Chùa Vĩnh Nghiêm

Trân Quý Phật Giáo Như Đất Nước Thái Lan

Thái Lan là một quốc gia nơi có hơn 90 % dân số xác nhận mình là thuộc Phật giáo. Bên cạnh Phật giáo còn có Ấn độ giáo, Xích (Sihk) giáo (kết hợp nguyên lý Ấn giáo và Hồi giáo) và Công giáo bên trong với sự phân chia bốn nhóm đạo Tin Lành, nó được công nhận bởi chính phủ.


phat-giao-tha-lan

Với việc đăng ký và công nhận của chính phủ mang đến nhiều lợi ích, chẳng hạn như có quyền sử dụng các khoản trợ cấp nhà nước, tình trạng miễn thuế, và phân bố ưu đãi cho việc thị thực cư trú đối với cán bộ tổ chức.

Ngoài ra, chính phủ còn chu cấp nhiều nguồn tài chính cho những ngôi chùa nơi là những cơ sở giáo dục từ thiện; trợ cấp tiền đều đặn cho những tăng sĩ Phật giáo thâm niên (lớn tuổi và có đạo hạnh) và những giáo sĩ Hồi giáo và trợ cấp luôn việc chăm sóc du lịch và sức khoẻ của họ. Chính phủ còn chu cấp tiền cho việc nâng cấp và sữa chữa chùa và nhiều ngôi đền Hồi giáo. Mặc khác, tư tưởng Phật giáo còn là một tôn giáo có ưu thế rất lớn. Nhà nước đối đãi với các cơ sở từ thiện tôn giáo một cách bình đẳng và như nhau.

Điều đáng sợ nhất có thể nhận ra là khi một tôn giáo có tầm ảnh hưởng lớn lại là quốc giáo, trong khi bản thân những giáo thuyết được công nhận và thay thế luôn những luật định xã hội và sau đó nó lan xúc tu (cành nhánh) của mình (tôn giáo) và đặt sự thống trị chặt chẽ vào những cơ cấu xã hội là toàn xã hội của riêng mình, điều hành và chỉnh đốn những giá trị luân lý đạo đức và việc đưa ra hình phạt mà không hề quan tâm đến việc nó có ảnh hưởng đến những thành phần không có niềm tin vào nó.

Lời Phật dạy không giống với bất kỳ tôn giáo nào khác. Nó đã tác động đến những người đi theo mình để làm tốt và đúng với những chuẩn mực luân lý đạo đức theo cách mà giáo lý biểu hiện. Trong thời gian qua, ở những quốc gia khác, nhiều quy luật và giáo thuyết Phật giáo đã được thể hiện và sát nhập chặt chẽ vào những luật định xã hội dân tộc và trở thành những quy luật riêng của họ.

Có thể đạo Phật có những giới luật và cách giải thích về những gì đúng hoặc sai. Nhưng nó là một tôn giáo chưa bao giờ ủng hộ việc đưa ra bất cứ hình thức trừng phạt nào, dùng bạo lực hay nếu không, thì chỉ quan tâm đến những người tin và bỏ mặc những người không tin. Nó tuỳ thuộc vào nghiệp của mỗi người và tác động của luật nhân quả hay chính bản thân những quy luật xã hội cho những hình phạt được có hiệu lực.

Có những bài viết cứ nhắc đi nhắc lại việc nếu Phật giáo được giữ gìn như là quốc giáo ” một sự chuyển biến mà ở đó sẽ gây ra nhiều tổn hại hơn là lợi ích và có thể góp phần gây ra nhiều sự bất hoà giữa các tôn giáo trong đất nước.

phat-giao-thai-lan

Làm ơn nói với chúng tôi, sự phát triển của Phật giáo gây ra nhiều tổn hại và gieo rắc sự bất hoà tôn giáo ở Thái Lan như thế nào? Nếu Phật giáo được công nhận là hình tượng quốc giáo thì tình hình ở các nước phía nam có thể chịu điều tồi tệ sao? Việc trân giữ Phật giáo là Quốc giáo gây ra hiềm khích và gieo rắc sự bất hoà như thế nào khi mà sự tuyên bố chính Phật giáo sẽ không xâm phạm đến những quyền lợi hay chi phối đời sống riêng tư của bất kỳ ai?

