanh về cõi Tịnh độ, trước tiên cần phải đủ ba điều kiện thế nào?
a- Bố thí, vị tha và tinh tấn
b- Đức tin chắc, lập hạnh nguyện vững và thực hành đúng
c- Căn lành phước báo, nhân duyên lớn
d- B, c đều đúng

39/- Theo Tịnh độ tông, đức tin chắc phải như thế nào?
a- Tin Phật chỉ dạy cõi Tịnh độ là có thật, tin phương pháp Ngài dạy niệm Phật sanh về cõi Tịnh độ là đúng, tin mình có sức mạnh hành theo lời Phật dạy
b- Tin Phật đưa mình về cõi Tịnh độ. Tin Pháp cứu lỗi mình. Tin mình có tính Phật, tự nhiên sẽ về cõi Tịnh độ
c- A, b đều đúng
d- A, b đều sai

40/- Muốn lập nguyện vững vàng sanh về cõi Tịnh độ, cần phải có điều kiện nào quyết định?
a- Niềm tin
b- Kiên nhẫn
c- Chí nguyện
d- A, b, c đều đúng

41/- Có người thân trong lúc sắp chết, nên làm thế nào cho đúng pháp?
a- Để yên cho người thân tự rời thân xác theo nghiệp
b- Buồn phiền, khóc than lưu luyến để giữ người thân ở lại
c Niệm Phật để hộ niệm cho người thân được nhẹ nhàng siêu thoát
d- Không khóc than



42/- Với bốn pháp niệm Phật (trì danh, quán tưởng, tham cứu, thật tướng) phải thực hành Pháp nào?
a- Tuần tự thực hành, từ Pháp sự đến Pháp lý
b- Thực hành Pháp nào trước cũng được
c- A, b đều đúng
d- A, b đều sai

43/- Thực hành pháp Thật tướng niệm Phật là niệm Phật nào?
a- Niệm Phật Thích Ca
b- Niệm Phật Di Đà
c- Niệm Phật tâm
d- Niệm Phật thành tâm

44/- Ba đường ác trong luân hồi là gì?
a- Thân ác, khẩu ác và ý ác
b- Địa ngục, ngạ quỷ và súc sanh
c- Dục giới, sắc giới và vô sắc giới
d- Ác nhân, ác đức và ác tâm

45/- Dùng tam nghiệp lành Ý, khẩu, thân để hóa độ chúng sanh, có nghiệp nào giống như Đồng sự nhiếp trong Tứ nhiếp pháp?
a- Thân nghiệp hóa
b- Khẩu nghiệp hóa
c- Ý nghiệp hóa
d- A, b, c đều đúng

46/- Dùng khẩu nghiệp lành nhiếp hóa chúng sanh, là phần nào trong Tứ nhiếp pháp?
a- Đồng sự nhiếp
b- Ái ngữ nhiếp
c- Lợi hành nhiếp
d- Bố thí nhiếp

47/- Ý nghĩa danh từ Ta Bà là gì, mà khi nhắc đến, người theo Phật thường bảo Ta Bà khổ?
a- Sân hận
b- Tham lam, si mê
c- Không an định một chỗ
d- Khổ đau

48/- Theo từ nguyên chữ Hán, danh từ Tịnh độ được hiểu sát nghĩa là gì?
a- Thế giới an vui
b- Thế giới sung sướng
c- Thế giới hết khổ
d- Thế giới an tịnh




49/- Trong Tam Bảo, đối tượng quan trọng nhất cho người tu tập nương tựa là gì?
a- Phật Bảo
b- Pháp Bảo
c- Tăng Bảo
d- A, b đều đúng

50/- Tam pháp ấn là gì?
a- Vô thường, khổ và vô ngã
b- Nhân quả, luân hồi và nghiệp báo
c- Vô thường, vô ngã và Niết bàn
d- A, c đều đúng

51/- Phải tin như thế nào mới gọi là Đức tin trong Phật Giáo?
a- Tin, vì trước đó có nhiều người cùng tin
b- Tin, vì ông Bà Cha Mẹ đã tin
c- Tin, vì mình đã suy xét thấu đáo, thấy đúng và có giá trị
d- A, b, c đều sai

52/- Biểu tượng Phật Thích Ca ngồi an tọa, đôi mắt ngó xuống là ý nghĩa gì?
a- Nhìn xuống để xem chúng sanh lễ Ngài có thành kính không
b- Dạy chúng sanh tu tập, phải luôn quay lại quán sát nội tâm của mình
c- Dạy chúng sanh tu tập, phải ngồi yên bất động ai làm gì cũng mặc
d- A, b, c đều đúng

