Lời tâm tình
02/01/2009 15:40 (GMT+7)

 

Quả thật khi đọc những bài viết về thực trạng Phật Giáo nước nhà hiện nay, bản thân chúng ta là những Tăng _ Ni trẻ _những hạt giống trong vườn Đạo Pháp chúng ta có suy nghĩ gì không? Riêng con cảm thấy thật chạnh lòng, đau xót. Đau về một nỗi đau mà các bậc Tôn Túc đã từng đau, thì hôm nay những ai mang một tấm lòng thiết tha với Đạo cũng đang đau chung một nỗi đau ấy! Đau cho hiện trạng ngày nay, lo cho vận mệnh Phât giáo nước Ta sẽ về đâu qua bao thời gian??? Rồi còn mấy ai nhớ đến đạo Phật khi các Ông, Bà Cụ ngày một lớn tuổi??? Các em nhỏ thì chưa tiếp xúc và hiểu sâu sắc thì ai sẽ đến với Đạo Phật???

Chúng ta những người con "đích thực". Xin được gọi hai chữ đích thực bởi chúng ta là hàng ngũ xuất gia, những người trực tiếp nắm lấy con thuyền Phật Pháp, có một lần buâng khuâng trứơc tình hình Phật giáo ngày nay? Nếu ta có một lần đắn đo và suy nghĩ thì chúng ta sẽ làm gỉ? và làm gì cho một ngày mai để Đạo Phật chúng ta sẽ đi sâu hơn, đi xa hơn và đến gần hơn mỗi người?

Chúng ta có quay quắt không khi số lượng Phật Tử đến chùa mỗi ngày một ít, hàng thanh thiếu niên vốn đã không có nhiều lại càng ít hơn. Các cụ già đến chùa chỉ với lòng tín ngưỡng dân gian, vào khấn vái cầu phúc, bình yên... Còn thanh thiếu niên cũng ngẫu nhiên vào chùa và đôi khi lại mang tính tự phát. Công chức, nhân viên thỉnh thoảng thuận đường cũng ghé tạt lễ lạy rồi cũng ra về. Thật sự đối với Giáo Lý họ chưa được một lần tiếp xúc thì lấy gì hiểu chứ đừng nói đến nghiên cứu và tu tập! Còn nhiều và nhiều những nguyên nhân khác làm Đạo Phật chúng ta ngày một có thể gọi là "yếu" hơn các tôn giáo bạn. Song cũng đã đến lúc chúng ta cần nhìn lại và tìm ra nguyên nhân, và hơn nữa hàng Tăng_ Ni trẻ chúng ta có nghĩ rằng một trong những điều kiện kia là ở chúng ta, một phần trách nhiệm trên đôi vai chúng ta không? Làm sao thuyết phục người khác khi những người đệ tử Phật mới thoáng nhìn cứ ngỡ các cô gái, chàng trai tuổi đôi mươi ngoài xã hội??? Khi trang phục cũng đầy màu sắc, cũng mới tinh và thẳng tấp rồi vịn những chiếc xe hơi bóng loáng, thời đại? điện thoại thì nay cái này mốt cái kia, và những bài nhạc êm tay mỗi khi có cuộc gọi đến? Chúng ta không cảm thấy lạ lẫm và tân tiến quá sao so với ngày mà các chư Tổ hôm cháo, buổi rau thế nhưng đạt Đạo mà sử sách muôn đời vẫn nhắc tới. Cũng không phủ nhận với xã hội ngày nay cần những trang bị thông tin hỗ trợ cho việc hoằng truyền Phật pháp, cái mà đêm ngủ gốc cây, trên người không cần giữ tiền, nay chốn này mai nơi kia có lẽ xa vời lắm cho cuộc xây dựng và phát triển Đạo phật! Nhưng chúng ta cũng cần ngẫm nghĩ những thứ ấy chỉ là phương tiện, là công cụ chứ không phải là thứ chính yếu để phát triển Phật Giáo. Thật sự, tự hỏi chúng ta có quá lạm dụng không khi mọi nơi hay bất kể chốn nào cũng có thế bấm điện thoại, có thể nói điện thoại một cách tự nhiên, ta dùng nó cho những cuộc hẹn hò, những điểm vui chơi... mà không nghĩ ngừơi phật tử ngồi cạnh ta, đứng gần ta họ có điện thoại chưa, hay họ nghĩ tinh thần “Thiểu dục tri túc, an bần lạc đạo” chỉ còn trong sách vở được cất trang trọng nơi tủ kia! Sống giữa chốn phồn hoa ta có nghĩ đến vị Ân Sư nơi vùng quê kia cháo cơm đạm bạc cho ta đến trường không? Nỗi lòng của Thầy khi đệ tử đi học xa ta có hiểu được đâu! Bởi thế nên lắm lúc ta cũng bị cuốn trong dòng chảy kia rồi mất phương hướng, lạc lối trên đường về. Vậy thì lúc ấy vị Thầy biết tìm đâu ra người đệ tử của ngày xưa! Người đệ tử mà mấy năm trước, mười mấy năm trước đã xa chùa , đã rời Thầy để cắp sách đến trường thì hôm nay cũng vị Thầy ngày xưa, cũng con đường cũ ...nhưng người đệ tử chưa một lần trở về!

