Vay Trả Trả Vay (Tâm Lý Học Siêu Hình Của Phật Giáo)

Vay Trả Trả Vay (Tâm Lý Học Siêu Hình Của Phật Giáo)
Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} Vẫn biết: “Năng lượng không tự nhiên sinh ra, cũng không tự nhiên mất đi mà nó chỉ biến từ dạng này sang dạng khác”; rõ ràng Định luật Bảo toàn năng lượng này giúp chúng ta hiểu một cách nom na về qui luật Hetuphalam (Nhân Quả, Causes and Effects). Xét mệnh đề đầu “Năng lượng không tự nhiên sinh ra, cũng không tự nhiên mất đi”, tuy nó không nói đến sự có mặt của các pháp là do “chúng tập họp duyên” như chủ trương của Phật giáo, nhưng nó nhấn mạnh đến qui luật Hetuphalam, chứ không phải do ‘tự nhiên’ sanh...

Chánh Niệm Cơ Bản

Chánh Niệm Cơ Bản
Đề tài trong quyển sách này là phương pháp tu tập Thiền Minh Sát Tuệ. Xin lập lại ở đây “Tu Tập”. Đây là một cẩm nang hướng dẫn tu Thiền Tuệ, là quyển sách chỉ dẫn từng bước công phu để đạt đến Tuệ giác. Điều này cũng có nghĩa là thực hành, là thực dụng. Đã có nhiều quyển sách bao hàm về Phật giáo, trên lãnh vực Triết học và lý thuyết về tu Thiền Phật giáo. Nếu vị nào có hứng thú về phạm trù này, chúng tôi khuyến khích bạn nên đọc những cuốn sách đó. Phần nhiều những quyển sách này được viết rất xuất sắc.

Tâm Lý Học Phật Giáo

Tâm Lý Học Phật Giáo
...Như lời giới thiệu tổng quát của Hoà thượng Viện trưởng HVPGVN, tại TP. HCM, lời nói đầu của tập Thắng Pháp Tập Yếu Luận, tạng Abhidhamma là công trình hệ thống lại những gì đức Phật đã dạy cho nhiều người, tại nhiều nơi, về nhiều vấn đề liên hệ đến Sắc pháp (thế giới vật lý) và tâm pháp (thế giới tâm lý), về các cảnh giới (Dục giới, Sắc giới, Vô sắc giới, Siêu thế giới), về các ác tâm, hại tâm, sân tâm, tham tâm, si tâm, tuệ tâm, giải thoát tâm, về nhân quả nghiệp báo, về sự tái sanh, luân hồi, v.v... vốn đã được kết tập trong kinh tạng...

Phật Giáo Và Khoa Học

Phật Giáo Và Khoa Học
Có thể nói, cách đây mấy ngàn năm, mỗi nền văn hóa đều có một cách giải thích khác nhau về nguồn gốc con người và vũ trụ. Điểm chung của các quan niệm thuộc đa số các nền văn hóa khác nhau này là: có một vị Thần, hoặc dưới dạng người, hoặc dưới dạng sinh vật, đã tạo nên vũ trụ và con người. Sau đây tôi sẽ lược duyệt một số thần thoại, hay huyền thoại, hay truyền kỳ (myth) cũng như một số thuyết khoa học về nguồn gốc con người và vũ trụ.

Các tông phái đạo Phật

Các tông phái đạo Phật
Đức Phật Thích-ca Mâu-ni khai sáng đạo Phật, trong hơn 49 năm thuyết pháp trên toàn cõi Ấn Độ đã giáo hóa cho đủ mọi tầng lớp khác nhau trong xã hội, từ hàng vua chúa quan quyền cho đến kẻ bần dân hạ tiện, từ những người thông minh dĩnh ngộ cho đến kẻ ngu dốt thiển cận, từ những người hiền hậu bẩm sinh cho đến kẻ độc ác giết người không chớp mắt... Tất cả đều có thể nhờ nơi giáo pháp của ngài mà đạt đến một cuộc sống thanh thản giải thoát; một cuộc sống thực sự có ý nghĩa, thực sự đáng sống; một cuộc sống luôn mang lại sự an vui lợi ích cho bản thân cũng như cho tất cả những người khác quanh mình..

