Vesak 2014: Hội thảo chuyên đề “Đóng góp của Phật giáo về lối sống lành mạnh”
12/05/2014 09:21 (GMT+7)

    Đây là một trong 6 hội thảo chuyên đề nằm trong khuôn khổ Chương trình Hội thảo khoa học quốc tế với chủ đề “Phật giáo góp phần thực hiện thành công các mục tiêu thiên niên kỷ của LHQ” làm cho Đại lễ Vesak trở nên thích ứng và mang tính thời đại.

 

    Toàn cảnh Hội thảo

    Đề dẫn nội dung các tham luận tại Hội thảo chuyên đề này, theo Thượng tọa, Tiến sĩ Thích Nhật Từ, Phó Tổng thư ký Đại lễ Vesak LHQ 2014, Phó Viện trưởng HVPGVN tại TP.HCM: Các tham luận đề cập đến một trong những khía cạnh cốt lõi của vấn đề: “Đóng góp Phật giáo về lối sống lành mạnh” (Buddhist Contribution to Healthy Living). Các tác giả nhìn lại các sáng kiến đã qua về những cải cách chăm sóc y tế cũng như cho chúng ta biết cách thức và những gì mà các nhà chức trách y tế khắp thế giới đã thành tựu hay chưa thành tựu đối với những chính sách chăm sóc y tế. Các tác giả đã được ấn định tiềm năng của phương pháp Phật giáo đối với điều đó. Các tham luận phản ánh những trải nghiệm thu thập từ nhiều tác giả như là những học giả Phật giáo cũng như các chuyên gia y tế. Họ giúp chúng ta hiểu cách thức hành thiền Phật giáo có thể đóng góp vào các phép chữa bệnh hiện thời. Đặc biệt, họ đề nghị những biến đổi về chương trình cũng như các chính sách có thể sẽ cải tiến được hệ thống chăm sóc y tế của các quốc gia thông qua nguồn tư liệu Phật giáo nhằm đảm trách những điều đó một cách có hiệu quả hơn.

 

               Hội thảo quy tụ nhiều học giả Phật giáo với các tham luận xuất sắc

       Qua vấn đề: “Đóng góp Phật giáo cho một xã hội lành mạnh đối với những mục tiêu phát triển thiên niên kỷ” (Buddhist Contribution for a Healthy Society towards the Millenium Development Goals), Giáo sư Kapila Abhayawansa, Phó Hiệu trưởng, Đại học Phật giáo Quốc tế, Thái Lan, nhấn mạnh rằng “Của cải nên được tạo ra bằng chánh mạng (right livelihood) và được sử dụng theo cách thức đầy ý nghĩa để tăng thêm niềm hạnh phúc của tự thân cũng như tha nhân”. GS. Kapila Abhayawansa cũng bày tỏ sự tin tưởng rằng khi thế giới lập tức quay về lưu tâm đến giáo pháp Phật thì sẽ không mấy khó khăn để tìm ra câu trả lời cho một xã hội hùng mạnh.

     Đề cập đến “Quan điểm Phật giáo về tầm quan trọng của tư duy lành mạnh đối với lối sống lành mạnh(Buddhist Perspective on the Importance of Healthy Thinking towards Healthy Living), tham luận của Thượng tọa Tiến sĩ Panahaduwe Yasassi Thero đã phân biệt mối quan hệ giữa bệnh thân và bệnh tâm đồng thời luận bàn giáo lý nhà Phật có thể đóng góp như thế nào cho lối sống lành mạnh.

    Theo đó, y cứ theo Kinh Đoạn giảm (Salleka Sutta), Kinh Ví dụ Tấm vải (Vattūpama Sutta) và Kinh Tất cả Lậu hoặc (Sabbāsava Sutta) thuộc Kinh Trung Bộ (Majjhima Nikāya), Thượng tọa rút ra ba điều quan trọng nhất. Trước tiên, sức khỏe tốt là gia tài to lớn nhất mà ta có thể sở hữu; thứ hai, tâm bệnh nghiêm trọng hơn thân bệnh; điều thứ ba và là chính yếu nhất, Đức Phật có thể được xem là vị lương y vĩ đại nhất trên thế gian. Sau khi chứng minh qua một vài thí dụ trong kinh văn Phật giáo Nguyên thủy, tác giả đúc kết rằng hầu hết con người trong thế giới đương đại đều chịu ảnh hưởng của bất cứ trong các căn bệnh – về thân hoặc về tâm. Nguyên nhân chính của những căn bệnh này là cách suy nghĩ sai lầm. Hiển nhiên, nhiều trường hợp như thế có thể vượt khỏi nếu như người ta biết thay đổi những quan niệm và thái độ sai lầm, cũng như chấp nhận theo những nguyên tắc Phật giáo với cách suy nghĩ lành mạnh.

 

 Tiến sĩ R. M. Rathnasiri  trình bày tham luận tại Hội thảo

    Tiến sĩ R. M. Rathnasiri, Trường đại học Phật giáo quốc tế Nãgãnanda, Sri Lanca, thông qua bài tham luận với chủ đề “Nguyên lý về lối sống lành mạnh theo Quan điểm Phật giáo” (An Explication of Healthy Living in Buddhist Perspective), đã giải thích giáo lý Phật đà có thể đóng góp nhiều như thế nào cho sự thiết lập sự sinh tồn khỏe mạnh trong thế giới hiện đại. Ông khái quát qua bảy vấn đề: thân thể tráng kiện, thực phẩm có lợi cho sức khỏe và vệ sinh cá nhân cho cuộc sống lành mạnh, nơi cư trú và môi trường tốt cho lối sống lành mạnh, cách đối nhân xử thế đạo đức cho lối sống lành mạnh, chánh mạng (right livelihood) và tài sản quí báu cho lối sống lành mạnh, sự hòa hợp xã hội và những bổn phận lẫn nhau cho đời sống lành mạnh và cách quản lý tốt. Cuối cùng, ông kết luận bảy phương pháp Phật giáo này rất quan trọng cho một lối sống lành mạnh.

  Các thiện tri thức khuyến khích con người nên tạo các thói quen tích cực nhằm hình thành một lối sống có đủ sức khỏe cả mặt thể chất và tinh thần

     Khẳng định khía cạnh sức mạnh của tâm trong một cuộc sống lành mạnh, từ những lời dạy của Đức Phật cho thấy suy nghĩ đúng có sức mạnh to lớn trên nhiều khía cạnh trong cuộc sống của chúng ta, từ sức khỏe thể chất đến các mối quan hệ. Các kết quả nghiên cứu được trình bày tại Hội thảo cũng nhấn mạnh rằng thông qua việc thực hành thói quen suy nghĩ đúng, hành động đúng có thể xảy ra sau đó, con người sẽ luôn tiến tới sự tiến bộ và giác ngộ. Qua đó, các hành giả và các thiện tri thức đều khuyến khích con người nên tạo các thói quen tích cực nhằm hình thành một lối sống có đủ sức khỏe cả mặt thể chất và tinh thần.

 Một số hình ảnh tại Hội thảo:





Nhóm PV Phathoc.net

Các tin đã đăng:
© 2005-2011 Chùa Vĩnh Nghiêm.
Biên tập: Đ.Đ. Thích Thanh Phong.
Địa chỉ: 339 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P.7, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (08)3848 3153 Fax: (08)3843 9901
Email: [email protected]
Website: http://www.vinhnghiemvn.com