Người huynh đệ ơi! Mỗi ngày chúng ta đều cập nhật tin tức trên mạng thì có khi nào hay vô tình đọc những bài viết, những trở trăn của chư Tôn Đức lẫn giới Phật tử kỳ vọng vào sự phát triến mới, một bước đột phá mới cho nên Phật Giáo nước nhà. Họ luôn mong mỏi ở hàng ngũ Tăng _ Ni trẻ, một đội ngũ nhân sự mới, có thể thổi vào một sinh khí mới cho Đạo Phật!Họ sợ lắm cho Đạo Phật chúng ta một ngày nào đó sẽ rơi vào tình trạng của Phật giáo Hàn Quốc ngày nay. Và chúng ta có tự hỏi mình đã tự trang bị những kiến thức cần thiết, vốn liếng đã đủ để vào đời, để nhập thế chưa. Những gi học được ở trường ta đã ứng dụng hết không, ta đã áp dụng nó cho cuộc sống tu học để được an lạc chưa !? Bồ tát muốn vào đời đế giáo háo chúng sanh thì tự bản thân nội lực phải có, công phu phải "thâm hậu" mới không bi đời thế tục hóa. Khi ra trường mang một chí nguyện độ đời thiết tha lắm nhưng khi tiếp xúc với đời để rối bị đời "độ". Thế nên giờ chúng ta mới hiểu vì sao năm năm đầu phải ở với Thầy học tập Giới luật. Khi được un đúc trong những ngày tháng đó tự thân ta dù sau này không ai nhắc, ta cũng biết và ứng xử thế nào cho hợp với Đạo, cho đúng Luật. Ta phải tự trang bị cho mình những vốn liếng cần thiết và sau này ta sẽ dùng đến nó. Giữa dòng chảy cuộc sống, trong bộn bề kia lắm lúc ta cũng trầy da sướt máu lắm mới nhận ra đươc lối về. Chỉ cần ta có một chí nguyện cao cả, một lòng hướng về  ĐẠO, nguyện sống trọn cho ĐẠO thì dù nơi đâu ta không cảm thấy lẻ loi mà đi tìm cái gì đó lấp vào khoảng trống kia bởi khi ấy ta không cô đơn, ta có niềm vui trong ĐẠO, ta thấy an lạc, bình thản thì còn đâu mong mỏi một cái gì bên ngoài ta nữa?

Người Pháp Lữ ơi! làm sao nói cạn lời khi những gì nói cho bạn cũng là cho chính tôi. Mà điều tôi muốn nói với tôi nhiều nhiều lắm, và hình như chưa bao giờ hết trong tôi, bởi tôi biết trên con đường trở về kia lắm lúc mình cũng trầy da, sướt máu có đôi khi tưởng chừng như ngã quỵ giữa những ánh đèn phố thị. Thế nên trên lối về hy vọng chúng ta sẽ cùng nắm tay nhau, cùng song hành để thưc hiện lý tưởng mà chúng ta đã chọn từ thuở ban sơ ấy " phát túc siêu phương...." Còn nhiều điều tôi muốn tâm sự, muốn chia sẽ, muốn những người bạn của tôi cùng tôi giải tỏa nhửng nội kết trong tôi và trong các bạn nữa. Tôi thấy xốn xang lắm khi Tăng -Ni trẻ chúng ta chưa mạnh mẽ để đưa lên tiếng nói chung của tình hình Phật Giáo nước nhà như các vị cư sĩ đã viết, hay bởi chúng ta chưa nhìn ra phương hướng nào mà chính chúng ta lại là những người trong cuộc!

Người pháp lữ ơi! Hy vọng trong cuộc xoay vần chúng ta sẽ tìm thấy nhau, sẽ gặp lại nhau để tâm tình, để trao cho nhau niềm tin để thực hiện trọn vẹn những mơ ước mà bấy lâu ta ấp ủ. Tôi muốn viết như những bài thơ, tôi muốn viết những gì đó thật chân quê như những con sông quê hương nhè nhẹ êm đềm mà thấm sâu vào lòng ta! Nơi phương xa tôi luôn cầu mong ngững người pháp lữ tôi an trú trong ngôi nhà Chánh Pháp mặc cho ngoài trời kia vẫn đang mưa!                                        

Quang Đức Tự : 31_10_2008

TN. Huệ Thiện

Các tin đã đăng:
© 2005-2011 Chùa Vĩnh Nghiêm.
Biên tập: Đ.Đ. Thích Thanh Phong.
Địa chỉ: 339 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P.7, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (08)3848 3153 Fax: (08)3843 9901
Email: [email protected]
Website: http://www.vinhnghiemvn.com