Lưu ý rằng, mặc dù Phật giáo là tôn giáo chiếm ưu thế và độc quyền tại Thái Lan, nhưng bản thân những giáo thuyết của nó không ủng hộ việc áp đặt những nguyên lý; cũng không đòi hỏi những người tin theo phải xem thường những niềm tin của người khác

Cho dù, có nhiều mối lo ngại rằng, trong tương lai tình hình Phật giáo như vậy có thể phát triển và biện pháp bảo vệ trong hiến pháp nhà nước có thể được đưa ra để chắc chắn rằng những hạn chế và mọi sự ngăn cấm không áp đặt lên những tôn giáo khác

Mà cũng không nên có bất cứ sự lo ngại nào bởi, quyền hành xã hội sẽ chịu sự ảnh hưởng hoặc chi phối quyền hành tôn giáo như việc mong đợi trong một nhà nước thuộc Hồi giáo. Bây giờ, tư tưởng xã hội ở Thái cho phép quyền hành chính phủ can thiệp vào tôn giáo. Tuy nhiên, tôn giáo thì không có bất kỳ quyền hạn nào xen vào những vấn đề của nhà nước. Sự phân chia giữa nhà nước và tôn giáo chỉ là về một phía. Nhà nước có thể can thiệp vào tôn giáo để cản trở và kìm hãm nó, điều này có thể thấy được trong việc bổ nhiệm một vị giáo trưởng tối cao. Điều này cũng có thể giúp cho tôn giáo, tuy nhiên mục đích cuối cùng là duy trì kiểm soát tôn giáo. Còn lại, toàn bộ hệ thống tôn giáo vẫn duy trì đúng vị trí.

Mối quan hệ giữa Phật giáo và chính phủ Thái là như thế, một mặt tính hợp pháp của chính phủ phải được cũng cố thông qua sự công nhận của nó từ phía quyền hành của tôn giáo. Mặt khác, sự tồn tại của tôn giáo phụ thuộc vào sự bảo trợ từ quyền hành xã hội. Đó là hiện trạng gắn kết nhịp nhàng trong đất nước Thái Lan. Điều này không giống như hệ thống cộng sản nơi mà chính bản thân tôn giáo bị chinh phục để hỗ trợ những vị trí bên trong duy trì trong hoàn cảnh tốt nhất. Với những người cộng sản, tôn giáo chỉ là những công cụ cho quyền hành để sử dụng để đạt lấy những mục tiêu mong muốn của họ. Trong viễn cảnh rơi vào trường hợp tồi tệ nhất, tôn giáo có thể bị bỏ quên hoàn toàn.

Điều này có thể thấy được ở Campuchia, trong suốt triều đại cai trị của Pol Pot. Sự thống trị của họ vào thời gian đầu, có khoảng 40 ngàn tăng sĩ. Vào thời điểm suy tàn của họ, chỉ có khoảng 3000 trong số 40 ngàn là còn sống. Sau đó, Phật giáo đã bắt đầu vỡ vụn,  toàn bộ hoàn cảnh lúc bấy giờ chỉ là sự vô nghĩa, khi mà họ cho phép những nhà truyền giáo của Thiên chúa giáo di chuyển vào đất nước với đầy đủ quyền hành trong việc chuyển đổi người dân theo tín ngưỡng của họ.

Tuy nhiên, muốn duy trì và phát triển Quốc giáo ở Thái Lan, một điều nên chắc chắn rằng những niềm tin tôn giáo khác phải được bảo vệ, mặt khác cũng nên ngăn chặn những tôn giáo khác cũng như những Phật tử thực hiện những hành động khiến ai từ bỏ tín ngưỡng hoặc tôn giáo của họ để theo một tín ngưỡng hoặc tôn giáo khác. Tư tưởng đất nước Thái đã và đang giới hạn một lượng những nhà truyền giáo của những tôn giáo khác theo cải đạo trong đất nước. Điều này không phải cố gắng ép buộc, ngăn chặn hoặc cấm các nhà truyền giáo giảng thuyết mà chỉ là không chấp thuận việc thực hiện các hoạt động cải đạo của họ đến với người Thái. Đây là một phạm vi uy quyền của Thái thật sự nên noi theo.

Nếu Phật giáo được công nhận Quốc giáo,  thay đổi phải được thực hiện để cơ cấu Hội đồng Tăng tối cao hiện nay, phải làm cho nó toàn diện hơn với những sự bổ nhiệm không chỉ dựa trên thâm niên và cấp bậc. Hơn nữa, quyền hành cũng có thể được giao cho Hội đồng này trong việc quản lý những tranh cãi liên quan đến các giáo phái phát sinh hoặc bao gồm luôn các vấn đề giáo lý và sự trừng phạt các nhà sư bướng bỉnh.

Thái Lan áp dụng nhất nguyên tôn giáo (monoculturalism). Không có sự cần thiết cho những niềm tin mang tính đa dạng tôn giáo trong đất nước. Bởi sự đa dạng của những niềm tin tôn giáo chỉ đưa xã hội đến với những vấn đề bất cập. Điều này có thể thấy được ở miền Nam Thái Lan. Việc trân giữ Phật giáo là Quốc giáo như hiến pháp của Thái Lan cũng sẽ gửi đi một thông điệp tuyệt vời đến với các tôn giáo khác, ở nơi mà chúng đại diện cho mối quan hệ giữa Phật giáo ở Thái Lan.


Diệu Ánh  (Dịch từ Aik Theng Chong – Buddhistchannel.tv)


© 2005 -2024  Chùa Vĩnh Nghiêm | Homepage