Kinh Duy Ma Cật Sở Thuyết

Kinh Duy Ma Cật Sở Thuyết
Bản Hán ngữ: DUY-MA-CẬT-SỞ THUYẾT KINH Của Tam tạng Pháp sư Cưu-ma-la-thập Tham chiếu: THUYẾT VÔ CẤU XƯNG KINH Đường Huyền Trang dịch – bản dịch Việt: Thích Tuệ Sỹ Nhà xuất bản Phương Đông 2008

Kinh Bát Đại Nhân Giác Giảng Giải

Kinh Bát Đại Nhân Giác Giảng Giải
Kinh Bát Đại Nhân Giác là bộ Kinh ngắn gọn, song nội dung lại bao quát hầu như toàn bộ tư tưởng căn bản, chủ yếu của Phật giáo; lại thêm, văn Kinh trong sáng, gảy gọn, dễ đi vào lòng người, nên xưa nay rất được các bậc thiền đức coi trọng, truyền bá. Theo truyền thống Phật giáo Trung Quốc, các tăng ni sinh trong Tòng lâm và Phật Học Viện phải học thuộc lòng và đọc tụng Kinh này hàng ngày.

Pháp bảo Đàn kinh

Pháp bảo Đàn kinh
Đại Sư tên Huệ Năng, cha họ Lư, tên húy là Hành Thao. Người mẹ họ Lý, sanh ra Sư nhằm giờ Tý, ngày mùng tám, tháng hai, năm Mậu Tuất, niên hiệu Trinh Quán thứ 12. Khi ấy, hào quang chiếu sáng lên không trung, mùi hương lạ tỏa lan đầy nhà. Đến tảng sáng, có hai vị tăng lạ mặt đến viếng, nói với người cha rằng: “Khuya nay ông vừa sanh quý tử, chúng tôi đến đây là để đặt tên cho cháu bé. Ông nên đặt trước là chữ Huệ (), sau là chữ Năng ().” Người cha hỏi: “Vì sao đặt tên là Huệ Năng?” Hai vị tăng đáp: “Huệ, nghĩa là đem Pháp mà bố thí cho chúng sanh; Năng, nghĩa là đủ sức làm nên Phật sự.”

Kinh Vô Ngã Tướng

Kinh Vô Ngã Tướng
Ðiều cốt yếu là cần phải thấu hiểu rõ ràng và tường tận lý vô ngã, anattā, do Ðức Phật giáo truyền. Trước tiên Ngài đề cập rộng rãi đến Bốn Chân Lý Thâm Diệu (Tứ Diệu Ðế) trong bài kinh Dhammacakka Sutta, Chuyển Pháp Luân. Khi giảng kinh Hemavata Sutta, Ngài nhắc trở lại và dạy rằng "với sự khởi sanh của lục căn (nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý) cũng có một thế gian, một chúng sanh, phát khởi." Rồi Ðức Phật trình bày cặn kẽ và rõ ràng lý thuyết vô ngã trong Anattalakkhaṇa Sutta, Kinh Vô Ngã Tướng.

Pháp bảo Đàn kinh

Pháp bảo Đàn kinh
Đại Sư tên Huệ Năng, cha họ Lư, tên húy là Hành Thao. Người mẹ họ Lý, sanh ra Sư nhằm giờ Tý, ngày mùng tám, tháng hai, năm Mậu Tuất, niên hiệu Trinh Quán thứ 12. Khi ấy, hào quang chiếu sáng lên không trung, mùi hương lạ tỏa lan đầy nhà. Đến tảng sáng, có hai vị tăng lạ mặt đến viếng, nói với người cha rằng: “Khuya nay ông vừa sanh quý tử, chúng tôi đến đây là để đặt tên cho cháu bé. Ông nên đặt trước là chữ Huệ (), sau là chữ Năng ().” Người cha hỏi: “Vì sao đặt tên là Huệ Năng?” Hai vị tăng đáp: “Huệ, nghĩa là đem Pháp mà bố thí cho chúng sanh; Năng, nghĩa là đủ sức làm nên Phật sự.”

Kinh Lăng Già

Kinh Lăng Già
Kinh Lăng Già có ba bản dịch từ Phạn sang Hán: Tống dịch, Ngụy dịch, và Đường dịch. Hiện đang phổ biến lưu thông là bản Tống dịch, dịch giả bản này là người Ấn Độ, đối với Hán văn chưa được thông thạo lắm, nên lời văn đảo qua lộn lại, có chỗ thì trùng lắm quá dư thừa, dẫu cho nhà Nho tinh thông tiếng Hán cũng cảm thấy khó hiểu.  

Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật

Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật
(- HIDDEN -) Kinh Kim Cang là một phẩm trong Kinh Đại Bát Nhã 600 quyển. Kinh này từ đầu đến cuối đều hiển bày nghĩa ba câu, nếu đọc giả thấu suốt được nghĩa ba câu của Kinh này, thì đối với tất cả kinh đại thừa liễu nghĩa đều thấu suốt cả.

Dược sư Lưu Ly Quang Như Lai Bản Nguyện Công Đức Kinh

Dược sư Lưu Ly Quang Như Lai Bản Nguyện Công Đức Kinh
Kinh nói về Công đức Bản nguện của Đức Dược sư Lưu Ly Quang Như Lai; Ðúng thực như thế, chính tôi được nghe: Một thời bấy giờ, Ðức Bạc-già-phạm đi độ các nước, đến thành Quảng Nghiêm, Ngài dừng lại ở dưới cây âm nhạc cùng với tám nghìn vị Ðại Tỳ Kheo, ba vạn sáu nghìn vị Ðại Bồ Tát, và các Quốc Vương, các quan Ðại thần, các Bà la Môn, các thầy Cư sĩ, Thiên, Long, Bát Bộ Nhơn với Phi Nhơn, đông không xiết kể, thảy đều cung kính vây kín xung quanh Ðức Phật thuyết pháp.

Kinh Duy Ma Cật Giảng Luận

Kinh Duy Ma Cật Giảng Luận
Bộ Kinh Duy Ma Cật đã được nhiều người dịch ra Việt Văn, nhưng ít ai giải thích nghĩa bóng lý ẩn của lời Kinh để vạch ra con đường tu giải thoát cho những người còn có bổn phận với gia đình xã hội, chưa đủ duyên lành xuất gia cầu Ðạo; tuy nhiên không phải vì vậy mà họ bị thiệt thòi, chẳng được tu pháp môn thù thắng giác ngộ. 

Kinh Tứ thập nhị chương

Sau khi Ðức Thế-Tôn thành Ðạo, Ngài suy nghĩ rằng: "Xa lìa dục vọng, được sự tịch tịnh, là thù-thắng nhất!" Rồi Ngài trụ trong Ðại Thiền-định mà hàng phục ma đạo. Tại vườn Lộc-dã, Ngài chuyển Pháp-luân Tứ Ðế, độ nhóm năm người của Tôn giả Kiều-Trần-Như đều chứng được Ðạo quả. Lại có thầy Tỳ-khưu bày tỏ các chỗ còn nghi ngờ, cầu Phật dạy bảo sự tiến chỉ. Ðức Thế-Tôn ban giáo sắc khiến ai nấy đều được khai ngộ. Họ cung kính chắp tay vâng lời, tuân thuận sự chỉ dạy của Ðức Thế-Tôn.
© 2005-2011 Chùa Vĩnh Nghiêm.
Biên tập: Đ.Đ. Thích Thanh Phong.
Địa chỉ: 339 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P.7, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (08)3848 3153 Fax: (08)3843 9901
Email: [email protected]
Website: http://www.vinhnghiemvn.com