Nghiên cứu về triết học Như Lai Tạng

Nghiên cứu về triết học Như Lai Tạng
Như lai tạng (tathāgata-garbha), Như lai giới – Như lai tánh (tathāgata-dhātu), Phật tánh – Phật giới (buddha-dhātu), v.v., đây là một loại danh từ, trên mặt ý nghĩa tuy có sai biệt ít nhiều, nhưng làm tính khả năng để thành Phật, trên phương diệt bổn tánh chẳng phải là hai của chúng sanh và Phật để nói, thì có ý nghĩa nhất trí với nhau.

Tám quyển sách quý

Tám quyển sách quý
Chữ "Tu" nghĩa là sửa; Sửa cái xấu trở lại cái tốt, sửa các dở trở lại hay, sửa cái quay trở lại phải, sửa phàm Thánh. Như nhà cửa hư hao, đất vườn u trệ, nay sửa lại cho tốt đẹp, như thế gọi là "Tu bố" Thân thể lôi thôi hành vi bẩn thỉu, nay sửa lại cho đàng hoàng, như thế gọi là "Tu thân". Tâm tánh ô trược tham lam, tật đố, tà kiến, si mê v.v… nay sửa lại trở nên tâm tánh tốt đẹp, như thế gọi là "Tu Tâm",

Quyển sách cho nhân loại: Tóm lược Đạo Pháp của Đức Phật

Quyển sách cho nhân loại: Tóm lược Đạo Pháp của Đức Phật
Quyển sách của Ajahn Buddhadasa chỉ là một tập sách nhỏ thế nhưng lại được các người khác gán cho một cái tựa thật khá quan trọng là "Quyển Sách cho Nhân Loại". Thế nhưng sau khi đọc xong thì chắc hẳn chúng ta cũng sẽ đồng ý rằng quyển sách này rất xứng đáng để mang cái tựa đề ấy.  Cách nay nhiều năm mà ấn bản tiếng Thái cũng đã được phát hành trên 100.000 cuốn và đã trở thành quyển sách "gối đầu giường" cho nhiều người dân trên quê hương đó.

Nghị định về tín ngưỡng, tôn giáo có hiệu lực từ 1-1-2013

Nghị định về tín ngưỡng, tôn giáo có hiệu lực từ 1-1-2013
Nghị định này có tên gọi "Quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo", số hiệu văn bản 92/2012/NĐ-CP, do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký ngày 8-11-2012, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2013. Nghị định này thay thế Nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 1 tháng 3 năm 2005

Ấn Quang Đại Sư Khai Thị

Ấn Quang Đại Sư Khai Thị
Thế gian biến loạn do đâu? Nói gọn một lời: Do tâm tham - sân - si của chúng sanh tạo nên mà thôi. Tâm tham thuận theo sự hưởng thụ vật chất càng tăng trưởng mãnh liệt, hễ có chút gì chẳng toại ý liền ganh đua ngay. Nếu vẫn chẳng toại ý liền công kích, chiếm đoạt, đấu đá khiến cho tử vong, tai nạn xảy ra.

Bát Thức Qui Củ Tụng Trang Chú

Bát Thức Qui Củ Tụng Trang Chú
Bát thức qui củ tụng Trang chú được cho là của ngài Huyền Trang hay đệ tử của ngài biên tập, là một trong những tác phẩm thường được xem là phổ thông nhất về Duy thức học.

Nếp sống tỉnh thức của Đức Đạt Lai Lạt Ma

Nếp sống tỉnh thức của Đức Đạt Lai Lạt Ma
Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 hiện nay được nhiều nơi trên thế giới công nhận là một hóa thân Quan Âm và một bậc thầy tâm linh vĩ đại của nhân loại. Chúng ta thật may mắn được sanh ra trong thế kỷ 20 và 21, được diện kiến, đảnh lễ và nghe pháp thoại của ngài. Những lời dạy của ngài thật mênh mông như đại hải, nên tác giả phát tâm góp nhặt những ý chính cốt tủy và soạn lại thành một cuốn sách nhỏ nhằm giúp chúng ta dễ nắm bắt và dễ thực hành những tinh hoa sáng suốt của kho tàng trí tuệ vô giá mà chúng ta may mắn có được... 

Phật Giáo Nhập Môn

Phật Giáo Nhập Môn
Quyển sách "Phật Giáo Nhập Môn" của Fabrice Midal chỉ là một quyển sách nhỏ mang tính cách khá đại cương với chủ đích dành cho các độc giả của thế giới Tây Phương nơi mà Phật Giáo cũng chỉ mới đặt chân đến chưa đầy một thế kỷ nay. Thế nhưng chúng ta không đọc quyển sách này với mục đích tìm hiểu về một Phật Giáo "non trẻ" của một lục địa "xa lạ" mà đúng hơn là để nhìn lại về một tín ngưỡng Phật Giáo "lâu đời" đã bám rễ vào mảnh đất Á Châu "quen thuộc" của chúng ta đã từ ngàn năm.

Kinh A Di Đà Thiển Thích

Kinh A Di Đà Thiển Thích
Kinh này là từ kim khẩu của Phật giảng nói lý vi diệu, không cần phải thưa thỉnh. Các kinh điển khác thì phải có người thưa hỏi Phật mới nói ra. Chỉ riêng kinh A Di Đà này là không có ai thưa hỏi, Phật tự nói ra. Tại sao thế? Vì nghĩa lý kinh này rất huyền diệu, trí huệ của hàng Thanh văn không thể đạt đến được, tất cả hàng Bồ tát cũng không thể hiểu rõ, cho nên không có nhân duyên người thưa hỏi về pháp môn Tịnh độ.

Hướng Dẫn Hành Hương Về Xứ Phật

Hướng Dẫn Hành Hương Về Xứ Phật
Ý tưởng về một cuộc hành hương về xứ Phật là do chính Đức Phật nói ra. Trước khi Người nhập diệt Đại Bát-Niết-bàn, Phật đã khuyên những đệ tử kính đạo nên viếng thăm, chiêm bái bốn nơi để được tăng thêm sự truyền cảm về tâm linh của mình sau khi Người từ giã trần gian. Những nơi đó là Lumbini, nơi Đức Phật đản sinh; Bodhagaya (Bồ Đề Đạo Tràng), nơi Đức Phật chứng đạt Giác Ngộ Tối Thượng; Vườn Nai ở Sarnath, nơi Đức Phật khai giảng bài Thuyết Pháp đầu tiên – Kinh Chuyển Pháp Luân; và Kusinara (Câu Thi Na), nơi Người nhập diệt Đại Bát-Niết-bàn. Một Phật tử kính đạo nên thăm viếng những nơi này và tôn nghiêm với một lòng thành kính, chiêm nghiệm lại những sự kiện đặc biệt xảy ra trong cuộc đời của Đức Phật liên quan đến từng địa danh đó..
Các tin đã đăng:
 Về trang trước    
  Trang:  1 2 [3] 4 5 6 7 8 9 10  
© 2005-2011 Chùa Vĩnh Nghiêm.
Biên tập: Đ.Đ. Thích Thanh Phong.
Địa chỉ: 339 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P.7, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (08)3848 3153 Fax: (08)3843 9901
Email: [email protected]
Website: http://www.vinhnghiemvn.com