53/- Biểu tượng Phật Di Đà, một tay chỉ lên, một tay duỗi xuống xòe ra, ý nói gì?
a- Chờ tiếp dẫn chúng sanh ở cõi Ta bà, đưa về cõi Cực Lạc ở phương Tây của Ngài
b- Dạy chúng sanh đang chứa đầy mê mờ ô trược, mau tu tập gạn lọc như Ngài, để về được cảnh giới thanh tịnh, trong sạch có sẵn của mình
c- A, b đều đúng
d- A, b đều sai

54/- Biểu tượng Phật Di Lặc với 5 đứa bé bu quanh nói lên ý nghĩa gì?
a- Tu tập phải có nhiều người cùng tu
b- Tu tập để có bụng to như Ngài
c- Tu tập phải luôn hoan hỷ, có lòng vị tha và xả bỏ mọi chướng ngại xung quanh
d- Tu tập để có nụ cười như Ngài

55/- Biểu tượng Bồ tát Quan thế âm với cành dương liễu, bình cam lồ, có ý nghĩa gì?
a- Bồ tát dạy chúng sanh siêng niệm, lễ lạy, Ngài sẽ lấy cành dương liễu, nhúng nước cam lồ của Ngài rảy cho hết khổ
b- Bồ tát dạy người tu tập phải luyện tánh dẻo dai, kiên nhẫn như cây dương liễu, dần dần sự nóng bức và loạn động của ta sẽ chuyển thành mát mẻ an tịnh, như nước cam lồ
c- A, b đều đúng
d- A, b đều sai



56/- Người Phật tử thọ trì ngũ giới, tu tập Nhơn thừa, được quả vị gì trên con đường giải thoát
a- Phước báo nhân gian
b- Thông minh sáng suốt
c- A, b đều đúng
d- A, b đều sai

57/- Quả vị giải thoát trong pháp tu Thập thiện là gì?
a- Không có quả vị giải thoát
b- Phước báo cõi trời
c- Giàu sang phú quý
d- Phước báo và tuổi thọ

58/- Những đặc điểm của Đạo Phật là gì?
a- Giáo điều, lê thuộc, cầu nguyện
b- Tự do tư tưởng, minh định giá trị con người, từ bi hỷ xả, thực tiễn và vô chấp v.v...
c- Lễ lạy, mơ tưởng, huyền hoặc
d- A, b đều đúng

59/- Tứ cụ túc hay còn gọi là "Bốn điều mà người Phật tử cần phải nương tựa suốt đời” là gì?
a- Vô thường, khổ, không và vô ngã
b- Tín, tấn, niệm và định
c- Tuệ, tín thí và giới
d- Từ, bi, hỷ, xả

60/- Khi tu tập, đối với phiền não làm chướng ngại, ta phải xử lý thế nào?
a- Cố tình diệt trừ phiền não
b- Chuyển hóa phiền não
c- Không màng phiền não
d- A, b đều đúng

61/- Có hai phiền não làm chướng người tu tập: 1) nội chướng là tham, sân, si v v .. 2) ngoại chướng là oan gia trái chủ nhiều kiếp. Vậy khi tu tập, nên tập trung chuyển hóa chướng nào trước?
a- Oan gia trái chủ
b- Phiền não tham, sân, si v.v...
c. A, b đều đúng
d- A, b đều sai

62/- Khi tu tập xong Thinh văn Thừa, tức là đã chuyển đổi được chướng nào?
a- Ngoại chướng
b- Nội chướng
c- Chuyển hóa xong cả hai chướng
d- Không được chướng nào




63/- Muốn được hết khổ đau phải loại trừ?
a- Cái quả khổ
b- Sự sinh tử
c- Cái nhân khổ
d- A, b đều đúng

64/- Đức Phật dạy nên chú trọng đến thần thông nào khi đang tu tập?
a- Túc mệnh thông
b- Lậu tận thông
c- Thiên nhãn thông
d- Tha tâm thông

65/- Khi tu tập, chúng ta nên nhờ sự phò hộ của ai để chấm dứt khổ đau?
a- Đức Phật
b- Cửu huyền thất Tổ
c- Bản thân
d- Thượng đế

66/- Người dứt khổ là người như thế nào?
a- Có trí tuệ
b- Có lòng thương
c- Có tâm vô chấp, vô tham, vô sân, vô si
d- A, b đều đúng

67/- Cõi Tịnh độ an vui của Phật Thích Ca là từ cõi nào tu tập chuyển đổi thành?
a- Cõi Ta bà
b- Cõi Địa ngục
c- Cõi Ngạ quỷ
d- Cõi Tây phương

