Tự viện Hàn Quốc
20/06/2010 11:02 (GMT+7)

 

image001.jpg

Tác giả: Yoo Myeong-jong

NXB: Korea Foundation, 2009

Qua việc nghiên cứu Phật giáo và Khổng giáo, chúng ta có thể thấy 2 tôn giáo có những ảnh hưởng sâu sắc và lâu đời đến các mặt văn hóa và nghệ thuật cũng như xã hội đương thời. Các ngôi chùa Phật giáo Hàn Quốc giống như “Những bảo tàng viện sống” bởi giá trị kiến trúc, văn hóa và lịch sử của chúng.

“Tự viện Hàn Quốc” của tác giả Yoo Myeong-jong, nhà phê bình văn hóa và thơ, với ảnh minh họa của Jeon Sung-young, một nhiếp ảnh gia tư liệu, là tác phẩm mới nhất do nhà xuất bản Korea Foundation ấn hành, nhằm nỗ lực phổ biến các loại sách Korea cho người đọc nước ngoài.

Tác phẩm, được viết bằng tiếng Anh, mô tả những nét nổi bật của  17 ngôi chùa Phật giáo nổi tiếng nhất ở Hàn Quốc, sự ảnh hưởng của Phật giáo đối với lịch sử quốc gia và giá trị của Phật giáo đối với lĩnh vực tinh thần người Hàn Quốc.

Sách có 3 phần,

Phần thứ 1 bao gồm giới thiệu khái quát về Phật giáo Hàn Quốc và giáo lý Phật giáo.

Phần thứ 2 giới thiệu 17 ngôi chùa Hàn Quốc: Seokguram Grotto, Bulguk Temple, Buseok Temple, Sudeok Temple, Bongjeong Temple, Haein Temple, Tongdo Temple, Songgwang Temple, Hwaeom Temple, Magok Temple, Geumsan Temple, Beomeo Temple, Silleuk Temple, Beopju Temple, Weoljeong Temple, Bongeun Temple and Jogyesa Temple

Phần thứ 3 bao gồm bảng giải thích đơn giản về các thuật ngữ Phật giáo ở các phần trước.

Seokguram, là hang động nhân tạo, một hình thức không thể tìm thấy đâu trên thế giới. Trong khi Ấn Độ cổ và Trung Quốc xây dựng các chùa Phật giáo trong hang động, triều đại Silla (Tân La)(57 TTL- 935TL) tạo một hang động từ đá granite và tiếp theo là xây một ngôi chùa bên trong, với lòng thiết tha tôn giáo, tinh thần nghệ thuật, kỷ thuật kiến trúc và các nguyên tắc hình học. Kiệt tác này được UNESCO đưa vào danh sách di sản thế giới năm 1995.

Chùa Bulguk tiêu biểu cho Phật giáo thời Silla, qua vẻ đẹp và kỹ thuật kiến trúc. Chùa đại diện cho kiểu mầu kiến trúc Phật giáo cổ. Chùa được xây dựng trên núi Tohamsan gần Gyeongju năm 751, là một “Kiệt tác  văn hóa Hàn Quốc.”

Vị trí chùa Buseok rất hài hòa thiên nhiên, phù hợp với học thuyết Phật giáo cũng như địa lý, kiến trúc và phong thủy. Đây là một địa điểm tốt để dừng chân và nghỉ dưỡng cho những ai muốn thóat khỏi cuộc sống căng thẳng. Xây dựng 800 năm trước, điện Muryangsujeon, Vô Lượng Thọ, của chùa Bueok, là một trong những mẫu kiến trúc đẹp nhất ở Hàn Quốc. Sự hài hòa nhờ vào cấu trúc các cây cột theo kiểu baegheulim. Thuật ngữ chỉ cho kiểu cột ở giữa  nhỏ, phần trên và dưới lớn dần.

Tọa lạc ở Yesan, Nam tỉnh Chungcheong, chùa Sudeok xây dựng vào thời đại vua Wideok (554-597), vương triều Baekje. Các ghi chép lịch sử cổ có những đoạn nói về 10 ngôi chùa trong triều đại Baekje. Chùa Sudeok là một trong các kiến trúc kiểu này vẫn còn tồn tại đến ngày nay. Chùa có vị tthế hàng đầu của Phật giáo Hàn Quốc khoảng 1,500 năm và tiếp tục là một trong những ngôi chùa hàng đầu ở Hàn Quốc.

Chùa Haeinsa, lưu giữ nhiều bản kinh Phật, tọa lạc trên đỉnh Gayasan. Cất giữ nhiều mộc bản, Tam Tạng Hàn Quốc, bao gồm 80.000 bản gỗ kinh Phật. Tất cả  Tam Tạng Hàn Quốc và địa điểm lưu trữ Tam Tạng được công nhận là di sản văn hóa thế giới.

Chùa Tongdo, chùa Ngọc Phật, một trong 3 ngôi chùa, Haein và Songgwang, lưu giữ 3 báu vật Phật giáo. Ngôi chùa do Jajang thành lập, chùa tôn trí xá-lợi Phật, Cà sa Phật và Tam Tạng kinh điển, được Jajang đưa từ Trung Quốc, thời  Đường năm 646.

Tham quan các cảnh chùa này, chúng ta thấy rõ những đặc thù về văn hóa, kiến trúc, điêu khắc, hội họa và thủ công của Hàn Quốc  cũng như tư tưởng Phật giáo. Tác phẩm còn bao gồm bảng chú giải thuật ngữ Phật giáo căn bản giúp người nước ngoài dễ hiểu hơn về tôn giáo và văn hóa nước này.

 

Ban dịch thuật phatgiao.vn (Chung Ah-young)

Các tin đã đăng:
© 2005-2011 Chùa Vĩnh Nghiêm.
Biên tập: Đ.Đ. Thích Thanh Phong.
Địa chỉ: 339 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P.7, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (08)3848 3153 Fax: (08)3843 9901
Email: [email protected]
Website: http://www.vinhnghiemvn.com