Giới Thiệu Đạo Phật - Giáo Pháp, Lịch Sử Và Cách Thực Hành

Giới Thiệu Đạo Phật - Giáo Pháp, Lịch Sử Và Cách Thực Hành
Lịch sử Phật giáo có chiều dài khoảng hai ngàn năm trăm năm, do Siddhattha Gotama (Pali; Sanskrit: Siddhartha Gautama) sáng lập ở Ấn Độ; phát triển phần lớn ở châu Á và lan dần đến phương Tây vào thế kỷ hai mươi. Trong lúc gia tài Phật giáo hưng thịnh và suy đồi qua bao thế hệ, hơn phân nửa dân số trên thế giới đang sống trong những nơi mà Phật giáo đang, hay đã là một sức mạnh văn hóa quan trọng.

Lục tổ Đại sư - Con người và huyền thoại

Lục tổ Đại sư - Con người và huyền thoại
Tập sách này được thực hiện với mục đích giới thiệu cùng độc giả đôi nét về Lục Tổ Đại sư, bao gồm những gì được ghi chép trong các tư liệu của người đi trước và kể cả một số huyền thoại được lưu truyền rộng rãi về ngài. Nhưng chúng tôi đã thực hiện việc này với một sự thận trọng cần thiết và có định hướng. Trong khi thu thập tư liệu để hình thành tập sách, chúng tôi cố gắng phân tách rõ những yếu tố nào có thể tạm gọi là “sử liệu” bởi tính xác thực tương đối của chúng, và những yếu tố nào có thể xem là truyền thuyết, huyền thoại bởi đã được phát sinh từ trí tưởng tượng của người đời.

Pháp giáo nhà Phật

Pháp giáo nhà Phật
Đời biết bao là biến chuyển! Bao cuộc tranh tài đua trí, mà trong đó lắm khi luân lý và đạo nghĩa phải bị lu mờ! Nhưng rốt cuộc, kẻ thắng người bại, chung quy cũng chỉ là đám cỏ rêu xanh mà thôi! Nếu trong cuộc đời sắc dục với bao nhiêu cạm bẫy, mồi giăng nhưng không làm cho người ta lụy vào, có những kẻ thiếu niên không sa vào bể ái sóng tình, trong lửa tham dục, hẳn đó phải là nhờ ảnh hưởng của nghiệp lành được tích lũy từ đời trước vậy.

Triết lý nhà Phật

Triết lý nhà Phật
Những ai đã từng suy nghĩ về đạo lý, nhưng tâm trí vẫn còn có điều ngờ vực, sẽ thấy được nơi đây có những điểm tương hợp suy nghĩ của mình. Những ai đã từng nghiêng về chủ nghĩa thần quyền, cho rằng mọi sự thành bại đều không phải tự nơi mình, mà do bởi nơi trời, nơi Phật, sẽ thấy rõ ra rằng nhân quả, nghiệp báo, thật sự là tự mình gây ra và nhận lãnh lấy, dù đó là khổ đau hay an lạc. Cho đến thông hiểu đạo lý, giác ngộ, giải thoát cũng đều do nơi chính mình. Nếu tự thân không có sự nỗ lực, thì không một vị Phật, Thánh nào có thể cứu độ cho mình được.

Ðạo Phật Qua Nhận Thức Mới

Ðạo Phật Qua Nhận Thức Mới
Lâu nay, trên mặt báo chí, thỉnh thoảng thấy xuất hiện vài ba bài viết về đạo Phật. Có bài nói đúng mà cũng có bài chứa nhiều sai lạc, dễ làm lầm độc giả. Không phải chỉ đọc một vài quyển kinh sách mà gọi là đủ điều kiện để viết về đạo Phật. Tuy nhiên, nếu đã tự nhận là tu theo đạo Phật, mỗi Phật tử không thể không nên biết qua đại cương Phật học. Ðể giúp ích về phương diện này, và cũng để cho mọi người khỏi hiểu sai lạc vì những bài báo nói trên, thầy Thạc Ðức, giáo sư tại Phật Học Ðường Việt Nam, đã viết một loạt mười bài về đạo Phật trên báo Dân Chủ.
Các tin đã đăng:
 Về trang trước    
  Trang:  1 2 3 4 5 [6] 7 8  
© 2005-2011 Chùa Vĩnh Nghiêm.
Biên tập: Đ.Đ. Thích Thanh Phong.
Địa chỉ: 339 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P.7, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (08)3848 3153 Fax: (08)3843 9901
Email: [email protected]
Website: http://www.vinhnghiemvn.com