68/- Muốn chuyển đổi oan gia trái chủ, nợ nần nhiều kiếp, phải tu thừa nào?
a- Thiên thừa
b- Thinh văn thừa
c- Bồ tát thừa
d- Phật thừa

69/- Đức Phật ngày xưa khi đang tu tập, có chúng sanh cần độ, Ngài đều hẹn chứng quả xong sẽ độ. Ngày nay chúng ta tu tập, nhờ đâu mà vừa tu phần mình, vừa hành hạnh Bồ tát độ mọi người?
a- Chúng ta là hậu sánh khả úy, giỏi hơn Phật
b- Phật đã để lại con đường tu tập trọn vẹn, không còn sợ lầm lạc
c- Hướng dẫn mọi người, có đúng và sai chung cho vui
d- Được phước nhiều




70/- Khi thờ Phật, người Phật tử hiểu gì qua biểu tượng đức Phật ngồi và đức Phật đứng?
a- Thờ Phật ngồi, Phật sẽ bất động, không gia hộ cho mình
b- Thờ Phật đứng, Phật đi hoài, không ở nhà hộ mình
c- Đức Phật ngồi hay đứng đều trong tư thế chánh niệm và an định chớ tự tánh Phật không có ngồi đứng
d- A, b đều đúng

71/- Chiết tự theo chữ Hán danh từ "Thánh " nếu hiểu sát nghĩa là gì?
a- Dù tu thấp, cao, khi tự chủ được mình (tai, miệng, nói chung các giác quan) hướng về nẻo chánh là Thánh
b- Tu tập cao mới là Thánh
c- A, b đều đúng
d- A, b đều sai

72/- Muốn trở về được bản thể an lành sẵn có của mình, qua biểu tượng Phật A Di Đà, chúng ta tu tập hạnh gì?
a- Hạnh kiên nhẫn
b- Hạnh hỷ xả
c- Hạnh trí tuệ
d- A, b, c đều đúng

73/- Đức Phật dạy rằng: "Tất cả chúng sanh đều có tính Phật ". Vậy đang khi là chúng sánh thì tánh Phật đó ở đâu?
a- Tính Phật đang nằm sâu trong tâm thức
b- Chờ Phật cho tính Phật
c- Đang ở trong tính chúng sanh
d- A, b, c đều sai

74/- Trong những bộ Kinh Đại thừa, Kinh nào với ý chỉ Phật khai thị mở bày cho chúng sanh nhận ra tính Phật sẵn có của mình?
a- Kinh Bát Nhã
b- Kinh Pháp Hoa
c Kinh Niết Bàn
d- A, b, c đều đúng

75/- Theo Bắc tông, đối tượng được đức Phật giảng Kinh Hoa Nghiêm là ai?
a- Bồ tát thượng thừa
b- Chúng sanh còn mê mờ
c- Chúng sanh vừa biết tu tập
d- A la hán



76/- Trong con đường tu tập, gặp chướng ngại ta phải làm sao?
a- Cầu Phật giải dùm chướng ngại
b- Cầu Chư Thiên Hộ Pháp giúp đỡ
c- Nương mười điều tâm niệm Tổ dạy, lấy chướng ngại làm môi trường thử thách, tự mình dũng chí vượt lên
d- A, b đều đúng

77/- Đạo Phật có nghĩa là gì, qua sự thiện cảm và ca ngợi của con người thời đại?
a- Nghi lễ
b- Triết học
c- Là phương thức sống, lẽ sống, con đường sống để có được hạnh phúc
d- Thần thoại

78/- Trong kinh Chuyển Pháp Luân, bài pháp đầu tiên, phật dạy về con đường Trung đạo. Vậy con đường Trung đạo là gì?
a- Tránh hai cực đoan ép xác khổ hạnh và đam mê dục lạc
b- Tu tập khổ hạnh ép xác
c- Buông thả theo dục tánh tự nhiên, mơ tưởng siêu hình
d- Sống khổ hạnh và không đam mê dục lạc

79/- Mọi khổ đau được nêu ra trong pháp ấn thứ hai xuất phát từ đâu?
a- Vô thường
b- Nghiệp báo
c- Nội tâm bất an và có cội rể từ vô minh, ái dục
d- Luân hồi

80/- Cái gì là vô thường thì khổ hay vui? Vì sao?
a- Cái gì là vô thường thì khổ, vì chịu sự biến hoại
b- Cái gì là vô thường thì vui, vì chịu sự biến hoại
c- A, b đều đúng
d- A, b đều sai

ĐÁP ÁN 80 CÂU TRẮC NGHIỆM

(Các ô tròn trắng là câu trả lời đúng)


» Ảnh đẹp
» Liên kết website
Search
» Từ điển Online
Từ cần tra:
Tra theo từ điển:
» Âm lịch