Chùa Vĩnh Nghiêm

Hình ảnh cựu tổng thống Myanmar, cư sĩ Thein Sein xuất gia

Cư sĩ Thein Sein đã trở thành Tăng sĩ Phật giáo Myanmar, và bắt đầu khóa tu 5 ngày tại Tu viện Dhamma Dipati Monastery bên ngoài Pyin Oo Lwin, một địa điểm nằm gần Mandalay ở miền Trung của Myanmar.

Cư sĩ Thein Sein, mới bàn giao chức Tổng thống Myanmar vào thứ Năm tuần trước.

Theo Bộ Truyền thông và Công nghệ Thông tin Myanmar nước này; cựu Tổng thống vừa rời nhiệm sở của Myanmar, cư sĩ Thein Sein đã thế phát xuất gia, mặc áo cà sa tại thiền viện của Ngài Nandamalabhivamsa, viện trưởng Trường đại học Hoằng Dương Phật Giáo Nguyên Thủy Quốc Tế (Int'l Theravada Buddhist Missionary University), Pin Oo Lwin, Mandalay, Myanmar để bắt đầu một khóa tu ngắn.
 
Cư sĩ Thein Sein đã trở thành Tăng sĩ Phật giáo Myanmar, bắt đầu khóa tu 5 ngày tại Tu viện Dhamma Dipati Monastery bên ngoài Pyin Oo Lwin, một địa điểm nằm gần Mandalay ở miền Trung của Myanmar.

Cựu Tổng thống Myanmar không đưa ra lời bình luận cá nhân nào về lựa chọn tạm thời này, nhưng thông báo cho hay ông đã cân nhắc việc này ít nhất bắt đầu từ tháng Giêng năm nay, khi ông tham dự một Hội nghị Phật giáo ở Myanmar.

Theo thông báo của Bộ Truyền thông và Công nghệ Thông tin Myanmar cho biết: "Gần đây, Hòa thượng đáng kính nhất của đất nước, ngài Sitagu, đã hối thúc cựu Tổng thống Thein Seain đi tu khi ông (Thein Sein) tham dự một Hội nghị Phật giáo.
 
Cư sĩ Thein Sein đã nói với Hòa thượng Sitagu rằng ông còn bận với các công việc của một Tổng thống và hứa sẽ đi tu sớm nhất có thể sau khi ông kết thúc nhiệm kỳ Tổng thống."

Gần đây, Hòa thượng đáng kính nhất của đất nước, ngài Sitagu, đã hối thúc cựu Tổng thống Thein Seain đi tu khi ông (Thein Sein) tham dự một Hội nghị Phật giáo.

Hôm thứ Ba, một phóng viên của Ban BBC Miến Điện cho hay việc người dân là phật tử chọn một thời điểm trong đời của mình để xuống tóc đi tu là 'bình thường' theo truyền thống của nước này.

"Đây là một việc làm bình thường và theo truyền thống, bất cứ một người trưởng thành nào theo Phật giáo cũng có thể chọn một thời điểm trong đời của mình để thực hiện việc này.

"Cư sĩ Thein Sein trước đó còn làm Tổng thống, nay ông đã nghỉ và ông đã tìm ra thời gian của mình để làm công việc này," vẫn theo phóng viên của Ban BBC Miến Điện.

Ông Thein Sein, 71 tuổi, một cựu tướng lĩnh, đã đảm nhận vai trò Tổng thống trong một nhiệm kỳ 5 năm vào năm 2011 để lãnh đạo một chính phủ có danh nghĩa dân sự, sau khi phe quân sự chấm dứt một nửa thế kỷ nắm quyền bính toàn bộ.

Tháng 11 năm ngoái, Myanmar lần đầu tiên tổ chức bầu cử tự do sau nhiều thập niên và Đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của bà Aung Sang Suu Kyu đã giành thắng lợi 'long trời lở đất'.

Cư sĩ Htin Kyaw đã được đảng NLD của bà Aung Sang Suu Kyu chọn tiếp quản chiếc ghế Tổng thống Myanmar từ tay Cư sĩ  Thein Sein.

Cư sĩ  Thein Sein tiếp tục lãnh đạo cuộc chuyển giao quyền lực cho tới khi Tổng thống Htin Kyaw, người được bà Suu Kyi lựa chọn, lên nắm chiếc ghế quyền lực này vào hôm thứ năm tuần trước.

Nữ Cư sĩ Suu Kyu đã đảm nhận các vị trí đặc biệt trong tân chính phủ dân sự, do bà không được phép làm Tổng thống với lý do có con cái có quốc tịch nước ngoài, theo Hiến pháp hiện hành của Myanmar.
 
Tại Hội nghị Hòa bình Tôn giáo Thế giới tại Học viện Quốc tế Sitagu, Myaanmar, Cư sĩ Thein Sein, Tổng thống Myanmar trân trọng tiếp đón hàng trăm Đại biểu Phật giáo khắp nơi trên thế giới về dự lễ khai mạc Hội nghị Hòa bình Tôn giáo Thế giới tại thành phố Sagaing, Tổng thống Myanmar kêu gọi các nhà lãnh đạo đoàn kết lên án chủ nghĩa cực đoan càng ngày gia tăng khi đối mặt với phân cực Tôn giáo.

Trong những gì có thể đóng góp cho tiếng nói chung của Tôn giáo Dân tộc, và một trong những lần phát biểu cuối cùng của ông, bài phát biểu công khai của Nhiệm kỳ của ông kết thúc vào cuối tháng 03/2016, cư sĩ Thein Sein, Tổng thống Myanmar cho biết: “Tôi rất hoan hỷ và thúc giục các nhà lãnh đạo Tôn giáo trên thế giới, các nhà lãnh đạo Chính trị và các nhà lãnh đạo Quốc gia trên thế giới, đồng tham gia góp phần hướng dẫn tín đồ tôn giáo tránh xa chủ nghĩa cực đoan”.

 
 
 
 
 

(PGVN)


© 2005 -2024  Chùa Vĩnh Nghiêm | Homepage