Tư liệu
Đôi nét về Chùa Vĩnh Nghiêm tại TP.Hồ Chí Minh
11/11/2008 23:55 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

Giới thiệu tổng quát về lịch sử, kiến trúc và nguồn gốc của Tổ Đình Vĩnh Nghiêm.

Chùa Vĩnh Nghiêm tọa lac tại số 339, đương Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phương 7, quận 3, TP. Hồ Chí Minh.



(ảnh: Uyên Đại Hải)

Chùa có diện tích xây cất ước lượng hơn 7.000 m2, trước đây là khu sình lầy bên cạnh rạch sông Thị Nghè cũ, nên phải đổ 40.000m3 đất mới được như hiện nay.

Chùa được khởi công xây dựng vào năm 1964, do kiến trúc sư Nguễn Bá Lăng vẽ kiểu, kỹ sư Bùi Văn Tố thiết kế và do ban kiến thiết miền Vĩnh Nghiêm điều hành thực hiện. Ðược sự đóng góp công đức của chư tôn Hòa Thượng, chư Thượng tọa, Ðại Ðức Tăng, Ni và quý Phật tử nhất là các vị nguyên quán Bắc Việt sống tại miền Nam, năm 1971, 3 công trình cơ bản đã được hoàn thành:

1/ Phật điện; 2/ Bảo tháp; 3/ cơ sở văn hóa xã hội.

Hiện nay Hòa Thượng trụ trì tổ đình Vĩnh Nghiêm đang xin phép để xây cất tiếp 2 công trình còn lại:

- Phương trượng đường (Gồm Tổ đường và Tăng đường).

- Khách đường (gồm Thanh trai đường và các nhà phụ thuộc).

Tổ đình Vĩnh Nghiêm hiện nay không những là nơi chiêm bái cho thiện nam tín nữ Phật tử mà còn là thắng cảnh tham quan của khách du lịch trong cũng như ngoài nước. Ðặc biệt, tổ đình Vĩnh Nghiêm còn là cơ sở của Trường Cơ bản Phật học, Thư viện Phật học Thành Phố Hồ Chí Minh, trú xú của 20 vị Tăng, Ni sinh miền Bắc đang theo học tại Trường Cao cấp Phật học Việt Nam cơ sở 2. Hằng tuần, nơi đây đều có những buổi giảng kinh cũng như thọ Bát quan trai giới để hướng dẫn Phật tử trên con đường tu tập Thánh đạo.

Chùa lấy tên một tổ đình lớn ở miền Bắc - chùa Vĩnh Nghiêm ở xã Ðức La, tổng Trí Yên, phủ Tạng Giang, tỉnh Bắc Giang (nay là Hà Bắc) - từng là trung tâm truyền bá Phật giáo của Thiền phái Trúc Lâm một Thiền phái mang đậm nét dân tộc Việt Nam, đã tổng hợp những dòng thiền trước đó, đã tổ chức Giáo hội đầu tiên trong lịch sử PGVN, là mô hình Giáo hội đầu tiên cho các tổ chức Giáo hội sau này.

Chùa Vĩnh Nghiêm Ðức La được kiến lập từ đời vua Lý Thái Tổ (1010- 1028), kiến trúc thuần túy Á Ðông, và đã được trùng tu nhiều lần. Cảnh trí tôn nghiêm, tráng lệ hiện nay là nhờ lần trùng tu cuối cùng, vào năm Thành Thái nguyên niên (1889), do Hòa Thượng Thích Thanh Hanh đảm trách.

Hằng năm, vào ngày mùng 8-12 Âm Lịch, ngày đức Phật thành đạo, chùa Vĩnh Nghiêm đều tổ chức trọng thể lễ húy nhật Hòa Thượng Thích Thanh Hanh (1838-1936), cố Thiền gia pháp chủ Phật giáo Bắc Việt, được tôn xưng là tổ Vĩnh Nghiêm, vị có công rất lớn trong công cuộc chấn hưng Phật giáo vào những năm đầu thế kỷ 20.

HT.Thích Thanh Kiểm
(Trích TẬP VĂN PHẬT ÐẢN PL.2535-1991, Trang 74)

» Ảnh đẹp
» Liên kết website
Search
» Từ điển Online
Từ cần tra:
Tra theo từ điển:
» Âm lịch