Chùa Vĩnh Nghiêm

Duy Thức Học và Dòng Cảm Biến Tâm Thức
Thiên Hạnh

Học Duy Thức Học để vận dụng thực hành là tôn chỉ hàng đầu cuả người tu Phật. Trên cơ sở những yếu lý trong Duy Thức Học, quán chiếu sự vận hành, những quy luật biến hóa của Thức, giản trạch và chuyên nhất vào sự thực hành, gạn đục khơi trong; nếu không sẽ quay cuồng trong sự tạo tác( sanh y) và sự giải thoát sẽ khó có được trong tầm tay.


Khi nói: “ Tam giới duy tâm, vạn pháp duy thức” tức chúng ta đang đề cập tính chi phối áp đặt chủ quan cuả thức lên đối cảnh. Thực tế, cơ chế vận hành của thức nhập nhằng và vô cùng linh hoạt. Ảnh tượng để có cảm nhận của chủ thể vốn bị chi phối bởi nhiều nguồn tác động và năng lực mạnh yếu của mỗi yếu tố: duyên, căn, trần, thức, sự tư lượng, quá trình tồn lưu, v.v…
 
  Phải xác định tính cần thiết của những thông tin có được từ “bộ lọc_thức” đối với đời sống con người. Nó góp vào sự tự điều chỉnh cuả cơ thể, tạo ra những phản ứng tích cực làm nền tảng cho sự tồn tại một cá thể sống. Chẳng hạn, khi độ ẩm không khí tăng gây cảm giác nóng bức( do sự thoát hơi nước qua da bị hạn chế đưa đến thân nhiệt khó thoát ra ngoài ), cảm giác về nhiệt độ lúc đó gọi là nhiệt độ cảm biến( không phải nhiệt độ thực). Sự tư lượng lúc đó là tợ tỷ lượng ; sự cảm thọ nghiêng về khổ thọ (thuộc thân căn), từ đó phát sanh ý thức vượt thoát khỏi trạng thái hiện tại.
 
  Sự đa mang trong thế giới nhận thức của chủ thể được thể hiện dưới dạng phán đoán ( discrimination) và nhận thức( comprehension). Đi từ hình thái tánh cảnh (thế giới như chính nó) mà có đới chất cảnh ( thế giới được phản ánh từ cơ sở ban đầu) và độc ảnh cảnh ( ảnh tượng tái hiện độc lập). Nếu một khi những phán đoán nhận thức xa rời thực tại ( mộng trung ý thức) lại có duyên tồn tại đồng hành và chi phối phần lớn thời gian sống, sinh hoạt của chủ thể, gây ra những hiệu ứng thiêú cơ sở thực tế trong ý niệm, ngôn ngữ, hành vi, dẫn đến sự lạc chuẩn của chủ thể, chúng ta sẽ có hiện tượng bệnh lý_bệnh hoang tưởng ( một hình thái của vô minh ).
 
  Để đánh giá về các vấn đề : con người, xã hội, tự nhiên,v.v…chủ thể buộc phải vận dụng những kỹ năng tiếp cận. Ý thức lúc đó lập tức nhận được sự tiếp ứng đối chiếu từ các chủng tử ( thiện_ác_vô ký) câu sanh( từ tàng thức)đồng giao thoa với tâm thái hiện tại : tiếp cận( xúc), phát khởi( tác ý), lãnh hội( thọ), ký ức( tưởng), suy ngẫm(). Năm Biến hành thẩm thấu lan truyền đồng thời tẩm nhuộm màu sắc lên sự tái cấu trúc đối cảnh. Sự kết luận sau đó( tam lượng) và nuôi dưỡng ( tam cảnh) đưa chủ thể nhận thức vào những cách hành xử hay tri kiến tương ứng, vậy mới có quan điểm và chủ trương; chính kiến và đối sách,v.v…Nếu sự nhận thức bị khúc xạ bởi các yếu tố xúc tác là các phiền não sẽ gây hiệu ứng méo mó trong nhận thức và hành xử(Yêu nhau câu sáu bửa ba, ghét nhau cau sáu bửa ra làm mười! )
 
  Học Duy Thức Học để vận dụng thực hành là tôn chỉ hàng đầu cuả người tu Phật. Trên cơ sở những yếu lý trong Duy Thức Học, quán chiếu sự vận hành, những quy luật biến hóa của Thức, giản trạch và chuyên nhất vào sự thực hành, gạn đục khơi trong; nếu không sẽ quay cuồng trong sự tạo tác( sanh y) và sự giải thoát sẽ khó có được trong tầm tay.
 
  Lộ trình tịnh hóa Thức( bạch tịnh Thức) không dừng lại ở kiến văn mà phải thông qua sự thực hành các pháp môn_trên cơ sở Pháp Tướng Tông là quán Duy Thức Tướng để nhập Duy Thức Tánh. Khi có cái nhìn( nhận thức phán đoán, đánh giá, kết luận,…)muôn pháp như chúng đang tồn tại, thức trở nên không còn vẩn đục_thấu triệt( Thanh Tịnh Đạo luận gọi là An chỉ tốc hành tâm( Appanà-javanam), ngay đây thức chính là trí_cảnh giới an lạc tịch tịnh.


© 2005 -2024  Chùa Vĩnh Nghiêm | Homepage