Tự viện trong nước
Chùa Mía ở Đường Lâm - Sơn Tây
17/12/2008 17:20 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

Chùa Mía có tên chữ là Sùng Nghiêm tự, nằm trên sườn đồi vùng đất cổ Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, tỉnh Hà Tây. Dấu tích xưa của chùa là một ngôi miếu nhỏ...

Chùa Mía có tên chữ là Sùng Nghiêm tự, nằm trên sườn đồi vùng đất cổ Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, tỉnh Hà Tây. Dấu tích xưa của chùa là một ngôi miếu nhỏ, đến đời Đức Long thứ 4 (năm Nhâm Thân 1632) miếu được xây lại thành chùa lớn như hiện nay.



Một góc sân chùa


Các bia đá trong chùa ghi lại sự tích làm chùa cho thấy, chùa do bà Ngô Thị Ngọc Dệu - một người con của vùng đất cổ Đường Lâm cùng cha mẹ và dân làng lập nên. Năm 1750, dân các làng Cam Gia Thịnh, Đông Sàng và Mộng Phụ góp công, góp của xây thêm nhà tiền đường. Năm 1843 xây thêm gác chuông và chuyển nhà thờ Tổ từ phía sau ra bên phải chùa như hiện nay. Trong những năm 1853, 1916, 1928 chùa được sửa chữa và làm thêm thượng điện, tả hữu hành lang.

Từ sau ngày hòa bình lập lại ở miền Bắc (1954), chùa đã được xếp hạng di tích và thường xuyên được trùng tu. Chùa Mía được xây dựng theo kiểu “nội công, ngoại quốc”, phía sau có thêm hậu đường. Từ ngoài vào, tam quan nhà chùa nằm ngay dưới tán cây đa cổ thụ 400 năm tuổi trông rất cổ kính, thâm nghiêm, qua cổng chùa là khoảnh sân được lát gạch thoáng đãng, cây cối xanh mát, không khí trong lành. Qua dãy nhà thờ Tổ là chùa Chính, hậu đường, chùa Hạ, tả hữu hành lang nối liền vào chùa Trong, vây quanh thượng điện, tất cả gồm 27 gian tạo thành một cụm kiến trúc khép kín vừa mang vẻ thanh nghiêm vừa có ánh sáng thiên nhiên vì giữa các gian chùa vẫn có khoảng không cách mái. Chùa Mía hiện còn giữ lại được



Tòa tháp Cửu phẩm liên hoa


nhiều kiến trúc cổ bằng gỗ đã hàng trăm năm tuổi (có từ khi dựng chùa như mái đao, hàng cột...), tất cả đều được chạm khắc long, ly, quy, phượng, hoa lá, cây cỏ, nét chạm trổ cách điệu rất thanh thoát, mềm mại, tinh tế. Chùa có 287 pho tượng, một nửa số đó tạc bằng gỗ, được sơn son thiếp vàng nhưng vẫn toát lên sự sinh động, độc đáo, gần gũi với đời sống và nghệ thuật dân gian, đáng chú ý là những pho tượng Hộ pháp, Kim cương cao hơn hai mét hay tượng 18 vị La Hán với những tư thế, nét mặt rất sinh động ở tả hữu hành lang.

Du khách trong và ngoài nước tìm đến làng cổ Đường Lâm - “miền đất hai vua” không thể không đến chùa Mía để được thảnh thơi trong không gian yên bình và tìm hiểu, thưởng thức những giá trị văn hóa, kiến trúc hiếm có của ngôi chùa. Cũng không ngạc nhiên nếu du khách gặp trong chùa nhiều người đang chăm chú, say mê với các bản vẽ, phác thảo. Đó là các nghệ sĩ hoặc sinh viên kiến trúc, mỹ thuật hàng năm vẫn thường về Đường Lâm, về chùa Mía ghi lại những nét đẹp, những giá trị văn hóa của vùng đất cổ này cũng như tìm cho mình cảm hứng sáng tạo nghệ thuật từ vẻ đẹp của văn hóa truyền thống Việt Nam.

(Theo báo CA TPHCM, 17-12-2005)

» Ảnh đẹp
» Liên kết website
Search
» Từ điển Online
Từ cần tra:
Tra theo từ điển:
» Âm lịch